Bổ Sung Sắt Và Acid Folic Như Thế Nào Mới đúng Cách?
Có thể bạn quan tâm
1. Sắt và acid folic thường được bác sĩ chỉ định để phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt hoặc folate trong máu, hoặc các vấn đề khác theo tư vấn của bác sĩ.
2. Lưu ý là không được sử dụng sắt và acid folic nếu:
· Bạn bị dị ứng với thành phần sắt và/hoặc acid folic
· Bạn bị thiếu máu ác tính hoặc thiếu máu tán huyết
· Bạn gặp vấn đề về trao đổi chất sắt (chẳng hạn bị dư sắt, bị rối loạn hấp thụ sắt )
3. Ngoài ra, sắt và acid folic có tác dụng tốt lên cơ thể bạn hay không phụ thuộc vào một số điều kiện nhất định, do đó trước khi bổ sung cần cho bác sĩ biết nếu bạn:
· đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác
· bị dị ứng với bất cứ loại thuốc hay thực phẩm nào
· nếu dạ dày hay ruột bạn có vấn đề (ví dụ viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày tá trang…)
· nếu bạn từng được truyền máu hoặc bị thiếu máu
4. Để bổ sung sắt và acid folic hiệu quả nhất:
· Bổ sung đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
· Kiểm tra kỹ xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng trên vỏ hộp thuốc.
· Sắt và axit folic được hấp thụ tốt hơn khi bụng đói, nhưng nếu bạn bị đau dạ dày thì cũng có thể dùng sau khi ăn nhẹ.
· Không uống sắt và acid folic trong vòng 1-2 giờ sau khi dùng các thuốc kháng acid, sau khi ăn trứng, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hoặc ngũ cốc, sữa, sản phẩm từ sữa, trà, cà phê.
· Tốt nhất uống thuốc cùng với nước lọc.
· Cố gắng không đi nằm trong vòng 30 phút sau khi uống sắt và acid folic.
· Nếu bạn lỡ quên uống một liều thì cố gắng uống càng sớm càng tốt. Nhưng nếu lúc nhớ ra mà lại đến liều kế tiếp thì cứ bỏ qua liều đã quên và bắt đầu lại từ liều kế tiếp. Không nên dùng 2 liều cùng một lúc hoặc quá sát nhau.
Chú ý: bổ sung thuốc Elevit trong quá trình mang thai là rất tốt vì thuốc Elevit chứa hàm lượng sắt và Acid Folic vừa đủ cho cơ thế và nguồn gốc, xuất xứ rất đáng tin cậy (thuốc Elevit do tập đoàn dược Bayer sản xuất)
5. Một số thông tin an toàn quan trọng khác:
· Giữ thuốc tránh xa tầm với của trẻ em.
· Không uống vượt liều khuyến cáo nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.
6. Tác dụng phụ của sắt và acid folic:
Tất cả các loại thuốc đều có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng nhiều người không có hoặc, ít phản ứng phụ. Một số phản ứng phụ bạn có thể gặp phải: táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, ăn mất ngon, đau bụng, buồn nôn.
Tạm ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ ngay nếu có tác dụng phụ nặng xảy ra như: phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng/ mặt/ môi hoặc lưỡi, phân màu đen như hắc ín, có máu trong phân, sốt cao, nôn nặng hay đau dạ dày kéo dài.
Lưu ý Bảo quản sắt và acid folic tốt nhất ở nhiệt độ 15 -30 độ C, tránh nơi nóng, ẩm, có nắng.
Từ khóa » Bổ Sung Axit Folic Như Thế Nào
-
Hướng Dẫn Bổ Sung Vitamin Tổng Hợp Và Acid Folic Cho Người ...
-
Hướng Dẫn Bổ Sung Axit Folic đúng Cách, Hiệu Quả - YouMed
-
Mẹ đã Biết Cách Bổ Sung Axit Folic Trước Khi Mang Thai để Ngăn Ngừa ...
-
Tìm Hiểu Về Axit Folic Cho Bà Bầu Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả - Medlatec
-
Liều Dùng, Cách Dùng Acid Folic (vitamin B9) - Nhà Thuốc An Khang
-
Bổ Sung Acid Folic Cho Bà Bầu để Phòng Dị Tật Cho Con
-
Khi Nào Cần Bổ Sung Axít Folic? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Mẹ Bầu Nên Uống Axit Folic Vào Thời điểm Nào Trong Ngày - Sắt
-
Uống Acid Folic đúng Cách Như Thế Nào?
-
Bổ Sung Axit Folic Cho Bà Bầu Trong 3 Tháng đầu Bao Nhiêu Là đủ
-
Acid Folic Là Gì? Vì Sao Bổ Sung Acid Folic Cho Bà Bầu Rất Quan Trọng!
-
Bổ Sung Axit Folic Cho Bà Bầu: 3 Lưu ý Quan Trọng Không được Bỏ Qua
-
Bà Bầu Nên Bổ Sung Axit Folic Như Thế Nào để Có Thai Kỳ Khỏe Mạnh?
-
Phụ Nữ Mang Thai Cần Bao Nhiêu Axit Folic Mỗi Ngày?