[Bookademy] Review Sách "Mảnh Đất Lắm Người Nhiều Ma" - YBOX

Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây
Tú Đình

~100.000 followers

Theo dõi Nhắn tin
Thông tin
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích

Chưa có thông tin

Cần tim bạn

Chưa có thông tin

  • Đang cập nhật...
Tú Đình@Viện Sách - Bookademy

public6 năm trước

1

[Bookademy] Review Sách "Mảnh Đất Lắm Người Nhiều Ma": Tác Phẩm Lạ Thường Nhưng Đầy Triết Lý Về Lối Sống Vùng Nông Thôn Xưa

Những tranh chấp của dòng họ và sự biến chất của những người mang nặng tư tưởng phong kiến:

Trong nét đẹp của văn hóa dân tộc Việt Nam thì người nông dân và cuộc sống của vùng thôn quê luôn là đề tài khai thác của rất nhiều tác phẩm nghệ thuật và điện ảnh Việt Nam, các tác phẩm nghệ thuật đưa ra nhiều khía cạnh của cuộc sống và bản chất dung dị đời thường của người nông dân Việt Nam nhưng vẫn còn tồn tại một số quan điểm và tư tưởng cản trở sự phát triển của vùng quê nông thôn nghèo, nơi đó con người chân chất thôn quê nhưng đã bị chi phối bởi sự phát triển giữa lằn ranh quyền lực và hệ tư tưởng phong kiến đan xen nhau, đấu tranh lẫn nhau gây ra sự bất đồng và xảy ra những hệ lụy nhưng đến cuối cùng những con người trẻ, tư tưởng trẻ tuổi đã đập tan những hệ tư tưởng lỗi thời, bảo thủ và mang đến cho vùng quê một sự đổi thay mới, một khởi đầu mới.

Mảnh đất lắm người nhiều ma là một tiểu thuyết viết về nông thôn và người nông dân trong công cuộc đổi mới nhưng vẫn còn tồn tại đâu đó phảng phất sự u ám giữa những cuộc tranh giành mà cái chính yếu là sự tị nạnh, tranh giành giữa các dòng họ với nhau, giữa những thế hệ cũ và tư tưởng bảo thủ tranh đấu nhằm mục tiêu loại trừ những nhau. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã chủ động làm bộc lộ qua những trang viết về một vùng nông thôn có nhiều thay đổi qua các sự chuyển giao, sự xáo trộn, tranh đấu giữa các bên đối lập nhau , tranh chấp nhau giữa các thế hệ cũ như ông Phúc, ông Thủ rồi cho đến khi lớp người trẻ như Tùng và Đào họ bắt đầu tiếp cận với những đổi thay thì lúc đó có lẽ ánh sáng hay nói cách khác là những gam màu sáng bắt đầu xóa tan lớp màn đêm u tối quấn lấy tư tưởng và cuộc sống của mỗi người dân nơi làng Giếng Chùa . Vùng nông thôn đã trải qua công cuộc cải cách ruộng đất đánh đổ địa chủ phong kiến rồi hợp tác xã nông nghiệp giữa những đổi thay thì đâu đó vẫn có những người dân chẳng màng thế sự vẫn có thể bị lôi kéo vào vòng xoáy của cuộc sống, của thời cuộc như anh nông dân nghèo Chu Văn Quềnh chỉ biết sống cuộc đời có chai cuốc lủi và những bữa nhậu như thế là quá đủ, nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn rất nặng nề ở những thế hệ đi trước ràng buộc đến các thế hệ kế cận . Cuộc xung đột giữa phe cánh này, phe cánh kia, dùng chính quyền lực của mình vào mục đích tranh giành đấu đá , các gia đình mang nặng tư tưởng và lề thói phong kiến cũ. Người dân không phát huy được quyền làm làm chủ, tư tưởng dân chủ đang ngày càng đè nén đang trở thành tư tưởng cố hữu trong thời điểm chuyển giao giữa các thế hệ với nhau và của những sự thay đổi của hình thái xã hội. Nếp suy nghĩ và đạo lý phong kiến lại mang bộ áo đã quá chật không còn phù hợp với tư tưởng và đạo đức cách mạng . Lớp người mang nặng tư tưởng trên lại chính là ông Phúc, ông Hàm và ông Thủ đang dùng chính quyền lực của mình với mục đích là tranh đấu dòng họ hơn thua nhau xảy ra xung đột và mất đi sự yên bình với vốn vẻ của một vùng quê đang ngày càng thay đổi, sự thay đổi ngày càng lớn và lề thói phong kiến chỉ được thay đổi khi những lớp trẻ với những suy nghĩ mới thay đổi các thế hệ phong kiến nhưng lại rất phù hợp với tư tưởng và đạo lí cách mạng trong thời kì mới. Nhưng rất may mắn là ở vùng thôn quê như làng Giếng Chùa đã xuất hiện những con người trẻ với tư tưởng mới như Đào, Tùng,...... . Những con người trẻ với tư tưởng mới là những người không bị gò bó và ảnh hưởng bởi tư tưởng và định kiến của lớp người mà tư tưởng phong kiến đã in hằn vào cách nghĩ và chính ngay nếp sống đời thường của bản thân họ , Tùng, Đào họ sống thoải mái ,không gò bó và tràn trề sức trẻ, họ năng động và tư tưởng đổi mới và cái của họ có là cái mà sự thay đổi của vùng thôn quê Giếng Chùa rất cần vào thời điểm sự thay đổi đang ngày càng lấn sâu vào hệ tư tưởng của làng thôn quê Giếng Chùa. Mảnh đất lắm người nhiều ma – ngay tên tiểu thuyết đã gây cho người đọc một sự tò mò xen lẫn suy nghĩ về một cái gì đó theo chiều hướng là truyện kinh dị nhưng thực chất lại là một tác phẩm nêu bật lên nét đẹp của những con người trẻ với những tư tưởng mới và phản ánh những lề thói, nếp sống cũ đã không còn phù hợp đang ngày ngày quấn lấy sự phát triển và chiều hướng đi lên theo đúng tư tưởng và đạo lí cách mạng của những nhân vật đã được phản ánh của một vùng thôn quê Việt Nam đang ngày càng có sự thay đổi mới mẻ và hơi hướng năng động mang màu sắc của sức trẻ,của tuổi trẻ ngày càng đi lên. Thực sự tên tác phẩm đã phản ánh rất rõ về một mảnh đất lắm người nhiều ma, ma giả ,ma thật và đang trộn lẫn vào nhau gây nên những cuộc tranh giành dòng họ xảy ra đầy chuyện vui có, buồn có , hậu quả có nhưng lại là những chuyện mà gợi lại cho người đọc biết bao kí ức về vùng quê Việt Nam của quá khứ. Nhưng cuối cùng thì những cái cổ hũ, lạc hậu hay tiêu cực và tranh giành đã rơi vào khủng hoảng dữ dội để tự hủy diệt do những xung đột của những sự việc vốn đã đi quá khuôn phép của xã hội đã đang thay đổi từng ngày nơi vùng nông thôn Việt Nam.

