Mảnh đất Lắm Người Nhiều Ma - Goodreads

Jump to ratings and reviewsWant to readBuy on AmazonRate this bookMảnh đất lắm người nhiều ma

Nguyễn Khắc Trường

3.91Want to readBuy on AmazonRate this bookMảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường đặt ra và gây được ấn tượng ở các vấn đề chìm và nổi, ở bề mặt và bề sâu trong sự đan xen giữa nền nếp ý thức và sinh hoạt tinh thần ở nông thôn nói chung, trong những người nông dân nói riêng; các vấn đề gia tộc và dòng họ; hôn nhân và gia đình; các quan hệ làng xã và lề thói nông xã...Không chỉ là chất thơ mà còn là bi kịch, và là những bi kịch gọi nhau. Không chỉ những con người nhân danh đủ dạng trong thế bài trừ tiêu diệt lẫn nhau mà còn là đủ những người dị dạng bị đẩy ra hoặc hút vào những giao tranh quyết liệt đó.Tóm lại đó là nông thôn trong một tổng chân dung những con người vừa là tội nhân vừa là nạn nhân, mà lịch sử đang giao cho họ một trách nhiệm có lẽ là quá lớn, quá tầm của họ; nhưng lại không thể chuyển cho ai khác, vì nói như Ăng-ghen, vẫn phải rđặt lên vai những con người do lịch sử để lại...Tuy vậy, truyện không làm cho người đọc bi quan. Có thể do giọng điệu hài hước của tác phẩm. Có thể do kết thúc sáng sủa của câu chuyện tình, sự thức tỉnh của chiến thắng của cá nhân và hạnh phúc cá nhân trước uy quyền dòng họ. Nhưng chủ yếu có lẽ là ở chỗ tác phẩm cho người ta nghe thấy tiếng dội của một thời đại mới đang vang động từ trong hậu trường: nhân dân đang thực hiện quyền dân chủ của mình. Âm khí còn nặng nề nhưng dương khí đã bắt đầu phát triển. Thế giới ma quỷ đã rơi vào khủng hoảng dữ dội để tự huỷ diệt do những xung đột của chính bản thân nó.Cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc miêu tả mối quan hệ dòng họ, nhưng những trang tâm đắc nhất hình như không ngoài việc miêu tả ấy. Một văn phong mang dáng dấp của Tắt đèn, từ cách lựa chọn thời gian để biểu đạt (thời kỳ giáp hạt ở nông thôn luôn mang ý nghĩa điển hình), đến số phận của bà Son, cô Đào, lão Quềnh... Nhưng nét hiện đại đã chen vào trong câu văn của Mảnh đất lắm người nhiều ma. Từ sử dụng độc đáo và đích đáng các khẩu ngữ, thành ngữ, đến việc ẩn giấu, lẩn quẩn một giọng điệu bi hài để soi xét và nghiền ngẫm tận tâm can con người.Trang viết của Nguyễn Khắc Trường, vì vậy quánh đặc hệt như một thứ nước cốt mà ai đó, những nhà văn ít tài năng có thể pha loãng ra làm văn của mình...

448 pages, Bìa mềm

First published January 1, 1990

Book details & editionsLoading interface...Loading interface...

About the author

Profile Image for Nguyễn Khắc Trường.

Nguyễn Khắc Trường

3 books

Ratings & Reviews

What do you think?Rate this bookWrite a Review

Friends & Following

Create a free account to discover what your friends think of this book!

