Liều Dùng, Cách Dùng Acid Folic (vitamin B9) - Nhà Thuốc An Khang
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Vitamin B9: Liều dùng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng
Dược sĩ Nguyễn Minh Quý
Chuyên khoa: Dược
Dược sĩ Nguyễn Minh Quý, chuyên khoa Dược lâm sàng tại bệnh viện đa khoa Gia Lâm. Hiện là dược sĩ thẩm định các bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Vitamin B9 (acid folic) đóng vai trò quan trọng trong sản xuất tế bào hồng cầu và một số lợi ích sức khỏe khác. Cùng tìm hiểu rõ hơn về liều dùng và cách dùng vitamin B9 qua bài viết dưới đây!
1Vitamin B9 là gì?
Vitamin B9 là một vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng, còn được biết đến với tên gọi acid folic hoặc folate. Giống các vitamin nhóm B khác, vitamin B9 tan trong nước và không có dạng dự trữ trong cơ thể.
Cơ thể tổng hợp vitamin B9 từ chế độ ăn hàng ngày. Acid folic là dạng tổng hợp của vitamin B9, có trong các loại thực phẩm bổ sung (ví dụ như Thực phẩm chức năng), trong khi folate tồn tại tự nhiên trong các loại thực phẩm, món ăn dinh dưỡng hằng ngày.
Vitamin B9 cùng với các vitamin nhóm B khác đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Một số vai trò quan trọng của vitamin B9 phải kể đến như:
- Hỗ trợ sản xuất DNA và RNA của cơ thể.
- Là thành phần cấu tạo tế bào hồng cầu trong máu.
- Hoàn thiện não bộ thai nhi, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh trong quá trình mang thai.
- Duy trì sức khỏe não bộ và tâm thần.[1]
Vitamin B9 đóng nhiều vai trò sức khỏe quan trọng
2Liều dùng của Vitamin B9
Liều dùng vitamin B9 khuyến nghị được tính theo đơn vị mcg DFE. Trong đó, 1 mcg DFE tương ứng với 1 mcg folate thực phẩm và tương đương 0,6 mcg acid folic từ các loại thực phẩm bổ sung.
Bảng khuyến cáo liều dùng vitamin B9:[2]
Tuổi | Liều khuyến cáo (đơn vị: mcg DFE) |
Dưới 6 tháng | 65 |
7 - 12 tháng | 80 |
1 - 3 tuổi | 150 |
4 - 8 tuổi | 200 |
9 - 13 tuổi | 300 |
14 - 18 tuổi | 400 |
Người trưởng thành | 400 |
Phụ nữ có thai | 600 |
Phụ nữ cho con bú | 500 |
3Cách sử dụng Vitamin B9
Thời điểm sử dụng
Acid folic là một vitamin tan trong nước. Không có khuyến cáo cụ thể về thời điểm sử dụng vitamin B9.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên dùng vitamin B9 khi đói, thời điểm dạ dày rỗng để sự hấp thu được tối đa.
Ngoài ra, để hạn chế việc quên liều, bạn có thể thiết lập thói quen bằng cách cố định giờ dùng thuốc cụ thể, ví dụ như uống thuốc vào lúc 8h00 sáng hàng ngày.[3]
Bạn có thể sử dụng vitamin B9 vào bất cứ thời điểm nào trong ngày
Làm gì khi quên uống một liều?
Nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy dùng lại liều đó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian uống thuốc gần với liều tiếp theo, bạn hãy bỏ qua liều bị quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như bình thường. Lưu ý bạn không cần sử dụng thuốc với liều gấp đôi hoặc thêm liều đã quy định.
Hãy cố gắng tuân thủ dùng vitamin B9 để đạt được hiệu quả tốt nhất
Khi nào nên dùng Vitamin B9 và dùng trong bao lâu?
Vitamin B9 được cơ thể hấp thu hàng ngày thông qua chế độ ăn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần bổ sung acid folic trong một số sau đây:
- Phụ nữ có thai: Bạn có thể chủ động bổ sung vitamin B9 từ trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ. Điều này vừa giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi vừa giúp đề phòng thiếu máu cho mẹ bầu.
- Người bệnh thiếu máu do thiếu acid folic: Bổ sung acid folic trong ít nhất 4 tháng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Người có nguy cơ thiếu acid folic do tăng nhu cầu sử dụng hoặc chế độ ăn thiếu hụt vitamin B9.[4]
Mẹ bầu cần bổ sung acid folic trong suốt thai kỳ
4Lưu ý khi sử dụng Vitamin B9
Một số lưu ý khi sử dụng vitamin B9:
Tác dụng phụ
Acid folic là vitamin nhóm B tan trong nước, an toàn khi sử dụng với liều lượng phù hợp. Lượng vitamin B9 dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài, do đó thuốc tương đối an toàn trên hầu hết đối tượng. Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng vitamin B9 như:
- Mùi vị khó chịu trong miệng, buồn nôn.
