Bọ Xà Gồ Là Gì - Blog Của Thư

Liên kết xà gồ với kèo?

Nội dung chính Show
  • Liên kết xà gồ với kèo?
  • Các bộ phận và cấu tạo của mái dốc
  • Tấm lợp
  • Hệ thống kết cấu mang lực của mái dốc
  • CẤU TẠO MỘT SỐ LOẠI MÁI DỐC THÔNG THƯỜNG
  • Mái lợp ngói Quy cách tấm lợp:
  • Cấu tạo mái fibrô xi măng :
  • Cấu tạo mái tôn
  • Cấu tạo mái dốc bê tông cốt thép
  • Video liên quan

Thép tấm liên kết với xà gồ ko có sườn gia cường, xà gồ ko đặt sát xuống mặt kèo. Liên kết như hình có tốt ko? Đây là chi tiết trong hồ sơ thiết kế có thật. Thanks.

Có 67 câu trả lời!!

Có thể bạn chưa biết: Cập nhật báo giá xây nhà trọn gói Hải Phòng mới nhất!!

Cấu tạo mái dốc nhà ở bao gồm 2 bộ phận chính là: Lớp lợp và kết cấu đỡ tấm lợp. Kết cấu đỡ tấm lợp (Hay còn gọi là sườn mái). Bao gồm tường thu hồi , vì kèo, bán kèo, hệ thống giằng vì kèo và xà gồ. Còn phần lớp lợp thì bao gồm cầu phong, li tô, … hay các vật liệu lợp ngói khác tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của từng gia đình.

Mái dốc có rất nhiều hình thức phong phú, về cơ bản có 4 loại sau:

  • Mái một dốc: khi mặt băng nhà có hình chữ nhật khẩu độ nhỏ.
  • Mái hai dốc: hai bức tường ở hai đầu hồi nhà hình tam giác gọi là tường hồi bít dốc.
  • Mái bốn dốc: có bốn mái (2 mái và 2 chái) với 2 mái dọc chính và 2 mái che 2 đầu nhà có hình tam giác.
  • Mái bốn dốc kiểu 2 chái: gồm 2 mái dọc chính và 2 mái che đầu nhà có hình thang nhằm tạo lỗ thoáng có hình tam giác ở nóc đầu hồi nhà.

Ngoài ra còn có các hình thức mái răng cưa, mái gãy, mái hình chóp nhọn, mái cơi, mái hắt …

Các dạng mái dốc

Các bộ phận và cấu tạo của mái dốc

Tấm lợp

Tấm lợp có thể là ngói, tấm tôn, tấm fibrô xi mang, tấm bê tông, tấm giấy dầu. Tác dụng chính của nó là bao che và bảo vệ cho các bộ phận bên dưới đồng thời trang trí kiến trúc cho ngôi nhà.

Hệ thống kết cấu mang lực của mái dốc

Vật liệu chế tạo kết cấu mang lực của mái dốc thường làm bằng gỗ, thép, gạch đá hoặc bê tông cốt thép dưới nhiều hình thức khác nhau: cầu phông, vì kèo hay bằng các tấm lắp ghép.

Kết cấu tường thu hồi chịu lực:

Dùng tường ngang chịu lực xây thu hồi làm kết cấu chịu lực chính.

Trên tường thu hồi gác xà gồ (đòn tay), trên xà gồ gác cầu phong (rèn, rui) hoặc lát ván gỗ và trên cầu phong đặt các litô (mè, lách) , cuối cùng là lớp lợp .

Vật liệu làm xà gồ: gỗ hoặc bê tông cốt thép.

Xà gồ được bố trí như dần của sàn nhà : ở giữa nóc trên cùng là xà gỗ nóc, ở dưới cùng dọc theo đuôi mái là xà gồ mái đua. Ở các vị trí đặt xà gồ có các miếng đệm để đảm bảo lực phân bố đều lên đầu tường.

Vị trí của xà gồ mái đua phụ thuộc vào kích thước vươn ra khỏi tường của mái đua: Khi mái đua ra < 50cm: đặt trực tiếp lên tường dọc ngoài.

Khi mái đua ra > 50cm : tựa trên các dầm công xon được liên kết vào tường bằng bulông neo giữ .

Ưu điểm: kết cấu đơn giản, kinh tế.

Nhược điểm: chiều rộng các gian bị hạn chế ( 4m thì nên dùng kết cấu vì kèo, cầu phong hoặc dầm.

