Bộ Xương, Các Loại Xương Và Khớp Xương Người - Trị Liệu Gia Bảo
Có thể bạn quan tâm
Các thành phần chính của bộ xương
Bộ xương người chia làm ba phần làxương đầu(gồmcác xương mặtvàkhối xương sọ),xương thân(gồmxương ức,xương sườnvàxương sống) vàxương chi(xương chi trên -tayvà xương chi dưới -chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở cáckhớp xương. Về phân bổ, có 80 xương trục và 126 xương treo.
Bộ xương trục( axial skeleton) gồm 22 xương sọ, 1 xương móng, 6 xương nhỏ của tai và 51 xương thân. Xương thân gồm 26 xương cột sống, 24 xương sườn, 1 xương ức. Xương sọ gồm 8 xương hộp sọ và 14 xương mặt
Cột sốngngười trưởng thành gồm một hệ thống có26 đốt xương bao gồm 7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, xương cùng và xương cụt.Xươngcùng vốn do 5 đốt hông liền nhau tạo nên vàxươngcụt vốn do 4 đốt cụt liền lại tạo nên.Bộ xương treo(( xương chi) appendicular skeleton) gồm 64 xương chi trên và 62 xương chi dướiTrong bộ xương còn có nhiều phầnsụn. Khối xươngsọở người gồm 8 xương ghép lại tạo rahộp sọlớn chứanão. Xươngmặtnhỏ, cóxương hàmbớt thô so vớiđộng vậtvì nhai thức ăn chín và không phải làvũ khítự vệ. Sự hình thànhlồi cằmliên quan đến các cơ vận độngngôn ngữ.Cột sốnggồm 33 - 35 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Cácxương sườngắn vớicột sốngvà gắn vớixương ứctạo thànhlồng ngực, bảo vệtimvàphổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.
Các loại xương
Căn cứ vào hình dạng cấu tạo, người ta phân biệt bốn loại xương là:
- Xương dài:cấu trúc hình ống, có mô xương xốp ở hai đầu xương, giữa chứatủy đỏở trẻ em và chứamỡvàng ở người trưởng thành như xương cánh tay,xương đùi,xương cẳng chân,... Loại xương này có nhiều nhất.
- Xương ngắn:kích thước ngắn, chẳng hạn nhưxương đốt sống,xương cổ chân,cổ tay,...
- Xương dẹt:hình bản dẹt, mỏng nhưxương bả vai,xương cánh chậu, cácxương sọ. Loại xương này ít nhất.
- Xương không đều (xương hình bất định): là những xương có hình thể phức tạp như xương hàm trên, xương thái dương, xương ở nền sọ.
Các khớp xương
Nơi tiếp giáp giữa cácđầu xươnggọi làkhớp xương.
Trong cơ thể con người có tất cả 306 khớp xương: khớp sọ: 86; khớp họng: 6; khớp cột sống và xương chậu: 76; khớp tay: 32 (2 tay: 64); khớp chân: 31 (2 chân: 62); khớp ngực: 66
Có ba loại khớp là:khớp độngnhư các khớp ở tay,chân;khớp bán độngnhư khớp cácđốt sốngvàkhớp bất độngnhư khớp ởhộp sọ.
- Khớp độnglà loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trongcơ thể ngườinhư khớpxương đùivàxương chày, khớpxương cánh chậuvàxương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớpsụntrơn, bóng và đàn hồi, có tác dụng làm giảm sựcọ xátgiữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm chứa đầy chất dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi làbao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là nhữngdây chằngdai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc hai đầu xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà loại khớp này cử động dễ dàng. Khớp động phức tạp nhất trong cơ thể người làkhớp gối.
- Khớp bán độnglà loại khớp mà giữa hai đầuxươngkhớp với nhau thường có mộtđĩa sụnlàm hạn chế cử động của khớp. Khớp bán động điển hình làkhớp đốt sống, ngoài ra còn cókhớp háng. Ở trẻ em, có xương chậu...các đĩa sụn rất đàn hồi nên dễ uốnlưngmềm mại hay xoạc chân ra dễ dàng. Trái lại ởngười trưởng thànhvà nhất làngười già, các đĩa sụn dẹp lại làm cột sống khó cử động hơn, xoạc chân ra khó khăn.
- Khớp bất động:Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với nhau, như xươnghộp sọvà một sốxương mặt. Các xương này khớp với nhau nhờ cácrăng cưanhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểuvảycánên khicơco không làm khớp cử động.
