Liên Kết Xà Gồ Với Kèo? - Tư Vấn Kết Cấu, BTCT, Thi Công Xây Dựng

Hỏi đáp / Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, gạch, đá
  • Chiêm ngưỡng 16 mẫu Thiết kế nhà phố hiện đại khiến ai cũng mê mẩn ngắm nhìn
Liên kết xà gồ với kèo? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Liên kết xà gồ với kèo? Thép tấm liên kết với xà gồ ko có sườn gia cường, xà gồ ko đặt sát xuống mặt kèo. Liên kết như hình có tốt ko? Đây là chi tiết trong hồ sơ thiết kế có thật. Thanks. Có 67 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Cập nhật báo giá xây nhà trọn gói Hải Phòng mới nhất!!
GordonEt nếu chỉ vậy thì không sao, sợ thằng nào lỡ tay kéo tôn trong khi lắp dựng thì biến dạng nhiều, nặng thì bong mối hàn, nhẹ thì cong xà gồ--> bắn đinh cố định tôn xà gồ khó.
GordonEt
StevenKl tôi nghĩ nếu tấm tol đủ dày để chịu, chiều cao đường hàn đạt là được rồi đây chỉ là cách bố trí kết cấu.
StevenKl
profillinkmuoihai12 Vì sao phải làm như thế bác.
profillinkmuoihai12
RobertDum tấm thép chịu uốn cả trong mặt phẳng yếu của nó (tải trọng bản thân của các cấu kiện, mái do độ dốc). Liên kết này, và tấm thép có thể chịu được lực (cần kiểm tra lại uốn và cắt) nhưng độ cứng thì rất yếu. Nếu là tôi thì chắc chắn tôi sẽ gia cường theo phương yếu của tấm thép.
RobertDum
RobbertooWig Việc nâng xà gồ lên khỏi mặt kèo như vậy có ý đồ gì ko?
RobbertooWig
Donaldsor Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển.
Luckyman
Donaldsor tôi nghỉ chẳng có ý đô j cả,tôi nghỉ chắc người này vẽ xà gồ sai.bởi vì nếu thiết kết như vậy thì trước khi truyền tải về khung thì bọ đở sẽ chịu toàn bộ tải trọng của xà gồ.và bu lông cắt(định tính).còn không có sường ở dầm là bình thường(điều kiện ổn định cục bộ bụng dầm thõa mãn thì ok thôi,có vào nữa thì an toàn).vài dòng
Donaldsor
AlbertgeK Bản vẽ liên kết kèo với xà gồ như vậy là không sai, quan trọng là sơ đồ tính xà gồ cũng phải như vậy. Thông thường liên kết này cũng không cần gia cường kèo (Ít nhất là với những công trình công ty tôi đã thiết kế), tải trọng xà gồ nhỏ, không đủ kể làm kèo chết đâu. Mặt dưới của xà gồ và mặt trên của kèo tách nhau như vậy sẽ dễ lắp dựng hơn.
AlbertgeK
muadem116 Thế cái bụng xà gồ chữ C nó quay lên hay quay xuống thì đúng nhỉ? và vì sao vậy?
muadem116
bachtuu Bụng xà gồ chữ C quay xuống, khi đó cánh dưới mới có tác dụng chịu lực (Tỉnh tải và hoạt tải).
bachtuu
StevenKl ủa, lý thuyết này bạn kiếm đâu ra vậy?
StevenKl
michaelyork Chỉ là một liên kết đơn giản mà cũng nhiều vấn đề ghê ta.
michaelyork
PrikoliSsSSdda Tôi nghĩ trong trường hợp này họ đã làm đúng và đơn giản. Nếu đặt sát mặt kèo đến mức khi võng, cánh kèo chạm vào cánh dưới của xà gồ thì sơ đồ tính phức tạp hơn nhiều.
PrikoliSsSSdda