Kết cấu tường thu hồi chịu lực

Kết cấu cầu phong hay dầm nghiêng

Cầu phong là các dầm gỗ được đặt trực tiếp lên những dầm gỗ đệm được đặt dọc theo tường ngoài .

Áp dụng khi bề ngang nhà không lớn lắm và giữa nhà có khả năng tạo các gối tựa.

Có thể làm mái 1 dốc hoặc 2 dốc.

Tiết diện 80 x 100 – 80 x 150.

Một số hình thức vì kèo phổ thông

Theo yêu cầu cấu tạo mà vì kèo có thể làm bằng gỗ, thép, bê tông cốt thép. Có trường hợp vì kèo được làm bằng gỗ và thép, trong đó thép chịu kéo còn gỗ chịu nén và uốn. Vì kèo thép và bê tông cốt thép phù hợp với nhịp nhà lớn, có yêu cầu chịu lửa và độ bền vững cao.

Theo hình thức có dàn vì kèo tam giác, hình thang, hình đa giác. Khẩu độ của vì kèo có thể chọn từ 6-9m đối với vì kèo gỗ, thép; 9-18m đối với vì kèo bê tông cốt thép, thép và >18m đối với vì kèo thép. Khi chọn vì kèo phải căn cứ vào chiều dài nhịp, yêu cầu sử dụng của phòng ốc, tải trọng tác dụng lên dầm, các yêu cầu về thẩm mỹ cũng như yêu cầu về thẩm mỹ cũng như yêu cầu về phòng cháy.

Trong xây dựng dân dụng vì kèo tam giác được dùng phổ biến hơn cả. Vì kèo tam giác bao gồm các thanh kèo (cánh thượng) nằm ở phía trên, quá giang ( cánh hạ) nằm ở phía dưới, thanh chống đứng, thanh chống xiên. được làm gỗ hoặc hổn hợp thép, gỗ.

Một số vì kèo tiêu chuẩn

Trên mái dốc có 3 phần chính là: bộ phận đầu nhà, bộ phận giữa nhà và bộ phận nối tiếp.

Bộ phận đầu nhà và giữa nhà có cấu tạo đơn giản và hình thức ít biến hóa.

Bộ phận nối tiếp có cấu tạo phức tạp với các hình thức nối tiếp: nối tiếp song song, nối tiếp chữ T, nối tiếp chữ L.

Bố trí kết cấu vì kèo

Hệ thống kết cấu vì kèo cũng theo đó gồm 3 bộ phận: bộ phận đầu hồi, bộ phận giữa nhà và bộ phận nối tiếp.

  • Kết cấu đoạn giữa nhà: Dàn vì kèo

Khoảng cách giữa các vì kèo từ 3 – 6m tùy thuộc vật liệu làm vì kèo và xà gồ là gỗ hay thép.

Tiết diện các thanh của dàn tùy thuộc khẩu độ của vì kèo. Để tiết kiệm vật liệu thì giảm khẩu độ vì kèo. Cho nên khi bố trí vì kèo cần chọn khẩu độ ngắn nhất, cần tận dụng cột hoặc tường làm gối tựa trung gian.

Đối với nhà hành lang giữa có thể lợi dụng tường hoặc cột hai bên hành lang làm điểm tựa , như vậy vì kèo có thể nhỏ lại hoặc sử dụng bán vì kèo, 2 nửa vì kèo cần được liên kết với nhau bằng hệ giằng.

Các vì kèo cần phải liên kết ổn định từng cặp một bằng các thanh, hệ giằng chéo. Đồng thời phải cấu tạo liên kết giữa các vì kèo với tường chịu lực hoặc cột chịu lực để tạo thành hệ kết cấu vững chắc.

Cấu tạo liên kết giữa các vì kèo với gối đỡ cần phân bố lực đều, tránh lực tác dụng cục bộ, có thể dùng gỗ đệm đầu kèo. Gối đỡ là liên kết di dộng ở dầu vì kèo tránh nội lực sinh ra do dãn nở của vì kèo.

Nhà 2 mái dốc :

Trường hợp mái không đua ra khỏi tường: tường đầu hồi được nâng cao để che mái, phải chú ý cấu tạo mũ bảo vệ (đường bờ nóc) đồng thời chống thấm và chống dột dọc theo đường tiếp giáp giữa mái và tường.