Mâu thuẫn bắt nguồn từ thời xa xưa và ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều thế hệ .............

Làng Giếng Chùa có hai dòng họ kình nhau là họ Vũ Đình và họ Trịnh Bá. Thuở xưa, trưởng họ Vũ là ông Đại đã thắng trưởng họ Trịnh là ông Hoành, làm nhà ông Hoành sạt nghiệp. Họ Trịnh còn bị họ Vũ bôi đen mặt tổ thờ của họ, nên sinh ra sự mâu thuẫn qua rất nhiều đời mà nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã khai thác sâu vào lớp thế hệ kế cận , từ đó dẫn đến hành vi chất chứa thêm thù hằn của họ Trịnh khi âm mưu tiến hành đào mả để làm cho họ Vũ suy tàn, làm ăn không nên, qua đó cho thấy nông thôn và vùng quê từ thuở xa xưa tư tưởng đố kị, tranh chấp của lề thói phong kiến đã quá ăn sâu vào ý thức hệ của con người.

Thế hệ kế cận tiếp theo thì mâu thuẫn tranh đấu mượn danh cơ quan đoàn thể để tiếp tục công kích, triệt hạ nhau giữa ông Phúc trưởng tộc họ Vũ và ông Hàm trưởng tộc họ Trịnh, do bà Son là vợ ông Hàm nhưng có qua lại và nảy sinh tình cảm với ông Phúc mặc dù ông Phúc đã có vợ từ trước cả hai có một cuộc tình sâu đậm và bà Son đã có ý định bỏ trốn khỏi làng cùng ông Phúc nhưng do ông Phúc không dám trốn đi với bà Son nên khi ông Hàm lấy về đã đày đoạ bà Son xem bà như một người nô lệ và vẫn giữ cách đối xử vô cùng phong kiến với bà. Ngoài ra còn mâu thuẫn quyền lực khi ông Thủ là em ông Hàm làm bí thư xã, còn cánh nhà ông Phúc thì mất quyền. Khi ông Đại chết, ông Hàm theo lời bố dặn đã đi quật mồ mã của ông Đại. Nhưng do Tùng, cháu ông Phúc và là trưởng tộc tương lai của họ Vũ là bộ đội xuất ngũ và được kết nạp Đảng nên tư tưởng rất phù hợp với thời đại và rất trẻ trung có mối quan hệ yêu đương với Đào là con gái lớn của ông Hàm, còn về hành vi đào mồ mả của ông Hàm đã bị phát hiện kịp thời do cánh họ Vũ nên ông Phúc và con cháu cho cả họ biết và báo cho chính quyền nhờ can thiệp. Ông Hàm bị bắt quả tang và giam ở xã về tội xúc phạm vong linh người đã khuất.