Arshes Góp ý với các bác. Các công trình tôi làm qua và có thi công qua, chưa thấy cấu tạo kiểu này. Đương nhiên KS kết cấu có thể thiết kế chi tiết kiểu nào củng được, nhưng cấu tạo này có nhiều khuyết điểm: 1. Không tận dụng được vật liệu. 2. Mối hàn chịu moment thường trực (nên tránh do mõi vật liêu 3. Thi công khó khăn (làm sao đặt thanh thép thẳng góc với kèo), mất thì giờ. Nói chung ý kiến của tôi là: Chi tiết cấu tạo này nên tránh. Em có làm một bãn tính thử phương án, làm sao upload lên cho các bác xem?
Arshes
deptrainhatnha Ở Việt Nam, Zamil và 1 số công ty học tập theo kiểu Zamil thường tạo lỗ ở cánh trên của kèo và liên kết trực tiếp vào đó. Cách này tuy tiện nhưng lại đòi hỏi phải tính toán độ bền, độ ổn định khi tiết diện bị giảm yếu. Cả Zamil và mấy cty kia đều bỏ qua bước này. Với kèo lớn thì chẳng ảnh hưởng, cò kèo nhỏ thì chắc chắn bị ảnh hưởng. Hầu hết các dự án ngoài nước tôi làm đều không dùng kiểu liên kết này của Zamil. Liên kết mà bạn thanhphong2001 post lên được dùng rất nhiều vì nó phản ánh lý thuyết đúng với lý thuyết tính toán. Đơn giản và dễ làm, dễ chỉnh sửa, có thể nói là yêu cầu độ chính xác thấp hơn kiểu của Zamil. Nó sẽ hơi có chút vấn đề khi vận chuyển và cẩu lắp, nhưng với nhà thông thường thì nó sẽ không có vấn đề gì với mối hàn ở bản mã cả. Với mái có độ dốc lớn hơn thì sẽ cấu tạo bản mã kiểu khác. Dĩ nhiên, Zamil và 1 số cty khác có quyền chọn kiểu liên kết nào mà họ thấy tiết kiệm chi phí và chứng minh được là nó đảm bảo
deptrainhatnha
kukuca Góp ý chút với các bác... Hhh post hình không được?/
kukuca
muaxanh Đây, đóng góp với các bác...
muaxanh
rtgreter vret ẻ Bạn thử tính với bản mã và đường hàn của 1 công trình cụ thể chưa? Bản mã đó mà không chịu được lực thì xà gồ cold-formed của bạn có chịu được lực không? Tôi tin là xà gồ sẽ bị hỏng trước. Khi đặt hẳn xà gồ lên kèo, sẽ phải tính thêm crippling chứ không như trường hợp liên kết mà bạn thanhphong2001 đã post. Bạn nói đặt xà gồ lên trên kèo sẽ có khả lăng chống lật tốt hơn. Điều đó không đúng. Xà gồ tựa vào bản mã mới có khả năng chống lật tốt hơn.
rtgreter vret ẻ
ewrewrwewe tôi cũng đồng tình với cách tính của bạn.nếu làm theo phương án đó phải tăng tiết diện bọ đỡ để chịu tải xà gồ.nếu kê trực tiếp lên cánh trên dầm thì tiết kiệm hơn
ewrewrwewe
Renatosymn không nhất thiết phải tính thêm crippling(do biến dạng hoặc cong vênh).trong tiêu chuẩn không bắt buộc tính.còn việc tính bãn mã(công ty tôi thường làm thép góc và liên kết bu lônng) là một việc làm không có j phức tạp.tuy nhiên chắc chắn trong hợp nếu kê xà gồ trực tiếp lên dầm thì bãn mã sẽ nhỏ hơn.vài dòng
Renatosymn
hiepsitayto Tiêu chuẩn nào mà ko bắt buộc tính crippling cho trường hợp đó vậy bạn? Còn bản mã, chỉ cần đủ yêu cầu về cấu tạo là được, dù có nhỏ thì nó cũng không phỉ phá hủy trước xà gồ đâu và chắc chắn nữa là nó cũng không ảnh hưởng tới giá thành. Hồi tôi còn làm ở Zamil, tôi không thấy tính giảm yếu ở phần cánh xà gồ đục lỗ và cánh trên của dầm (khi tính sơ đồ dầm liên tục, cánh dưới chịu nén). Và tôi tin nhiều công ty khác ở Việt Nam cũng làm thế mà không tính
hiepsitayto
profillinkmuoihai12 Tôi xin đính chính thêm là chi tiết liên kết này do một đơn vị tư vấn có uy tín thực hiện.