Trường hợp mái đua ra khỏi tường: sử dụng phổ biến nhằm bảo vệ tốt tường đầu hồi, chỉ cần đặt xà gồ nhô ra khỏi tường, còn các bộ phận khác được cấu tạo giống như đoạn giữa nhà .

Nhà 4 mái dốc :

Kết cấu đoạn đầu hồi bao gồm kết cấu chịu lực ở vị trí giao tuyến của 3 mặt dốc che đoạn đầu hồi nhà .

Kết cấu chịu lực là các bán vì kèo và dầm nghiêng ..

Nói chung kết cấu kiểu này có cấu tạo phức tạp .

Tùy theo khẩu độ L của vì kèo mà có thể bố trí theo 3 phương án :

  • Khi L < 6m: chỉ làm vì kèo góc.
  • Khi 6m < L 60cm thì xà gồ đặt trên con son.

    Khoảng cách giữa các xà gồ thường từ 1 – 2m.

    Xà gồ nên gác lên mắt vì kèo để thanh kèo không bị uốn

    Cầu phong: nếu dùng tấm lợp loại nhỏ thì trên xà gồ có đặt cầu phong để chịu litô đỡ tấm lợp .Tiết diện của cầu phong gỗ 5 x 5cm, 5 x 6cm đặt theo chiều dốc của mái và cách nhau 50 – 60cm.

    Các bộ phận của một vì kèo gỗ

    Tác dụng: các dàn vì kèo phẳng riêng lẽ ngoài việc được liên kết với nhau bằng các xà gồ gỗ mà còn phải cấu tạo liên kết bằng thanh giằng, thanh chống .v.v…. đựợc gọi chung là hệ giằng nhằm tạo thành một hệ kết cấu không gian ổn định, bảo đảm các tác dụng:

    Liên kết không gian các mặt vì kèo, bảo đảm ổn định ngoài mặt phẳng cho các thanh cánh chịu nén

    Chịu các lực không nằm trong mặt phẳng của dàn vì kèo, truyền đi các lực đi xuống cột, móng

    Tiết diện thanh chống 50 x 100mm. Khi khẩu độ >15m thì làm 2 hệ giằng chống

    • Hệ giằng trong mặt phẳng mái:

    Đây là hệ giằng chủ yếu nhất bảo đảm tính chất biến hình của công trình, bảo đảm ổn định của toàn dàn vì kèo cũng như của thanh cánh nén. Tùytheo chiều dài nhà , độ lớn của dàn vì kèo và kết cấu tường đầu hồi mà có thể cấu tạo hệ giằng mái như sau:

    Trường hợp chiều nhà dài: 22cm) thì có thể dùng ngay xà gồ để làm giằng, với điều kiện xà gồ phải được cấu tạo liên kết chặt vào thanh kèo( cánh trên của dàn vì kèo) cũng như tường đầu hồi.

    Trường hợp tường hồi không đủ cứng để chịu được lực ngang cũng như khi nhà dài quá ( khoảng cách giữa các tường ngang cứng >20m ) thì phải tạo ra những khối cúng ở hai đầu nhà và dọc chiều dài nhà, cách nhau không quá 20m để làm tựa cho các xà gồ gỗ ổn định các dầm vì kèo khác ở khoảng giữa . Khối cúng gồm hai dàn vì kèo cạnh nhau, thanh kèo được nối nhau bằng các thanh giằng chéo chữ thập, tạo thành một dàn nằm nghiên. Thanh giằng chéo đóng đinh trực tiếp vào thanh kèo hoặc qua các dãi thép mỏng, chỗ giao nhau giữa giăng chéo và xà gồ cũng cần liên kết chặt

    Hệ giằng đứng có tác dụng cố kết cho các mặt của cánh dưới ( quá giang) không vênh khỏi mặt phẳng của giàn vì kèo, bảo đảm cho dàn có vị trí thẳng đứng , đặc biệt khi có gió lớn, nên cũng được gọi là giằng gió. Giằng đặt trong mặt phẳng thẳng đứng ở giữa dàn vì kèo nối từng đôi vì kèo vào nhau và có thể cách vài ba gian thì bố trí một hệ giằng đứng. Không nên làm giằng đứng liên tục suốt chiều dài giằng vì khi đó nếu một dàn vì kèo chính bị phá hoại vì nguyên nhân nào đó thì sẽ chuyển lực sang các vì kèo lân cận và có thể gây phá hoại dây chuyền.

    Khi nhịp của dàn vì kèo khá lớn(

Từ khóa » Bọ Xà Gồ Là Gì