Bổ Sung đồng Cho Cơ Thể An Toàn, Hiệu Quả

Đồng là khoáng chất vi lượng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Để đạt được những lợi ích này bạn cần phải bổ sung đúng cách. Vậy cách bổ sung đồng như thế nào để an toàn và hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau

Đồng đóng một vai trò trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì các tế bào thần kinh và hệ thống miễn dịch. Chính vì thế, nó nên được bổ sung đúng cách để đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của cơ thể. Có nhiều cách bổ sung đồng khác nhau như thông qua thực phẩm, thuốc hoặc thực phẩm chức năng.

1Hàm lượng khuyến nghị của đồng đối với cơ thể

Lượng đồng bổ sung hàng ngày cho cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính

Lượng đồng bổ sung hàng ngày cho cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính

Nhiều loại thực phẩm động vật và thực vật có chứa đồng, và chế độ ăn uống trung bình của con người cung cấp khoảng 1.400 mcg/ngày đối với nam giới1.100 mcg/ngày đối với phụ nữ, được hấp thụ chủ yếu ở phần trên ruột non . Gần 2/3 lượng đồng của cơ thể nằm trong khung xương và cơ. Chỉ một lượng nhỏ đồng thường được lưu trữ trong cơ thể, và người trưởng thành trung bình có tổng hàm lượng đồng trong cơ thể là 50–120 mg.

Lượng khuyến nghị hàng ngày (RDA) của đồng được tính dựa trên tuổi và giới tính:

Tuổi Nam Nữ Phụ nữ mang thai và cho con bú
Sơ sinh đến 6 tháng* 200 mcg 200 mcg
7-12 tháng * 200 mcg 200 mcg
1 - 3 tuổi 340 mcg 340 mcg
4 - 8 tuổi 440 mcg 440 mcg
9 - 13 tuổi 700 mcg 700 mcg
14 - 18 tuổi 890 mcg 890 mcg 1.000 mcg
19 tuổi trở lên 900 mcg 900 mcg 1.300 mcg

* Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lượng đồng hằng ngày sẽ được tính theo lượng hấp thụ đầy đủ (AI)

2Lưu ý khi bổ sung đồng cho cơ thể

Bổ sung đồng hơn 10 mg một ngày có thể gây nôn mửa

Bổ sung đồng hơn 10 mg một ngày có thể gây nôn mửa

Bạn có thể bổ sung đồng từ thực phẩm hoặc thuốc bổ sung dạng viên. Bạn cũng có thể nhận đồng qua đường tĩnh mạch. Lưu ý rằng không nên uống đồng và kẽm cùng một lúc, bạn nên uống các loại thực phẩm bổ sung này cách nhau ít nhất 2 giờ.

Hoặc hấp thụ nhiều kẽm (150 mg một ngày hoặc cao hơn) và vitamin C (trên 1.500 mg một ngày) có thể gây ra tình trạng thiếu đồng bằng cách cạnh tranh với đồng để có thể hấp thụ trong ruột.

Thiếu hụt đồng sẽ gây ra ngứa ran, tê, mệt mỏi, thiếu máu, mất thị lực. Tuy nhiên, hầu hết mọi người nhận đủ đồng từ chế độ ăn uống của họ. Nhưng nếu bạn có một trong những tình trạng sau, bạn có thể cần bổ sung đồng, bệnh celiac, bệnh xơ nang, bệnh Crohn, hội chứng menkes, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, trẻ sinh non, khi uống bổ sung kẽm

Bổ sung quá nhiều đồng, cụ thể là bổ sung hơn 10.000 mcg (tương đương 10 mg) một ngày có thể gây độc cho cơ thể. Triệu chứng của nó bao gồm: nôn mửa, bệnh tiêu chảy, vàng da, đau cơ, tổn thương gan, tổn thương thần kinh, suy tim, suy thận, tử vong.

3Các nguồn bổ sung đồng cho cơ thể

Bạn có thể nhận đủ lượng đồng từ thức ăn

Bạn có thể nhận đủ lượng đồng từ thức ăn

Bạn có thể nhận đủ lượng đồng từ thức ăn, hoặc có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng chúng. Dưới đây là một số thực phẩm có thể cung cấp lượng đồng cho cơ thể.

- Các loại thịt

- Hải sản

- Khoai tây

- Các loại đậu

- Rau xanh

- Các loại ngũ cốc

- Hạt hướng dương

Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về đồng cũng như là cách bổ sung đồng sao cho an toàn, hợp lý và những lưu ý khi bổ sung đồng. Hãy đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đủ lượng đồng cần thiết cho cơ thể được hoạt động một cách tốt nhất.

Nguồn: Healthline Medical News Today NIH

Có thể bạn quan tâm

>>>>>> Đồng là gì? Công dụng của đồng đối với sức khỏe

>>>>>> Thực phẩm giúp bổ sung đồng cho cơ thể

Từ khoá: đồng khoáng chất chất vi lượng vi chất

Từ khóa » Bó Sung