Bộ Phận ăn Lương Cao Nhất Ngân Hàng: Vào đã Khó, Tồn Tại được ...
Có thể bạn quan tâm
Lãnh đạo nhiều ngân hàng xác nhận, trong các bộ phận của ngân hàng thì làm trong Khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ là có thu nhập cao hơn cả, ít nhất là gấp rưỡi đến gấp đôi so với các bộ phận khác. Tuy nhiên, ngoài những yêu cầu khắt khe ở đầu vào thì muốn tồn tại được ở đây, người lao động cũng cần phải có những tố chất khá đặc biệt.
Bản lĩnh và nhạy cảm với thị trường
Kinh doanh ngoại hối là lĩnh vực rất phức tạp, thường xuyên phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro từ sự biến động của thị trường. Chẳng thế mà dù mức lương được trả cao hơn hẳn các vị trí khác song không phải ai cũng có thể đảm đương được.
Theo Phó tổng giám đốc phụ trách về kinh doanh ngoại tệ của một ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết trên sàn chứng khoán, có 3 tố chất đòi hỏi ở một người làm về ngoại hối đó là am hiểu sâu thị trường tài chính; nhạy cảm với diễn biến của thị trường; và đặc biệt phải có bản lĩnh.
Ông phân tích, một người nếu có kiến thức, có am hiểu kinh tế mà không nhận biết, không dự báo được các diễn tiến của thị trường thì không thể kinh doanh treasury. Còn người có nhạy cảm với thị trường, nếu không có bản lĩnh thì cũng không thể đưa ra các quyết định mua bán kịp thời trong thị trường vốn biến động theo từng giây như vậy.
Bổ sung thêm cho nhận định này, một “sao” của ngân hàng B. trong năm ngoái vừa kiếm được lợi nhuận tới 40 tỷ đồng về cho ngân hàng, cũng thừa nhận, người làm treasury đầu tiên là phải thật am tường về kinh tế vĩ mô, phải biết đánh giá, dự báo tốt về chính sách để có thể đưa ra quyết định nên chuyển dòng tiền vào ngoại hối, vào vàng hay trái phiếu chính phủ...một cách hợp lý nhất.
Bên cạnh đó, người đầu tư cũng nhất thiết phải có cảm giác về tâm lý thị trường, để nhận ra thị trường "đang lên xuống thực sự, hay đang bị đánh lên để xả hàng, đánh xuống để gom hàng”...
Thanh lọc nhân sự khắc nghiệt
Bởi công việc trong khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi những tố chất đặc biệt nên sự thanh lọc về nhân sự cũng diễn ra một cách hết sức khắc nghiệt.
Theo tìm hiểu của người viết, nếu ở các bộ phận khác, thường có ít nhất 3 tháng đến nửa năm mới có thể đánh giá được người lao động có phù hợp với vị trí mà anh ta đang ngồi hay không, còn ở bộ phận treasury thì đôi khi chỉ cần chưa đến 1 tháng.
Tại các ban kinh doanh nguồn vốn của ngân hàng, mỗi người đều được giao những chỉ tiêu nhất định. Nếu vài lần kinh doanh mà để thua lỗ nhiều thì ngân hàng buộc phải cho nghỉ việc. Ở cấp quản lý, để thua lỗ nhiều cũng bị “out” trong trường hợp làm đúng theo quy định, còn nếu điều tra ra làm sai thì có thể chịu trách nhiệm lớn hơn, thậm chí cả trách nhiệm hình sự.
Song cũng có một thực tế là, vì những người làm được ở khối kinh doanh vốn không nhiều, nên sự luân chuyển người lao động từ ngân hàng này sang ngân hàng kia xảy ra khá thường xuyên.
Trong ngân hàng, làm ở bộ phận nào để có lương cao và dễ được thưởng nhất?Từ khóa » F.o Treasury Là Gì
-
Hỏi Về Bộ Phận Nghiệp Vụ Treasury ? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Khối Nguồn Vốn Họ Làm Gì? - Hedge Academy
-
Treasury Là Gì? Khám Phá Từ Ngữ Chuyên Ngành Liên Quan đến ...
-
Treasury Backoffice | U&Bank - Cộng đồng Ngân Hàng
-
Treasury Department Là Gì? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
-
Treasury Trong Ngân Hàng Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
-
Treasury Bill Là Gì? Cùng Tìm Hiểu Chi Tiết Về Treasury Bill
-
Tín Phiếu Kho Bạc Là Gì? Tìm Hiểu Kiến Thức Về Treasury Bill?
-
NAM A BANK – “NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG TREASURY TỐT NHẤT ...
-
Treasury Là Gì - Đây Là Một Thuật Ngữ Kinh Tế Tài Chính
-
Cổ Phiếu Quỹ Là Gì? Đặc điểm, Quy định Mua Bán Cổ Phiếu Quỹ | Timo
-
Tuyển Treasury Officer - Công Ty CP Chứng Khoán SSI - TopCV
-
Bộ Trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Treasury Trong Ngân Hàng Là Gì