- Thay đổi vị giác, giảm cảm giác ngon miệng.
- Lú lẫn, cáu gắt.
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
- Dị ứng như nổi ban da, mẩn đỏ, ngứa, khó thở.
Acid folic có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, thay đổi vị giác
Tương tác thuốc
Một số thuốc tương tác với vitamin B9:
- Thuốc chống co giật như fosphenytoin, phenytoin, primidone có thể làm giảm nồng độ vitamin B9 trong máu khi uống đồng thời.
- Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương như barbiturat làm giảm hiệu quả của vitamin B9.
- Methotrexat: Vitamin B9 có ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị ung thư.
- Thuốc điều trị sốt rét như pyrimethamin có thể làm giảm hiệu quả điều trị của vitamin B9.[5]
Phenytoin làm giảm nồng độ vitamin B9 trong máu
Chống chỉ định
Bạn cần lưu ý một số chống chỉ định trong sử dụng acid folic:
- Không dùng acid folic riêng biệt hoặc sử dụng phối hợp với vitamin B12 với liều không đủ trong điều trị thiếu máu hồng cầu khổng lồ chưa có chẩn đoán xác định do acid folic có thể che lấp mức độ thiếu vitamin B12 thực sực trong bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.
- Không dùng acid folic đơn độc để điều trị thiếu vitamin B12 vì nó có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa tủy sống bán cấp.
Bạn không được dùng vitamin B9 đơn độc trong điều trị thiếu máu do thiếu vitamin B12
Xem thêm:- Thực phẩm chứa nhiều acid folic (vitamin B9)
- Cách dùng và liều dùng vitamin B12, lưu ý khi sử dụng
- Các vitamin nhóm B và vai trò của vitamin B đối với cơ thể
Vitamin B9 hay acid folic đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Hy vọng bài viết trên giúp bạn biết cách bổ sung acid folic hiệu quả và an toàn. Cùng chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến mọi người xung quanh bạn nhé!
Nguồn tham khảo
Vitamin B9 (Folic acid)
https://www.mountsinai.org/health-library/supplement/vitamin-b9-folic-acidNgày tham khảo:
27/12/2023
Folate
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Folate-HealthProfessional/Ngày tham khảo:
27/12/2023
Xem thêm
Theo Gia đình mớiXem nguồn
Link bài gốc
Lấy link!lieu-dung-cach-dung-acid-folic-vitamin-b9
Từ khoá: vitamin b9 chỉ định cách dùng acid folic vitamin b9 chống chỉ định liều dùng vitamin b9 vitamin b9Các bài tin liên quan
-
Sử dụng thuốc an toàn
Nên uống collagen nước hay viên thì hiệu quả đẹp da tốt hơn?
Dược sĩ Nguyễn Minh Quý
2 tháng trước -
Sử dụng thuốc an toàn
Top 12 viên uống collagen tốt, hiệu quả được nhiều người tin dùng
Dược sĩ Nguyễn Minh Quý
2 tháng trước -
Sử dụng thuốc an toàn
Thiếu vitamin B6: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Dược sĩ Trần Mạnh Đạt
2 tháng trước -
Sử dụng thuốc an toàn
Thiếu Vitamin B12: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bác sĩ Trần Thị Quyên
2 tháng trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Bổ Sung Axit Folic Như Thế Nào
-
Hướng Dẫn Bổ Sung Vitamin Tổng Hợp Và Acid Folic Cho Người ...
-
Hướng Dẫn Bổ Sung Axit Folic đúng Cách, Hiệu Quả - YouMed
-
Mẹ đã Biết Cách Bổ Sung Axit Folic Trước Khi Mang Thai để Ngăn Ngừa ...
-
Tìm Hiểu Về Axit Folic Cho Bà Bầu Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả - Medlatec
-
Bổ Sung Acid Folic Cho Bà Bầu để Phòng Dị Tật Cho Con
-
Khi Nào Cần Bổ Sung Axít Folic? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bổ Sung Sắt Và Acid Folic Như Thế Nào Mới đúng Cách?
-
Mẹ Bầu Nên Uống Axit Folic Vào Thời điểm Nào Trong Ngày - Sắt
-
Uống Acid Folic đúng Cách Như Thế Nào?
-
Bổ Sung Axit Folic Cho Bà Bầu Trong 3 Tháng đầu Bao Nhiêu Là đủ
-
Acid Folic Là Gì? Vì Sao Bổ Sung Acid Folic Cho Bà Bầu Rất Quan Trọng!
-
Bổ Sung Axit Folic Cho Bà Bầu: 3 Lưu ý Quan Trọng Không được Bỏ Qua
-
Bà Bầu Nên Bổ Sung Axit Folic Như Thế Nào để Có Thai Kỳ Khỏe Mạnh?
-
Phụ Nữ Mang Thai Cần Bao Nhiêu Axit Folic Mỗi Ngày?