Cấu tạo và tính chất của xương
Cấu tạo và sự phát triển của xương
- Cấu tạo và chức năng của xương dài:Haiđầu xươnglàmôxương xốpcó các nan xương xếp theo kiểuvòng cung, phân tán lực tác động và tạo ô chứatủy đỏ xương. Bọc hai đầu xương là lớpsụnđể giảm ma sát trong đầu xương. Đoạn giữa làthân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có:màng xươngmỏng,mô xương cứngvàkhoang xương. Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang. Mô xương cứng chịu lực, đảm bảo tính vững chắc cho xương.Khoang xươngchứatủyxương, ở trẻ em là tuỷ đỏ sinhhồng cầu; ở người trưởng thànhtủy đỏđược thay bằngmô mỡmàu vàng nên gọi làtủy vàng.
- Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt:xương ngắnvàxương dẹtkhông có cấu tạo hình ống, bên ngoài làmôxươngcứng, bên trong lớpmô xương cứnglàmôxươngxốp gồm nhiềunanxương và hốc trống nhỏ (như mô xương xốp ở đầuxương dài) chứatủy đỏ.
Xương to ra vềchiều nganglà nhờ cáctế bàomàng xươngphân chia tạo ra những tế bào mới đẩy tế bào cũ vào trong rồihóa xương. Xương dài ra là nhờ quá trình phân bào ởsụntăng trưởng. Ở tuổithiếu niênxương phát triển nhanh. Đến 18 - 20 tuổi ởnữhoặc 20 - 25 tuổi đối vớinamxương phát triển chậm lại. Ởngười trưởng thành,sụntăng trưởng không còn khả năng hóaxương, vì thế người không cao thêm.Người giàxương bịphân hủynhanh hơn sựtạo thành, tỉ lệcốt giaogiảm, vì vậy xương người già xốp giòn và dễ gãy và nếu gãy thì xương phục hồi rất chậm, không chắc chắn.
Thành phần hóa học và tính chất của xương
Xương có haiđặc tínhcơ bản:mềm dẻovàbền chắc. Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả cáclựccơ họctác động vào cơ thể, nhờ tính bền chắc mà bộ xương có thể nâng đỡ cơ thể. Độ bền chắc của xươngngười trưởng thànhcó thể gấp 30 lần so với loạigạchtốt. Sở dĩ xương có được hai tính chất trên là nhờ vào thành phầnhóa học. Xương được cấu tạo từ 2chấtchính: một loạichất hữu cơgọi làcốt giaovà một sốchất vô cơlà cácmuốican-xi. Chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo. Tỉ lệ cốt giao thay đổi tùy theo tuổi. Trong xươngngười trưởng thành, cốt giao chiếm 1/3 còn các muối can-xi chiếm khoảng 2/3. Nếu ta đem tách riêng haichấtnày thì xương không đạt đủ hai đặc tính trên.
Thí nghiệm: lấy hai xương đùi ếch: một xương ngâm trongdung dịcha-xit clo-hi-đric(HCl) 10% để hòa tan hết các muối can-xi, còn một xương đốt trên ngọnlửađèn cồn để đốt cháy hết cốt giao. Sau 10 - 15 phút lấy đoạn xương ngâm trong HCl 10% ra ta dễ dàng uốn cong, thậm chí thắt nút lại được như một sợi dây đoạn xương này vì nó rất mềm. Đợi đến khi không còn khói bay lên ta tắtđền cồnrồi bóp nhẹ phần xương đã đốt thì thấy nó vỡ vụn ra. Tuy vậy khi lấy hai đoạnxươngra chúng vẫn giữ nguyên hình dạng.
Ở trẻ em, cốt giao lại chiếmtỉ lệcao hơn so vớimuối can-xi, vì vậy xương trẻ em mềm dẻo hơn xương người lớn.
Từ khóa » Cấu Tạo Xương Sọ Bò
-
Giải Phẫu Cấu Tạo Bộ Xương Bò, Tên Xương Và Các Cơ Quan Nội Tạng
-
Cấu Tạo Bộ Xương động Vật - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Sơ đồ Cấu Tạo Xương Và Các Bộ Phận Của Bò - AnhưngVet
-
Cấu Tạo Của Bộ Xương - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hệ Thống Xương: Giải Phẫu Và Chức Năng - Dieutri.Vn
-
Hệ Xương Bò Sát (Reptilia) - TaiLieu.VN
-
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC GIẢI PHẪU- SINH LÝ VẬT NUÔI | Xemtailieu
-
Hệ Vận động – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bộ Xương Người Có Mấy Phần, Cấu Tạo Và Chức Năng Cụ Thể
-
Bài 7: Bộ Xương - Củng Cố Kiến Thức
-
Bộ Xương Người: Cấu Tạo Gồm Mấy Phần, Có Bao Nhiêu Chiếc?
-
Tất Tần Tật Về Bộ Xương Con Người - Vinmec