Bôi Trơn Bằng Phương Pháp Vung Té - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Là phương án thường dùng trong các động cơ cỡ nhỏ công suất vài mã lực hoặc
động cơ một xylanh kiểu nằm ngang, tốc độ thấp.
Dầu bôi trơn được chứa trong cácte nằm ngay dưới trục khuỷu ở một khoảng
cách thích hợp đủ để các thìa múc dầu gắn trên đầu to thanh truyền có thể tới được.
Khi động cơ làm việc các thìa múc dầu lên và vung té. Lúc này trong hộp trục khuỷu
sẽ hình thành một không gian sương mù gồm các giọt dầu có kích thước lớn đến các
hạt dầu lơ lửng với kích thước rất nhỏ. Các giọt dầu và hạt dầu sẽ bám lại trên bề mặt
các chi tiết trong hộp trục khuỷu và bôi trơn chúng. Ví dụ như: Piston, xi lanh, …
Hình 5.2. Bôi trơn bằng phương pháp vung té.
1: Môi vung dầu 2: Lỗ phun dầu
5.2.2. Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu trong nhiên liệu.
Đây là phương án được sử dụng trong các động cơ xăng hai kì cỡ nhỏ sử dụng dòng khí
quét trong hộp trục khuỷu. Dầu được pha với xăng theo một tỉ lệ nhất định 1/20 đến 1/25.
Trong quá trình làm việc khí hỗn hợp có lẫn các hạt dầu rất nhỏ được đưa vào trong hộp trục
khuỷu sau đó mới theo lỗ quét vào trong các xylanh. Như vậy các hạt dầu sẽ bám trên bề mặt
Nạp Nén Nổ Xả Hình 5.3. Bôi trơn trong động cơ hai kì
và bôi trơn các chi tiết máy trong hộp trục khuỷu như ổ trục, đầu to thanh truyền, chốt piston, piston, xylanh.
Một phần dầu không cháy hết trong xylanh sẽ chảy xuống góp phần bôi trơn
trong mặt gương xi lanh, piston và xylanh.
* Các phương pháp pha dầu trong nhiên liệu.
- Cách thứ nhất: Xăng và dầu được hòa trộn trước gọi là xăng pha dầu
- Cách thứ hai: Dầu và xăng chứa ở hai thùng riêng rẽ trên động cơ.
- Cách thứ ba: Dùng bơm phun dầu trực tiếp vào trong họng khuếch tán hay vị trí
bướm ga.
5.2.3. Phương án bôi trơn cưỡng bức
5.2.3.1. Hệ thống bôi trơn cácte ướt
a). Sơ đồ nguyên lý
b). Nguyên lý làm việc:
Khi động cơ làm việc bơm dầu được dẫn động lúc này dầu trong cácte 1 qua
phao lọc dầu 2 đi vào bơm. Sau khi qua bơm dầu có áp suất cao khoảng 2-6
Kg/cm2.được chia thành hai nhánh:
Hình 5.4. Hệ thống bôi trơn cácte ướt.
1: Các te dầu 9: Đường dầu đến ổ trục khuỷu 2: Phao lọc dầu 10: Đường dầu đến ổ trục cam 3: Bơm dầu 11: Bầu lọc tinh
4: Van điều áp 12: Két làm mát dầu 5: Bầu lọc dầu 13: Van nhiệt
6: Van an toàn 14: Đồng hồ báo mức dầu 7: Đồng hồ đo áp suất 15: Miệng đổ dầu
- Nhánh 1: Dầu bôi trơn đến két 12, tại đây dầu được làm mát rồi trở về cácte nếu
nhiệt độ dầu cao quá quy định.