Ông Thủ em ông Hàm thì lại là người lo cho cái ghế của mình nhiều hơn nên rất sợ ông Hàm ảnh hưởng đến mình và cả sự nghiệp của ông gây dựng cũng tan theo mây khói, nên ông Thủ lợi dụng bà Son dụ ông Phúc ra bờ sông nói chuyện, sau đó bắt quả vu cho ông Phúc quan hệ bất chính với bà Son, dựa vào đó ông Phúc phải chấp nhận yêu cầu từ phía ông Thủ để rút đơn kiện và ông Hàm được trả tự do. Chú cháu Thủ và Cao còn lợi dụng bày mưu hại họ Vũ nên sờ soạng bà Son vào đêm tối để vu oan cho nhà họ Vũ nhưng bà Son vốn là người cam chịu , hiền lành và thục đức nên quá uất ức mà ra sông tự tử tìm đến cái chết trớ trêu thay người vớt được bà Son lại là ông Phúc. Đào biết Tùng là người trong họ Vũ đồng ý khởi kiện ông Hàm nên đã chia tay anh. Sở dĩ cái tên “ mảnh đất lắm người nhiều ma” là vì việc chia đất ruộng ở xã, các phe đấu đá nhau chí tử để tranh đất tốt mà mới xảy ra những chuyện mâu thuẫn đấu đá lẫn nhau làm xấu đi bản chất của người nông dân chân chất và bình dị như anh nông dân Chu Văn Quềnh. Kết thúc truyện là Đào quay lại với Tùng và ông Hàm nhận ra lẽ phải, ông Thủ và Phúc ngồi lại nhận ra mình tranh đấu để được gì và mọi sự việc xảy ra cũng như những con người trẻ đã phần nào tác động vào họ khiến họ phải suy nghĩ lại tạo nên một vùng quê Giếng Chùa nhiều ma nhưng đã có một kết cục an toàn và trả về cho người nông và vùng thôn quê nét đẹp vốn dĩ nó đã sở hữu.

Nhân vật được xem là Chí Phèo nhưng làm nổi bật sự chân chất của người dân vùng quê Giếng Chùa vốn đã bị chi phối bởi.......

Người nông dân Chu Văn Quềnh là nhân vật được nhận xét là đắt nhất của “mảnh đất lắm người nhiều ma”, anh được ví như Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao – người nông dân do không có trình độ nhất định lại quá chân chất cũng bị cuốn vào vòng xoay của những tư tưởng phong kiến vốn đã trường tồn với vùng thôn quê. Tôi thực sự khuyên người đọc nên đọc tác phẩm này vì nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã rất khôn khéo khi để anh Chu Văn Quềnh là nhân vật đan xen giữa những đen tối u ám nơi vùng quê là sự hóm hỉnh dễ chịu cho người đọc khi thưởng thức tác phẩm. Khi đọc những dòng văn của Nguyễn Khắc Trường có thể thấy anh Quềnh dưới ngòi bút của ông được khắc họa rất chân thật, bổ bã, sảng khoái và cũng rất Chí Phèo.