profillinkmuoihai12
noithatap Mỗi công ty đều có qui tắc thực hành riêng của họ và có lý do cho cái convention design đó. Họ chọn liên kết kiểu nào cũng được, nhưng thuyết minh tính toán phải phản ánh đúng mô hình liên kết đó.
noithatap
Alvarogime Tiêu chuẩn 338.nếu bạn nói bắt buộc tính thì ở chổ nào,còn cánh trên của dầm bạn biết vì sao không tính không?tôi nghỉ bạn quên vì sao không tính rồi đúng không.tôi không đòng ý với việc bản mã tại sao không phá hủy trước xà gồ.mỗi cấu kiện được tính đọc lập.điều bạn nói thật vô lý.tăng tiết diện bản mã sao lại không tăng giá thành.vài dòng.mong cùng tham khảo cùng bạn
Alvarogime
terrydoa ok,tôi đồng ý với quan điểm đó.
terrydoa
RaymondEr - Ồ, có thật điều này trong 338 áp dụng cho cold-formed purlins không nhỉ? . Tiêu chuẩn tính cold-form elements mà giống tiêu chuẩn tính hot-rolled elements thì quả là có vấn đề. Tôi dung AS 4600 và AISI 1996, khác xa các tiêu chuẩn AS 4100 và AISC tương ứng. Bạn thử tính xem khi xà gồ chịu full tải thì cái nào sẽ bị phá hủy trước, hoặc là biến dạng quá giới hạn trước thì thấy ngay. Chả có gì là phi lý cả. Bạn bình tĩnh mà tính thứ nhé: 1 cái bản mã, muốn bị phá hủy thì hẳn nhiên là cái lực theo phương yếu của xà gồ phải lớn. Với cái lực theo phương yếu đó, xà gồ C chết trước là cái chắc. Bạn nói điều này chứng tỏ bạn chưa thử tính. Điều nữa, bạn nghĩ là mấy cái tăng lên của bản mã ảnh hưởng tới giá thành ư. Thế thì bạn nên đi hỏi mấy người kinh doanh nhà thép đi. Trong cơ cấu giá thì phần nào là quan trọng nhất, vật liệu chiếm giá thế nào? Dịch vụ trước và sau bán hàng chiếm giá thế nào? Tiền hoa hồng cho salesmen thế nào? .... Trong cơ cấu giá vật liệu thì bản mã có giá thế nào? ... ...Và sẽ thấy sự giảm 1 chút tiết diện bản mã đó đóng góp 0% vào giá thành Còn vô lý nữa không nhỉ? Còn nếu bạn vẫn thấy tôi nói vô lý thì cứ việc ý kiến. Tôi đã từng làm kỹ sư thiết kế, phải tiết kiệm từng tý vật liệu, từng bu lông, từng bản mã, nhưng bây giờ nhận ra rằng mấy cái tiết kiệm, tối ưu đó không hề có ý nghĩa gì tới giá thành nhà thép hết.
RaymondEr
StephenDAK tai sao bạn bỏ qua mô men theo phương vuông góc mà chỉ xét phương yếu của xà gồ.khi kê trực tiếp lên dầm thì dầm mới chịu tải trọng theo phương vuông gócthay cho bản mã đó.với chi tiết như vậy điều kiện liên kết cũng tăng lên do chịu tác dụng như tôi nói. về giá thành tôi đồng ý với bạn về phương diện kinh doanh(cỏ cấu giá).có thể người thiết kế tính đảm bảo các điều kiện bền và ổn định.tuy nhiên so sành 2 chi tiết thì rõ ràng là với chi tiết như vậy vật liệu phải tăng lên do liên kết bọ đỡ với xà gồ và bọ đỡ chịu thêm tải trọng theo phương vuông góc.vai dòng
StephenDAK