- Nhánh 2: Đi qua bầu lọc thô 5 đến đường dầu chính 8. Từ đường dầu chính dầu
theo nhánh 9 đi bôi trơn ổ trục khuỷu sau đó lên bôi trơn đầu to thanh truyền qua lỗ
khoan chéo xuyên qua má khuỷu (khi lỗ đầu to thanh truyền trùng với lỗ khoan trong cổ
biên dầu sẽ được phun thành tia vào ống lót xylanh). Dầu từ đầu to thanh truyền theo
đường dọc thân thanh truyền lên bôi trơn chốt piston. Còn dầu ở mạch chính theo nhánh 10 đi bôi trơn trục cam…cũng từ đường dầu chính một đường dầu khoảng 15 - 20% lưu
lượng của nhánh dầu chính dẫn đến bầu lọc tinh 11. Tại đây những phần tử tạp chất rất
nhỏ được giữ lại nên dầu được lọc rất sạch. Sau khi ra khỏi bầu lọc tinh với áp suất còn
lại rất nhỏ dầu trở về cácte 1.
Van ổn áp 4 của bơm dầu có tác dụng giữ cho áp suất dầu ở đường ra khỏi bơm không
đổi trong phạm vi tốc độ vòng quay làm việc của động cơ. Khi bầu lọc thô 5 bị tắc van an
toàn 6 sẽ mở, phần lớn dầu sẽ không đi qua bầu lọc mà lên thẳng đường dầu chính bằng
đường dầu qua van để đi bôi trơn, tránh hiện tượng thiếu dầu cung cấp đến các bề mặt ma sát
cần bôi trơn.
Van nhiệt 13 chỉ hoạt động (đóng) khi nhiệt độ dầu lên quá cao khoảng 800
C.
Dầu sẽ qua két làm mát 12 trước khi về cácte.
5.2.3.2. Hệ thống bôi trơn cácte khô
a). Sơ đồ nguyên lý
Hình 5.5. Hệ thống bôi trơn các te khô. 1: Các te dầu 8: Đường dầu chính
2,5: Bơm dầu 9: Đường dầu đến ổ trục khuỷu 3: Thùng dầu 10: Đường dầu đến ổ trục cam 4: Phao hút dầu 11: Bầu lọc tinh
6: Bầu lọc thô 12: Đồng hồ báo nhiệt độ dầu 7: Đồng hồ báo áp suất 13: Két làm mát dầu
b). Nguyên lý làm việc :
HTBT cácte khô khác cơ bản với HTBT cácte ướt ở chỗ có thêm từ một đến hai bơm dầu số 2, làm nhiệm vụ chuyển dầu sau khi bôi trơn rơi xuống cácte. Từ cácte dầu
qua két làm mát 13 rồi về thùng chứa 3 bên ngoài động cơ. Từ đây dầu được bơm lấy
đi bôi trơn giống như ở HTBT cácte ướt.
Từ khóa » Bôi Trơn Bằng Vung Té ở Các Vị Trí Nào
-
Hệ Thống Bôi Trơn Là Gì? Những Thông Tin Thú Vị Nhất
-
Hệ Thống Bôi Trơn Là Gì? Cấu Tạo Và Các Hư Hỏng Thường Gặp - VinFast
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Bôi Trơn, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động
-
#Hệ Thống Bôi Trơn Là Gì? Phương Pháp Bôi Trơn HIỆN ĐẠI NHẤT
-
Tìm Hiểu Về Hệ Thống Bôi Trơn động Cơ - OTO-HUI
-
Các Phương Pháp Bôi Trơn động Cơ | OTO-HUI
-
Hệ Thống Bôi Trơn Cưỡng Bức Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc
-
Hệ Thống Bôi Trơn: Sơ đồ, Nguyên Lý Làm Việc, - Xe Ô Tô
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Ô Tô - Chức Năng Và Cấu Tạo
-
Tìm Hiểu Về Hệ Thống Bôi Trơn Của ô Tô - Hà Thành Garage
-
Tìm Hiểu Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên ô Tô | DPRO Việt Nam
-
Nguyên Lý Làm Việc Của Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe ô Tô
-
Nhiệm Vụ, Cấu Tạo Sơ đồ Nguyên Lý Hệ Thống Bôi Trơn động Cơ
-
Bài 25: Hệ Thống Bôi Trơn - Hoc24
-
Hệ Thống Bôi Trơn ở động Cơ đốt Trong | Technicalvn
-
Vì Sao Gọi Là Hệ Thống Bôi Trơn Cưỡng Bức - Cùng Hỏi Đáp
-
Hệ Thống Bôi Trơn: Cấu Tạo? Các Hư Hỏng Và Sửa Chữa? 2022