Bỏ Túi Các Thông Tin Cần Lưu ý Sau Tiêm Vaccine Astra | Medlatec

1. Nguồn gốc và tác dụng bảo vệ của vaccine AstraZeneca trước Covid-19

Là kết quả của sự hợp tác phát triển giữa Hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford - Vương quốc Anh, vaccine AstraZeneca có công dụng bảo vệ con người trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2. Đây là loại virus gây nên bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, khiến người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng nặng và tử vong nhanh chỉ trong thời gian rất ngắn.

Dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, vaccine AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ con người lên tới 89% trước Covid-19 sau khi hoàn thành tiêm mũi thứ 2 ít nhất 14 ngày. Đối tượng được khuyến cáo tiêm chủng là người đủ 18 tuổi trở lên và mục tiêu của vaccine là giúp hệ miễn dịch ở những người được tiêm chủng có thể nhận biết và tiêu diệt virus khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Trên thực tế, cũng giống như một số loại vaccine khác, AstraZeneca không thể bảo vệ chúng ta 100% trước sự tấn công và biến đổi không ngừng của mầm bệnh. Vì vậy những người đã được chích đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm và lây bệnh cho người khác. Điểm khác biệt đó là ở những người đã được tiêm vaccine sẽ ít có nguy cơ phải nhập viện khi mắc Covid-19, tức là giảm nhẹ các biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong thấp hơn những người không tiêm rất nhiều.

Vaccine AstraZeneca - một trong những giải pháp hữu hiệu trong đại dịch Covid-19

Vaccine AstraZeneca - một trong những giải pháp hữu hiệu trong đại dịch Covid-19

Theo báo cáo lâm sàng của hãng dược AstraZeneca, vaccine do hãng sản xuất có hiệu lực lên tới 92% trong việc giảm biến chứng nguy hiểm khi mắc biến thể Delta của SARS-CoV-2 - một biến chủng có khả năng lây lan nhanh và gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho bệnh nhân mắc phải được phát hiện ở Ấn Độ và đã xuất hiện ở nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Không chỉ có vậy, vaccine AstraZeneca còn được chứng minh có đem lại hiệu quả khá cao khi chống lại biến thể Alpha từng được phát hiện sớm nhất tại Anh, giúp giảm khoảng 86% những ca nhập viện và hầu như không có trường hợp nào tử vong vì biến thể Alpha sau khi đã được tiêm đủ 2 liều.

Ngoài ra các nghiên cứu lâm sàng khác cũng đã cho thấy vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca có độ an toàn cao, tạo ra phản ứng miễn dịch tốt và những người lớn tuổi khi tiêm vaccine này ít gặp phản ứng phụ. Kết quả này rất đáng ghi nhận vì khi tuổi càng cao thì hệ miễn dịch của con người sẽ ngày càng yếu. Đáng chú ý, nhóm người cao tuổi lại thuộc đối tượng có tỷ lệ mắc và nguy cơ tử vong cao khi nhiễm Covid-19. Với khả năng sản xuất, tốc độ cung ứng và độ che phủ như hiện nay thì vaccine AstraZeneca vẫn đang tiếp tục chứng minh được tính hiệu quả và an toàn khi đưa vào chương trình tiêm chủng đẩy lùi Covid-19.

2. Liệu trình tiêm vaccine AstraZeneca

Ở Việt Nam, những người đủ 18 tuổi trở lên có thể thực hiện tiêm chủng ngừa Covid-19 bằng vaccine Astra. Lộ trình tiêm bao gồm 2 mũi và chia thành 2 đợt như sau:

  • Mũi 1: tiêm lần đầu;

  • Mũi 2: tiêm sau mũi 1, cách khoảng 8 - 12 tuần.

Lưu ý sau tiêm vaccine astra

Tuân theo liệu trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 với đủ 2 mũi

Để đảm bảo tạo ra đủ kháng thể để chống lại bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2, người dân cần tuân thủ tiêm đủ 2 mũi vaccine theo như khuyến cáo của Bộ Y tế và nhà sản xuất.

3. Chỉ định và chống chỉ định tiêm vaccine AstraZeneca

3.1. Trường hợp được chỉ định tiêm

Vaccine AstraZeneca có thể được áp dụng tiêm cho người từ 18 trở lên, đảm bảo đủ sức khỏe và điều kiện thì có thể tham gia tiêm phòng.