delta deus Mô ment theo phương vuông góc....??? Nếu là mô hình xà gồ là dâm đơn giản thì làm gì có mô ment theo phương vuông góc. Còn nếu xà gồ làm dầm liên tục thì mô men 2 bên sẽ cân bằng (hoặc gần như triệt tiêu nhau. Vậy môment đó sẽ rất lớn ở xà gồ và rất nhỏ ở bản mã. Không tin thì bạn cứ mô hình hóa đi. Nếu bạn chưa từng làm theo AS 4600 hoặc AISI (lập bảng tính, tính liên kết) thì bạn tôi sẽ không ngạc nhiên là bạn tiếp tục ý kiến là cái xà gồ cold-formed dày khoảng 2 mm đục lỗ ở cánh của bạn sẽ khỏe hơn cái bản mã hold-rolled 8-10 mm trong mô hình của bạn thanhphong2001
delta deus
hoahuongduong dầm đơn giản không có lực tập trung hả bạn,bạn xem lại quan niệm của bạn đi.lực tập trung đặt ở đâu.bạn tham khảo bài gửi của người trước thì sẽ rõ.lực tập trung đó đâu đúng tâm mà không có mô men.
hoahuongduong
EfrainKl Hahahaha, trời ơi, thật là tuyệt vời, lần đầu tiên tôi được thấy Không còn biết nói gì nữa, bạn đừng cãi cố, tôi nói thật đấy. Là ký sư phải có cái sense of structure chứ. Tôi không muốn nói nặng lời đâu. Mô ment thì có thật, và tay đòn nó chỉ có khoảng xà gồ phải chịu xoắn lớn có khi bị hỏng trước do là cấu kiện có mặt cắt hở và thành khá mỏng. Như vậy nếu có con bọ có kích thước hợp lý và mái có độ dốc nhỏ thì đặt như trên là ok. Trường hợp mái dốc lớn nên xem xét đến khả năng chịu tải của xà gồ trước, nếu ok thì kiểm tra bản mã. Nói thêm tí là nếu tính đến tải trọng thi công cũng gây bất lợi cho bản mã kiểu này
cameralenguyen
kukuca Tôi nghĩ là bạn chưa hiểu những gì tôi nói. Đường hàn sẽ bao liên kết bản mã với kèo. Do đó nó sẽ lớn hơn cái khoảng cách tay đòn kia của bạn. Tôi nói thật, nếu chưa hiểu những gì tôi nói thì bạn nên đọc lại để hiểu, hoặc tìm tiêu chuẩn để đọc. đừng cãi cố. Nếu bạn thích đọc về cách tính bản mã thì vào AISC, phần stiffener, tiết diện T. Tôi không giải thích thêm nữa.
kukuca
rtgreter vret ẻ anh nhảy vào tranh luận với anh này đi,tóm lại trường hợp nào nguy hiểm hơn,anh ấy cứ lấy tiêu chuân nước ngoài mà dọa em tôi pó tay thui
rtgreter vret ẻ
Williamon Anh dọa làm gì. Các nhà thầu chuyên nghiệp đều có qui tắc thực hành của họ. Với à gồ cỡ nào, nhịp cỡ nào, độ dốc nào thì sẽ phải dùng loại bản mã nào. Những cái đó đã được tính toán và lập bảng tra hết rồi, không phải làm lung tung. Không thể có chuyện lực trên bản mã lớn mà lực trên xà gồ lại nhỏ được. Qua cách tôi nói thì anh có thể hiểu là tôi chưa tính cụ thể 1 kết cấu từ xà gồ Cold-formed, tiết diện giảm yếu cho đến bản mã nên cứ nghĩ ra cái gì thì cãi cái đó.
Williamon
daohiepukb @ Anh Trungcdc: Đồng ý với quan điểm tính toán của anh. Như tôi đã nói, thì với cold-formed purlins (C/ Z-shaped), purlins sẽ bị phá hủy trước gusset plates. Nếu độ dốc lớn thì phải có gusset plate khác (L-shaped) hoặc tăng độ dày... Cty tôi cũng có lập bảng tính cụ thể và bảng tra cụ thể. Với Hot-rolled purlins (vùng có tải trọng tuyết, tải thiết bị treo chẳng hạn) thì tính toán gusset plate phải được đưa vào trong thuyết minh. Tải thi công, bảo dưỡng trên mái thường cũng không lớn ( va đập vào bản cánh trên của vì kèo. Khi xà gồ chịu tải : ví dụ như tuyết, thì tải trọng lên nó khá lớn, xà gồ kê lên bản cánh thì nó truyền tải trực tiếp lên bản, mà ta biết bản cánh trên chịu nén, có thêm lực vuông góc thì dễ bị mất ổn định. Đó là phỏng đoán trên cơ sở điều kiện làm việc của các cấu kiện, ngoài ra tôi không nghĩ ra được vì sao lại nhấc xà gồ lên (hay là do kẹt được hàn???)
