Bỏ Phố Hay Bỏ Quê? - .vn

Gần đây có nhiều hội nhóm trên mạng xã hội được thành lập với mong muốn chia sẻ cuộc sống "Bỏ phố về quê" đang được rất nhiều người quan tâm

"Bỏ phố về quê"

Thấy nhiều người nói việc "bỏ phố về quê" mặc dù trước đó hầu hết đều bỏ quê lên phố, nhưng theo mình thì không bỏ đâu cả, mà có cả 2 càng tốt.

Trước đây người ta bỏ quê lên phố, tìm về phố là vì việc làm, học tập, giáo dục, y tế... tóm lại mong có cuộc sống tốt hơn, tìm nhiều cơ hội phát triển hơn. Vì thế trước đây là cuộc di dân đến các thành phố lớn của giới trẻ nhiều vùng quê chỉ còn lại người già và trẻ con, thậm trí nhiều tỉnh còn tăng dân số âm ( đẻ được bao nhiêu thanh niên bỏ đi xứ hết) nhưng trong đại dịch vừa qua thì ngược lại, có biến cố lớn người dân di cư ngược lại về nông thôn để tìm đường sống. Mọi người chắc cũng rõ ở một đất nước phát triển thì con người và công nghệ rất quan trọng.

Xu hướng bỏ phố về quê

Xu hướng bỏ phố về quê, cũng có cả chục năm trước khi người giàu ở phố tìm về ký ức: bên bờ ao, ngồi nhậu thiên nhiên, chăn trâu, cũng như xu hướng sạch. Và cũng trong thập kỷ qua sự "phân chia" phát triển kinh tế đã về nhiều hơn các tỉnh lẻ, giờ đây nhiều đô thị phát triển về gần hơn các vùng quê với nhiều tiện ích, và đặc biệt là việc làm... thì ở quê có khi lại tốt hơn ở phố.

Hầu hết chúng ta đều có quê, nếu trong quá trình phát triển mà chúng ta không "bán đất" thì ai cũng có quê để về, nhưng hầu hết người ở quê đều không thể mua nhà phố. Ở các nước phát triển khi giàu người ta vẫn giữ phố và quê, có những thứ ở phố không có chỉ có ở quê, và ngược lại, ngoài ra một nhóm ở phố không trụ lại được thì cũng tìm về quê.

Xu hướng bỏ phố về quê Chỉ có một xu hướng rất rõ ràng là về quê làm nông nghiệp chuyên nghiệp: sạch, quy mô, chuyên nghiệp, để phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Nếu muốn thì tìm lý do: lên thành phố để tìm cuộc sống tốt hơn, có cơ hội phát triển về quê để tìm lại lý ức, thanh bình, sạch hơn. Ai cũng đúng, Như vậy nếu tốt nhất thì vừa có ở phố về quê, chứ đừng bỏ bên nào hết.

Lựa chọn hạnh phúc

Nhiều khi mình quên mất là ngoài tiền, chúng ta còn CÓ nhiều thứ lắm: sức khỏe, môi trường sống trong lành, cuộc sống an yên, tâm hồn thanh thản,... Và để CÓ được cái này thì nhiều khi mình phải BUÔNG những cái khác! Người nhiều tiền, họ có khả năng đầu tư nhiều hơn so với người ít tiền. Nhưng người nhiều tiền chưa hẳn họ sẽ BUÔNG được khi về rừng, nếu vẫn tham, ôm đồm nhiều thì có khi lại khổ hơn. Ngược lại một người ít tiền nhưng họ BUÔNG được sự bon chen, bỏ đi sự tham cầu quá lớn, thì về rừng sẽ là môi trường tuyệt vời để họ sống cuộc đời an yên.

 bỏ phố về quê

Nếu đem ra so sánh, thì một cuộc sống “nghèo” ở thành phố chưa chắc đã sướng hơn một cuộc sống “nghèo” ở nông thôn. Và một so sánh có thể nhiều người nói là vô lý, nhưng đâu phải là không đúng: người có 1 tỷ chắc chắn sẽ hạnh phúc hơn người không có đồng nào. Nhưng người có 100tỷ chưa chắc đã hạnh phúc hơn người có 1 tỷ. Bởi vì khi nhu cầu cơ bản được đáp ứng, thì chúng ta biết đủ, là hạnh phúc. Còn anh kia đã có 100 tỷ rồi mà cứ luôn đau đầu nhức óc tìm mọi cách để sở hữu thêm 100 tỷ nữa, rồi 100 tỷ nữa.... không để tâm một phút bình lặng an yên, thì có gọi là hạnh phúc không.

Vì vậy, chỉ dựa vào tiền mà cho rằng một người CÓ hay không CÓ thì mình cho là hơi thiển cận. Vì ngoài tiền thì mỗi chúng ta còn CÓ nhiều thứ lắm. Quan trọng là chúng ta cảm thấy thứ gì là quý đối với mình. Bản thân mình thấy có nhiều bạn bè ở quê, họ không có chục tỷ này chục tỷ kia nhưng cuộc sống của họ vẫn thanh bình, không hối hả vội vàng, bon chen, toan tính... Tâm hồn họ an yên. Như vậy không phải họ đang CÓ đó sao?

Mong muốn của mình: Không bỏ phố cũng không bỏ quê.

Từ khóa » Cuộc Sống Bỏ Phố Về Quê