3.2. Các đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine AstraZeneca

  • Người mắc bệnh nền, bệnh mạn tính;

  • phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên;

  • Người mất tri giác và năng lực hành vi;

  • Có tiền sử dị ứng độ 2 trở lên với các dị nguyên khác;

  • Từng bị rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu;

  • Những người có những triệu chứng bất thường của dấu hiệu sống như:

  • Nhiệt độ dưới 35,5 độ C hoặc trên 37,5 độ C;

  • Mạch đập: dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút;

  • Nhịp thở: trên 25 lần/phút;

  • Huyết áp tối thiểu: dưới 60 mmHg hoặc trên 90 mmHg;

  • Huyết áp tối đa: cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày, hoặc dưới 90 mmHg hoặc trên 140 mmHg;

3.3. Đối tượng cần trì hoãn tiêm vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca

  • Từng mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng trở lại đây;

  • Phụ nữ đang mang thai dưới 13 tuần;

  • Đang mắc bệnh cấp tính.

3.4 Các đối tượng chống chỉ định tiêm

  • Đã từng bị sốc phản vệ khi tiêm vaccine AstraZeneca mũi 1;

  • Có bất cứ chống chỉ định nào theo như khuyến cáo của hãng sản xuất.

4. Các tác dụng phụ cần lưu ý sau tiêm vaccine Astra

Tương tự như một số loại vaccine ngừa Covid-19, vaccine của hãng AstraZeneca có thể gây nên các phản ứng phụ sau tiêm như:

  • Phản ứng tại vị trí tiêm: đau, sưng, chai cứng, nổi ban đỏ, ngứa ngáy;

  • Các phản ứng toàn thân khác: sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ, đau khớp hoặc đau cơ, nôn mửa, giảm cảm giác thèm ăn, tiêu chảy,...

5. Trước khi tiêm cần chuẩn bị những gì và lưu ý sau tiêm vaccine astra?

Trước khi tiêm vaccine:

  • Nên có người thân đi kèm đến điểm tiêm nếu người được tiêm chủng đã lớn tuổi và sức khỏe kém;

  • Đem theo các giấy tờ cần thiết như: chứng minh thư/căn cước công dân, sổ sức khỏe tiêm chủng,... theo hướng dẫn của địa phương cư trú;

  • Cung cấp các thông tin về thể trạng và tiền sử bệnh lý:

  • Các bệnh lý đang mắc phải và những loại thuốc đang được dùng để điều trị bệnh;

  • Những phản ứng đã gặp phải ở lần tiêm đầu tiên;

  • Các loại vaccine đã tiêm gần đây và phản ứng khi tiêm những loại đó;

  • Tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác, mức độ nặng hay nhẹ;

  • Phụ nữ có thai cần thông báo tình trạng thai kỳ hoặc kế hoạch mang thai.

Lưu ý sau tiêm vaccine Astra:

  • Cần ở lại theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng. Trong khoảng thời gian này nếu phát hiện cơ thể xảy ra những triệu chứng bất thường, cần thông báo ngay cho cán bộ y tế để được cấp cứu kịp thời;

  • Sau khi về nhà cần theo dõi liên tục trong 48 tiếng tiếp theo. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Sốt cao trên 38 độ C trong 2 tiếng liền không giảm (mặc dù đã uống thuốc hạ sốt theo chỉ định);

  • Sưng đau lan rộng và ngứa chỗ tiêm: không đắp bất cứ vật gì vào vết tiêm;

  • Cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

  • Khó thở tăng dần;

  • Bụng đau quặn, nôn mửa hoặc tiêu chảy;

  • Ngủ li bì, có thể xảy ra hiện tượng co giật.

Lúc này cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời bằng các biện pháp y tế.

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh:

  • Uống đủ nước (ít nhất 2 lít/ngày) đặc biệt là khi có triệu chứng sốt;

  • Chuẩn bị đầy đủ thực phẩm dễ chế biến và giàu chất xơ, vitamin, nước hoa quả và đồ ăn mềm dễ tiêu hóa;

  • Tuyệt đối không uống rượu bia và dùng chất kích thích trong thời gian theo dõi phản ứng của vaccine vì rất dễ gây nhầm lẫn tác dụng phụ của vaccine và những chất này.

  • Nên có người thường xuyên ở bên cạnh để đảm bảo người được tiêm chủng được chăm sóc và xử trí kịp thời nếu có biến chứng xảy ra.

Lưu ý sau tiêm vaccine Astra: cần theo dõi chặt chẽ các phản ứng phụ

Lưu ý sau tiêm vaccine Astra: cần theo dõi chặt chẽ các phản ứng phụ!

Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản và lưu ý sau tiêm vaccine astra rất cần thiết trong thời điểm mở rộng chương trình tiêm chủng ngăn ngừa Covid-19 trong tình hình hiện tại. Mọi thắc mắc liên quan tới Covid-19 hoặc các vấn đề sức khỏe khác xin vui lòng liên hệ tới hotline 1900565656, tổ tư vấn của BVĐK MEDLATEC luôn sẵn sàng giải đáp cho quý bạn đọc.

Từ khóa » Tiêm Vaccine Astrazeneca Cần Lưu ý Gì