thietkelogo
Alvarogime Không phải va đập gây mất ổn định cánh trên của kèo mà là phải tính thêm crippling của xà gồ. Nếu tính rồi thì đặt ở đâu cũng được
Alvarogime
tontai theo ý tôi cả 2 lý do này của bác đều ko ổn, việc đặt xà gồ lên mái người ta vẫn làm thường xuyên, có vẻ còn phổ biến hơn trường hợp đặt k tiếp xúc trực tiếp như thế này. Lỗ bu lông thường chỉ hở ~2mm, chẳng đến mức tạo va đập mạnh lên kèo. Xà gồ trong kết cấu mái có một chức năng rất quan trọng đó là đóng vai trò các điểm cố kết cho cánh trên chịu nén của kèo. Vì vậy nó cần liên kết càng chắc vào kèo thì càng tốt. Tất nhiên cần phải có hệ giằng mái để hạn chế chuyển vị ngang của chúng. mà việc gì phải đoán vì sao họ làm vậy nhỉ, có thể chỉ đơn giản là để điều chỉnh cao độ mái. Vấn đề là cấu tạo này có ổn không, về cả mặt chịu lực và độ cứng, cái này thì cần một vài thông số hình học và tải trọng nữa mới phán được chứ các bác chỉ mới nhìn hình đã khẳng định chắc chắn được hoặc chắc chắn ko được có vội quá k?
tontai
anhtuannguyen0904 Cho tôi follow ý này nhé > tôi cũng nghi ngờ họ chỉ làm thế để chỉnh cao độ mái chút xíu thôi. Còn bàn tới lực với tiêu chuẩn... ở đây chắc không phải.
anhtuannguyen0904
Alvarogime Tôi thấy bạn NBG chưa đọc kỹ bài của tôi nên xin đính chính thế này: 1/Chỉ nhìn và phỏng đoán, không khẳng định (kiểu chém gió thôi) 2/Tôi không nói dung sai của bulong mà nói về kiểu làm việc của xà gồ với vì kèo thép hình tổ hợp, không nói về hệ dàn tổ hợp thanh. Với trường hợp này thì xà gồ không có tác dụng giảm chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng của bản cánh trên. 3/Tôi up cái hình lên để mọi người hình dung về phỏng đoán va đập xà gồ và cánh trên vì kèo (đoán thôi nhé, nếu muốn tính toán phải nghiêm túc hơn). > Tuy nhiên nếu làm thêm hai thanh chéo thì mọi chuyện được giải quyết đơn giản. >
Alvarogime
EfrainKl Tôi cũng góp ý 1 chút: Điều chỉnh độ cao mà dùng bản mã thì bên tôi cũng đã làm, và thường đó là giải pháp của nhà thầu thiết kế, khi mà họ muốn tạo độ vồng của mái vòm hoặc tránh võng mái cho nhà nhịp lớn. Khi đó sẽ có nhiều loại bản mã (gusset pl) trên cùng 1 dầm. Còn tính toán crippling là do tiêu chuẩn thật, vì đôi khi yêu cầu về crippling mới là critical đối với cấu kiện cold-formed. Việc dùng bản mã còn tránh được việc đục lỗ, gây giảm yếu ở cánh xà gồ, vốn là phần chịu mô men nhiều nhất. Ví dụ xà gồ của bạn cánh rộng 75+20=95 mm mà đục lỗ 14 mm cũng là đáng kể rồi. Lúc đó bạn phải tính theo tiết diện đã giảm yếu. Việc tránh đục lỗ ở cánh đôi khi cũng do yêu cầu của chủ đầu tư. Đơn giản vì họ không cảm thấy an toàn cho cái cánh kèo.
EfrainKl
