Những điều Cần Biết Khi Tiêm Vắc Xin AstraZeneca
Có thể bạn quan tâm
Đến ngày 04/05/2021, 341 nhân viên đã hoàn tất tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 2 liều và 735 nhân viên hoàn tất tiêm 1 liều. Trong cuộc chiến dài hạn với đại dịch COVID-19, hy vọng “hàng rào bảo vệ sinh học” sẽ tiếp thêm sức mạnh và ý chí cho đội ngũ tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch. Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố đảm bảo môi trường an toàn cho quý thân nhân bệnh nhân đến thăm khám cũng như góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trong giai đoạn hiện nay. – Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. – Chỉ định tiêm cho nhóm đối tượng đặc biệt: Người từ 65 tuổi trở lên, người có bệnh nền: cần tiêm vắc xin vì đây là nhóm có nguy cơ mắc bệnh nặng. Phụ nữ có thai: cân nhắc tiêm vắc xin khi lợi ích của vắc xin vượt trội hơn nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và thai nhi. Người nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch: tiêm vắc xin nếu thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng Người bị nhiễm SARS-CoV2 trước đó: chỉ định tiêm dù có triệu chứng hoặc không triệu chứng. Người đang mắc COVID-19: tiêm sau 6 tháng khỏi bệnh Người có tiền sử sử dụng kháng thể kháng COVID-19 điều trị trước đó: tiêm sau 90 ngày. – Liều lượng, đường tiêm: tiêm bắp, liều 0,5ml – Lịch tiêm: gồm 2 mũi, cách nhau từ 4 -12 tuần – Cập nhật đến 25/2/2021: Vắc xin này đã được 25 quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng, trong đó có Việt Nam.
Phản ứng sau tiêm chủng:
+ Rất phổ biến (≥10%) như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt (rất phổ biến là sốt nhẹ và phổ biến là sốt ≥ 38 độ C), ớn lạnh.
+ Phổ biến (từ 1% đến dưới 10% ) sưng và đỏ tại vị trí tiêm.
Lưu ý tiêm chủng đồng thời cùng các vắc xin khác:
+ Chưa có đầy đủ dữ liệu về sử dụng thay thế của vắc xin COVID-19 Astrazeneca với vắc xin phòng Covid-19 khác. Khuyến cáo tiêm đủ 2 liều của cùng một loại vắc xin phòng COVID-19.
+ Nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 tối thiểu cách 14 ngày với các vắc xin phòng bệnh khác.
Phản ứng phản vệ là trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bất kỳ ai bị phản ứng phản vệ đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cảnh báo, những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai. Các triệu chứng sốc phản vệ được cảnh báo bao gồm: – Mày đay, phù mạch nhanh. – Khó thở, tức ngực, thở rít. – Đau bụng hoặc nôn. – Tụt huyết áp hoặc ngất. – Rối loạn ý thức.
+ Để giảm thiểu các biến chứng sau tiêm, các đối tượng được tiêm chủng sẽ được khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sức khỏe trong 30 phút sau tiêm, được hướng dẫn tiếp tục tự theo dõi và chăm sóc tại nhà trong 7 ngày tiếp theo. (Tham khảo Quyết định 1624/QĐ-BYT “Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắcxin phòng COVID-19 của AstraZeneca” ngày 18/3/2021)
Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố
Từ khóa » Tiêm Vaccine Astrazeneca Cần Lưu ý Gì
-
Bỏ Túi Các Thông Tin Cần Lưu ý Sau Tiêm Vaccine Astra | Medlatec
-
Trước Và Sau Tiêm Vaccine Covid-19 Nên ăn Gì, Kiêng Gì? | VNVC
-
Những điều Cần Biết Về Tiêm Mũi 3 Vaccine Phòng COVID-19
-
[PDF] Những điều Gì Cần Lưu ý Sau Khi Tiêm Vắc Xin COVID-19
-
9 đối Tượng Cần Trì Hoãn Tiêm Vaccine COVID-19 Của AstraZeneca
-
Vaccine AstraZeneca: Nguồn Gốc, đối Tượng Tiêm Và Mức độ Hiệu ...
-
+32 Lưu ý Khi Tiêm Phòng Vaccine COVID-19 - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Những điều Cần Lưu ý Khi đi Tiêm Vaccine Phòng COVID-19
-
Nên ăn Gì, Kiêng Gì Trước Và Sau Khi Tiêm Nhắc Lại Vaccine COVID-19?
-
5 Lưu ý Quan Trọng Sau Tiêm Vaccine COVID-19
-
[DOC] Sau Khi Tiêm Vắc-xin COVID-19 AstraZeneca
-
Tiêm Mũi 3 Vaccine COVID-19 Nên ăn Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Những Lưu ý Trước Và Sau Khi Tiêm Vaccine Covid-19?
-
NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC VÀ SAU TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19