Anh Quềnh là người đã bị cả Giếng Chùa quay lưng vì lời đồn bị ma trên đồi Ông Bụt ám, đến trong đám ma cụ tổ họ Vũ Đình, trộm rượu trong bếp rồi uống đến “ quần ống cao ống thấp”. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã tìm đến nhân vật Chí Phèo “chửi trời, chửi đời” của nhà văn Nam Cao nhưng có lẽ Nguyễn Khắc Trường vẫn để cho anh quềnh là một người không mất đi lẽ sống ở đời như Chí Phèo , anh Quềnh ít lời quá, những lời đầu tiên và cũng là cuối cùng của anh là lời tự sự trong căn lều rách nát của ông Nghênh cắt tóc ở phố huyện để lại cho ở nhờ với người đàn bà tha hương ôm đứa con chết yểu vì đói. Vẫn là một anh Quềnh ham uống rượu đến mức bị người mưu đồ làm hỏng cái máy xây xát nhưng không còn dễ nổi nóng và bị lợi dụng nữa. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã đưa người đàn bà ôm con tha hương vào phim như một định mệnh để cứu thoát anh Quềnh bổ bã, đưa anh về trở thành một người nông dân, một người công nhân đóng góp sức lực cải cách quê hương. Nếu như nhà văn Nam Cao để cho Chí Phèo gặp Thị Nở rồi bị cô cự tuyệt và tìm đến cái chết để giải thoát thì nhà văn Nguyễn Khắc Trường lại để cho Quềnh gặp người đàn bà đó để anh được sống với hạnh phúc mà bất kì nguiời đàn ông nào cũng mong muốn một gia đình hạnh phúc không giàu có nhưng lương thiện và đầm ấm.

Một kết thúc cho thấy sự thay đổi và tín hiệu đó phát ra từ những người trẻ :

Có một số nhà văn đã từng nhận xét rằng tiểu thuyết này nên được đặt tên là “Mảnh đất ít người nhiều ma” đó là những con ma sống thực chứ không phải là những linh hồn đã chết.Có lẽ tôi tìm thấy ở tác phẩm này những Đào, Tùng, Minh, trung tá Chỉnh hay hai nhân vật bạc mệnh bà Son và anh Quềnh là người nhưng cũng đã trải qua một cuộc sống như ma trước khi trở lại làm người còn những nhân vật khác của tác phẩm đều là những con ma sống thực bị tư tưởng họ hàng gia tộc và tranh đấu của ý thức hệ phong kiến vẫn còn quấn lấy họ và dùng đủ mọi thủ đoạn để đạt được mục đích. Nhân vậy gây nên bao phen song gió là ông Hàm người đàn ông cùng quẩn và sống chỉ vì mục tiêu trả thù và cũng vì nguyên nhân trên mà đến mức nỡ lòng quật tung cả nấm mồ người đã chết. Ông Phúc chính là người họp các Đảng viên trong họ tại nhà để đưa ra những chiến lược để chống lại họ hàng bên Trịnh Bá. Đây là hai nhân vật trong hai họ Trịnh Bá – Vũ Đình đã tạo ra bao nhiêu song gió và không thể kể đến những nhân vật phụ nhưng cũng là ma giữa vòng xoáy chuyển giao và kim tiền, những con ma tham lam và ích kỉ, những con ma chỉ chờ sơ hở để triệt hạ người khác . Ông thống Biệu phát biểu một câu nói tôi cho là nó tóm lại toàn bộ những giá trị chân, thiện, mĩ mà Vũ Khắc Trường gửi gắm “chỉ có thể trị được ma chết, chứ không trị được ma sống” như một lời nói làm người đọc cảm thấy có phần gì đó đúng là như vậy.

Nhưng có lẽ sau bao biến cố thì ai cũng hiểu nhà văn đã tạo ra và hướng đến một kết thúc đầy ấm êm và chỉn chu, cái đôi Romeo và Juliet kia đã có được một đám cưới mà họ cũng chẳng dám mơ. Nông thôn Việt Nam là thế, dung dị và bình yên nhưng thời cuộc và sự phát triển cùng với tư tưởng cũ vẫn đang cản bước họ tiến lên. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã tạo ra tác phẩm và chính nó đã cho người ta thấy dù là gì đi chăng nữa nhưng cái cần hướng đến vẫn là sự sum vầy và hạnh phúc sau khi mỏi mệt với những trò chơi của cuộc đời. Tôi ngẫm có lẽ có lẽ cái mà người đọc không chỉ riêng bản thân tôi thấy được là cái chất liệu mà nông thôn là chất liệu rất cần những nhà văn khai phá và khi đọc và ngẫm về họ mới thấy thực chất cái chúng ta cần ở cuộc sống này là sự bình yên và hạnh phúc chứ không phải những mục đích không có thực và tự biến mình thành những con ma- những con ma lạc lối trong vòng xoáy của cuộc đời!

Tác giả: Đình Tú - Bookademy

----

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia Bookademy Team để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

8,252 lượt xem

Thích 1Không thích 0Chia sẻ 1Lưu bài Có thể bạn thích

Từ khóa » Phim Mảnh đất Lắm Người Nhiều Ma