noithatap Đúng là cần thông số tải trọng và hình học để biết chính xác. Anh tôi ở đây đang bàn về cấu tạo thôi, anh tôi không làm thay việc tính toán chi tiết của người thiết kế cụ thể. Thông thường thì xà gồ sẽ bị phá hoại và mất ổn định trước gusset plate. Tôi không khẳng định tất cả các trường hợp, nhưng bên tôi có tính toán và có bảng tra cho từng trường hợp riêng,
noithatap
muaxanh về khoản va đập của xà gồ với kèo, nếu bạn phỏng đoán như vậy thì tôi cũng ko có ý kiến phản đối, cũng chỉ đoán là nếu điều đó xảy ra thì cũng k ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu... về điều thứ 2: khi thiết kế thép hình tổ hợp tôi vẫn xem các điểm tựa của xà gồ là các điểm cố kết chống mất ổn định oằn của dầm thép, và cả mất ổn định nén dọc ngoài mặt phẳng. Thiết kế thanh kèo tổ hợp dài ~30m mà không có điểm cố kết chống mất ổn định thì quá khó (các hệ số mất ổn định sẽ rất lớn) Hình vẽ thứ 2 của bạn không phải mục đích để chống va đập của xà gồ với kèo mà để có thể xem cánh dưới của kèo cũng được giữ ổn định bởi xà gồ trong trường hợp nó chịu nén (trường hợp gió bốc). Thông thường đó mới là mục đích chính, sau đó nó cũng hạn chế một phần biến dạng của xà gồ.
muaxanh
trannguyen1602 một vài kiểu liên kết điển hình >
trannguyen1602
Edwandhext Cám ơn NBG Các kiểu liên kết của bạn rất sinh động, có 2 kiểu (kiểu 5, 6) áp dụng cho đề bài cho tác chủ topic này đề ra và tương đối phù hợp với điều kiện VN Các kiểu khác (dùng hot-rolled section) thì có không có gì phải bàn cả, vì nó được tính tính như các kết cấu chính và ít khi được áp dụng ở VN.
Edwandhext
levantrai em mới vào nghề, cũng đang thiết kế 1 công trình mà cái phần liên kết vì kèo với xà gồ khó hiểu quá, đọc bài của các bác xong vẫn cứ thấy tù mù >
levantrai
cameralenguyen Mấy bác này cứ phức tạp hóa vấn đề, tôi không đọc hết comment nhưng có một số ý kiến: - xà gồ nhắc lên 10mm để tránh cấn chạm với đường hàn góc hàn bản mã vào kèo (4 - 5mm). Ngoài ra để tránh ứng suất cục bộ của xà gồ lên cánh kèo (lý do này ít thiết phục hơn) - bản mã này thường 6m, nên thêm ke dày 6 để gia cường. ở ngoài dùng đầy, chẳng thấy khi nào có sự cố.
cameralenguyen
traiyo1 cách 2 ưu tiên sử dụng. cách 1 sử dụng phục vụ mục đích thi công như lắp máng xối hoặc một số công năng khác. về chịu lực cách 1 có lợi, bản mã ở phía trái làm điểm tựa cho xà gồ khi công nhân thi công lợp mái.
traiyo1
ewrewrwewe tôi thấy cách 2 được sử dụng phổ biến hơn cho các xà gồ phía trong, cách 1 sử dụng cho vị trí sát đỉnh mái. còn vì sao cách 2 lại phổ biến hơn là do : khi tải trọng thẳng đứng tác dụng ở tâm của bản cánh , lúc này khoảng cách ngang e từ điểm đặt tải so với tâm cắt của tiết diện xà gồ nhỏ hơn so với trường hợp ngược lại. tức là khả năng mất ổn định uốn xoắn (lateral torsional buckling) thấp hơn. có thể xem thêm phan 6.3, 6.3.2 của eurocode 3 (EN 1993-1-1) và phụ lục I của eurocode 9 (EN 1999-1-1)
ewrewrwewe
deptrainhatnha Tôi nghĩ cách 1 chỉ có lợi cho thi công. còn chịu lực thì cách 2 hợp lý hơn. Bởi sơ đồ 1 gây moment xoắn trong xà gồ. Đang phân vân vì basic design lại dùng cách 1.
