Bò Vàng - Bạn Của Người Nông Dân Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Bò Vàng hay còn gọi là bò “cóc”, bò ta, bò địa phương ở Việt Nam. Giống bò này trước đây được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo trong nông nghiệp. Ngày nay người ta đã biết lai tạo nó với các giống bò thuộc nhóm Zebu theo chương trình “Zebu hóa” để tạo ra thế hệ lai có tầm vóc lớn hơn và năng suất thành phẩm cao hơn.
Mục lục
- 1 Giới thiệu về bò Vàng ở Việt Nam
- 2 Các giống bò Vàng ở Việt Nam
- 3 Đặc điểm nhận diện
Giới thiệu về bò Vàng ở Việt Nam
Bò Vàng Việt Nam là một quần thể bò phân bố ở nhiều địa phương trên cả nước. Bò được xem là có nguồn gốc từ bò Zebu của Ấn Độ. Bò có đặc điểm là sắc lông Vàng, độ đậm nhạt và các đặc điểm khác có sự khác nhau giữa các địa phương.
Các giống bò Vàng ở Việt Nam
Một số giống bò Vàng chính được nuôi ở Việt Nam được phân loại theo từng tỉnh thành khác nhau:
- Bò Cao Bằng nay được gọi là bò Lạng Sơn sống ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bắng, Lạng Sơn
- Bò Thanh Hóa sống ở tỉnh Thanh Hóa.
- Bò Vinh là giống bò Nghệ An, sống tập trung ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An.
- Bò vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
- Bò Nam Trung bộ có tên gọi là bò Phú Yên được nuôi nhiều ở các tỉnh Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết và Bình Thuận.
- Bò Bà Rịa
- Bò Cao Miên được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hay còn được biết đến với tên gọi bò Bảy Núi.
- Bò cao nguyên Trung phần.
Cùng xuất phát từ giống bò địa phương của Việt Nam nhưng do có sự khác nhau về thổ nhưỡng, nguồn thức ăn và điều kiện chăm sóc nên ở mỗi nơi chúng lại có đặc điểm riêng biệt. Theo đó thì giống bò Thanh Hóa là có kích thước lớn nhất, khoàng 400kg/ con trưởng thành. Bò ở cao nguyên Trung phần kích thước nhỏ nhất, cân năng nhỏ hơn 200kg.
Xem thêm>>>
-
Bò 3B – giống bò siêu thịt của Bỉ
- Bò sữa Hà Lan – giống bò cho năng suất sữa số 1 thế giới
Đặc điểm nhận diện
Đặc điểm dễ nhận thấy của bò Vàng:
- Đây là giống bò Vàng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, được nuôi qua nhiều đời nên thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng địa phương.
- Có khả năng chịu đựng trong hoàn cảnh thiếu thốn thức ăn.
- Sức đề kháng chống chọi bệnh tật tốt.
- Khối lượng trung bình của đàn khoảng 140-200kg. Các kích thước khác như chiều cao 5-110cm, chiều dài thân chéo 113-200cm, vòng ngực 135-140cm. Đây chính là một trong những nhược điểm của nó, đó là kích thước bé, khối lượng thấp.
- Chậm thành tính dục (khoảng 2,5-3 tuổi mới phối giống lần đầu).
- Chu kì sữa là 6-7 tháng, sản lượng là 300-400kg/ chu kì. Tỷ lệ xẻ thịt là 42-45%. Sản lượng thịt và sữa thấp.
Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Hotline: 0972 50 2979
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo
Từ khóa » Bò Ta Vàng
-
Bò Vàng Phương Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bò Ta - Chi Cục Chăn Nuôi Và Thú Y Tp.HCM
-
Giống Bò Ta Của Việt Nam được Trung Quốc ưa Chuộng
-
Bảo Tồn Quỹ Gen Bò Vàng - DairyVietnam
-
Chia Sẻ Kỹ Thuật Nuôi Bò Vàng Nhốt Chuồng Đem Lại Lợi Nhuận ...
-
Một Góc Nhìn Về Bảo Tồn Giống Bò Vàng Việt Nam - ResearchGate
-
Sự Phân Bố Và đặc điểm Giống Bò Vàng Việt Nam - NaiHuou.Com
-
Khám Phá Giống Bò Vàng Nhiều đặc Tính Tốt Của Việt Nam
-
Vỡ Mộng… Bò Vàng! - Tuổi Trẻ Online
-
Săn...bò Vàng - Tuổi Trẻ Online
-
Lào Cai: Thiên Hạ đua Nhau Nuôi Bò Lai, Bò Ngoại, Vì Sao Nông Dân ở ...
-
Đặc điểm Ngoại Hình Của Giống Bò Vàng Việt Nam - Tài Liệu Text