deptrainhatnha
thuymo vậy trong thuật toán kiểm tra lateral bucking của EC3, parameter nào kể đến vấn đề này!? theo tôi biết tham số chính khi kiểm tra chỉ có load level (vị trí tải trọng, đặt ở cánh trên, cánh dưới,..) và Lcr chiều dài giằng ở phía bên thôi. chưa thấy nói về vấn đề này. thực tế ở giai đoạn sử dụng, xà gồ được liên kết chặt vào tole (bắn vích) và được giằng xà gồ kiềm lại nên nên mất ổn định do oằn uốn xoắn là không cần quan tâm. TCVN, theo tôi nhớ, tính xà gồ chỉ tính về bền và cứng. nên nói lợi về chịu lực không thuyết phục lắm!
thuymo
hoibmtose005 moment do gì gây ra hả bạn!? tôi không hiểu lắm vì xà gồ Z có 2 trục đối xứng --> trọng tâm trùng tâm xoắn nên chắc chắn không có moment xoắn tổng thể (vì lực tác dụng luôn đặt tại trọng tâm)
hoibmtose005
thanhthuonghm tôi ko rõ tcvn quy định thế nào, nhưng nếu trường hợp gió lốc (bản cánh dưới chịu nén thì cái nào có lợi hơn, nếu theo cách của bạn lúc này sẽ xảy ra mất ổn định ngoài mặt phẳng do độ lệch tâm lớn. về thực tế thi công thì tôi phải tìm hiểu thêm để nói với bạn.
thanhthuonghm
thanhtruc Kiểu cấu tạo này được hướng dẫn trong tiêu chuẩn BHP của Úc. Về mặt kết cấu họ nói rằng cấu tạo như vậy sẽ giúp kèo chống lực tác dụng cục bộ tại bản cánh. Xà gồ được chỉ dẫn liên kết bằng bắt bu lông vào bản thép định vị, đáy xà gồ cách mặt kèo 10cm. Chỉ vậy thôi. (Đọc trong một số sách nói vậy, đã thử tìm nhưng mãi không tìm được cái tiêu chuẩn BHP đó, hình như nó là một hãng xuất kết cấu thép) Còn ở Việt Nam tiêu chuẩn TK thép có nhiều điểm xuất phát từ tiêu chuẩn Nga - Snip, hiện nay thì có cả theo tiêu chuẩn châu âu-BS.
thanhtruc
ewrewrwewe Các bác đẽo cày ngaòi đường à?
ewrewrwewe
profillink10 Quay lên hay xuống hả các bác
profillink10
AlfomzoMl Chém gió thì nhiều, nhưng lí do thì lại vô cùng đơn giản 2 cách bắn trực tiếp vào cánh trên hay làm bọ và bắt vào bọ đều được, nhưng ở ZS do lí do về công nghệ, detail của họ rất ngon lành nên đục lỗ và bắt trực tiếp vào cánh trên, ở các đơn vị khác, để cho nó nhanh và tiện, cứ chế 1 cái bọ cùng 1 chiều dày, hàn nó vào là nhanh nhất tiện nhất. bọ này thường có chiều dày 5mm, lúc đục lỗ đỡ khổ hơn cái bản cánh dầm 10-20mm nhiều. Hơn nữa, nhỡ nhầm vị trí, sửa sai ở hiện trường dễ hơn Tất cả chỉ có vậy.
AlfomzoMl
dolkihote 1. Nếu xà gồ là thép hình cán nóng thì đặt trực tiếp lên kèo mà hàn. 2. Nếu là xà gồ dập nguội thì bắt buộc phải dùng chi tiết con bọ ( có sườn gia cường hay không thì tùy vào tính toán ) vì cánh xà gồ rất mỏng nếu liên kết trực tiếp sẽ gây ra phá hoại cục bộ bản cánh xà gồ. Tính xà gồ ra sao thì mọi người có thể tham khảo cuốn tính toán thanh thành mỏng của thầy Kiến. Còn xà gồ ngửa lên hay úp xuống thì phương pháp tính cũng khác nhau... Ngoài những điều này ra thì trong sách của thầy Kiến có trích dẫn quy định là loại tôn và loại vít để đảm bảo sơ đồ tính như chúng ta vẫn thường tính...
dolkihote

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:

Nhà cầu lông sử dụng vikeo và cột thép (có 69 câu trả lời)
Công nghệ thi công mới !!!! (có 10 câu trả lời)
Cách tính toán tải trọng tác dụng lên xà gồ (có 22 câu trả lời)
giải pháp thiết kế kết cấu mái che hội trường??? (có 11 câu trả lời)
[Thi công] - Làm ơn cho tớ hình ảnh thi công sàn chuyển (có 9 câu trả lời)
Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo kiểm tra ổn định theo tc AISC ! (có 18 câu trả lời)
Kèo Thép (có 26 câu trả lời)
Kết cấu thép hiện trạng và phương án gia cố (có 14 câu trả lời)
Phuơng án thi công nhà công nghiệp? (có 15 câu trả lời)
Vấn đề cột dầm sàn ??? (có 13 câu trả lời)
Moment quán tính chống xoắn? (có 8 câu trả lời)
tổ hợp nội lực , nhà công nghiệp lắp nghép (có 14 câu trả lời)
Tư vấn thiết kế STOA (có 19 câu trả lời)
momen chống uốn của thép hình (có 14 câu trả lời)
Vì kèo thép L = 20m (có 28 câu trả lời)
Cột bê tông kèo thép (có 8 câu trả lời)
Tiêu chuẩn sản xuất bulong neo J? (có 8 câu trả lời)
Cách tính toán bulong lk cột và dầm (có 18 câu trả lời)
biện pháp thi công bu lông neo (có 10 câu trả lời)
Nhà thép xuất khẩu! (có 12 câu trả lời)
bố trí lõi cứng cho khánh sạn cao tầng (có 8 câu trả lời)
Hỏi dầm cao (có 8 câu trả lời)
Khả năng chịu tải của tường (có 8 câu trả lời)
Tài liệu và ý kiến tính hồ nước mái? (có 29 câu trả lời)
Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo về phương pháp khung tương đương ! (có 8 câu trả lời)
Hỏi kinh nghiệm về thiết kế tường gạch 110, cao 3,6m (có 6 câu trả lời)
Nhà 10 tầng làm mái tôn (có 14 câu trả lời)
Khi chay nội lực Etabs báo là unable to complete operation..... (có 14 câu trả lời)
Cách tính toán toán bản thành bể nước mái? (có 7 câu trả lời)
Làm ơn cho tớ hỏi về cách tính cột bê tông cốt thép? (có 27 câu trả lời)
Cách tính toán toán cột bê tông cốt thép ? (có 24 câu trả lời)
Cấy Cột Lên Sàn !!! (có 17 câu trả lời)
Thép cột trên lớn hơn thép cột dưới? (có 74 câu trả lời)
Cốt đai cho thép gia cường của dầm? (có 25 câu trả lời)
móng cho tháp nước (có 5 câu trả lời)
Cách tính toán vách theo UBC 97 zone 2 (có 9 câu trả lời)
Mọi người làm ơn cho hỏi khung chịu lực ? (có 9 câu trả lời)
Ứng suất tiếp max dầm chữ T? (có 12 câu trả lời)
Nhờ mọi người chọn sơ bộ cấu kiện nhà dân! (có 13 câu trả lời)
Tài liệu về thiết kế thi công 3D panel! (có 17 câu trả lời)
Có được trộn bê tông khác Mác với nhau không? (có 12 câu trả lời)
Làm ơn cho tớ giúp đỡ cách chọn tiết diện cột bằng thép hộp. (có 13 câu trả lời)
Giúp em về bản vẽ thi công... (có 13 câu trả lời)
Hệ số khí động nhà thép có cửa trời (có 8 câu trả lời)
Nhà thép CN 1 tầng, 3 nhịp ? (có 9 câu trả lời)
giúp em ký hiệu bản vẽ thép móng (có 16 câu trả lời)
Quan điểm tính toán nhà thép (có 35 câu trả lời)
Kết cấu thép nhịp lớn có khoét lỗ rỗng? (có 22 câu trả lời)
Vật liệu cho kêt cấu thép nhà cao tầng (có 9 câu trả lời)
So sánh tiết diện nào tốt hơn cho thanh dầm (có 22 câu trả lời)
... Xem thêm

CÁC BÀI GẦN ĐÂY

Mặt tiền nhà phố 5m

Mặt tiền nhà phố 5m

Thiết kế nhà Hải Phòng

Thiết kế nhà Hải Phòng

Mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp

Mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp

Báo giá xây nhà trọn gói

Báo giá xây nhà trọn gói

Nội thất shop thời trang Mr.John - Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

Nội thất shop thời trang Mr.John - Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

KHUYẾN MẠI HOT

Mẫu nhà 3 tầng tân cổ điển mặt tiền 5m ⭐ Đơn giá Xây trọn gói ⭐ Miễn phí Thiết kế nhà ⭐ Thiết kế nội thất
Kiến trúc nhà đẹp
"Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng Hotline: KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666 KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88 KTS. Mr.Thành 0912.308.118 Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/
back to top

Từ khóa » Bọ Xà Gồ Là Gì