Community Reviews

3.915 stars35 (26%)4 stars55 (42%)3 stars35 (26%)2 stars3 (2%)1 star2 (1%)Search review textFiltersDisplaying 1 - 19 of 19 reviewsProfile Image for Nguyen Hoang.Nguyen Hoang45 reviews18 followersNovember 26, 2015Phải đặt cuốn sách trong hoàn cảnh ra đời những năm 1990, khi đất nước vừa bước vào giai đoạn đổi mới, những rào cản văn hóa phong kiến vẫn còn rất lớn mới thấy được cái gan của Nguyễn Khắc Trường khi dám khắc họa một cách chân thực những đấu đá phe cánh, những mảnh đời bất hạnh nơi làng quê nông thông Việt Nam. Đã 25 năm trôi qua nhưng tính thời sự của câu chuyện vẫn còn chưa hề phai nhạt.
    vietnam-literature
Profile Image for Phú Nguyễn.Phú Nguyễn37 reviews6 followersJanuary 2, 2020Truyện đã được chuyển thể thành phim "Đất và người".Khúc đầu nói về việc đấu đá giữa 2 dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá khá hay, nhưng khúc sau, đặt biệt là những nhân vật như Tùng, trung tá Chỉnh, hay Đào, Minh thì kiểu như lên gân, hô khẩu hiệu, ý tác giả muốn gỡ gạc cho cộng sản, cho rằng những sai lầm kia chỉ là con sâu làm rầu nồi canh mà không thấy được thực trạng là đó là cả nồi sâu, chả còn canh đâu nữa.Profile Image for Nhu Khue.Nhu Khue79 reviews43 followersJune 29, 2015Một cuốn sách rạch ròi từ đầu đến cuối, từ cách dựng truyện đến từng câu văn tự sự, miêu tả hay biểu cảm. Vì vậy nên cảm thấy tác giả đã làm thay cho mình khá nhiều việc. Có lẽ đây là cuốn sách dễ nhớ nhất từ trước đến giờ.
    fictionvietnamese
Profile Image for Nguyễn.NguyễnAuthor 3 books193 followersNovember 6, 2022Tiểu thuyết VN hay nhất mình từng đọc ;)Profile Image for Lữ Đoàn Đỏ.Lữ Đoàn Đỏ240 reviews125 followersJuly 17, 2022Hình như cả kiếp người rồi chưa đọc thêm 1 cuốn nào, chưa viết thêm dòng nào. 3 cuốn sách dang dở đọc vẫn khó trôi quá nên kiếm 1 cuốn khác xen giữa. Trong list 10 cuốn thì chọn cuốn này làm cuốn thứ 2 vì nghĩ VHVN gần gũi, dễ trôi hơn nên đọc thử. Cuốn này nổi tiếng từ bộ phim Đất và người. Nhưng đọc thì mới thấy biên kịch sửa đổi đi cũng nhiều chỗ lắm. Những cái kịch tính nghiệt ngã nhất thì trên phim cắt bỏ, cái chết của bà Son hay Quềnh chẳng hạn. Nhưng sửa là đúng, phim ảnh nghiệt ngã quá khó nuốt cho khán giả phổ thông. Còn nguyên tác thì chẳng có gì đặc sắc lắm. Thấy trang cuối ghi viết xong năm 1988, tác giả sinh năm 1946 là vào khoảng 42 tuổi khi đó. Tạm cho là viết trong 2 năm thì lúc bắt đầu viết vào cỡ 40 tuổi. Đủ độ sâu sắc không nhỉ? Chắc là thoải mái rồi, không cần già như Nguyễn Xuân Khánh mới viết được thứ ra hồn, nhưng đọc hết cuốn tiểu thuyết này thấy hành văn sặc mùi mậu dịch quốc doanh, nhiều câu cố cù độc giả cười, nhiều câu hỏi tu từ ngốc nghếch, nói rẻ tiền thì hơi quá đáng nhưng nó chẳng có điểm nhấn gì hết. Chẳng truyền tải được cái gì, truyện có mấy cái chết rồi khối cảnh đời mà tim không loạn nổi lấy 1 nhịp, không tìm đâu ra chút rung cảm cả. Đọc xong thì tìm hiểu thêm tiểu sử của tác giả, là cây viết báo văn nghệ quân đội?? giữ chức phó tổng NXB hội nhà văn, được giải thưởng nhà nước cho tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma năm 2000, giải thưởng hội nhà văn năm 1991, dựng thành phim năm 2002. Tìm đỏ con mắt xem còn tác phẩm nào nữa không thì trên wiki có thấy thêm 3 tập truyện ngắn với 1 tập truyện vừa. Mảnh đất lắm người nhiều ma là tiểu thuyết duy nhất. Thôi thế này thì chết rồi. Đành rằng tinh túy 1 thằng nhà văn có khi cả đời được 1 tác phẩm ra hồn thôi nhưng cả đời 1 tác phẩm như nhà văn này mà ra hồn luôn thì xác suất hơi thấp. Bút lực chắc cũng cạn kiệt mất rồi. Với cả 1 tác giả mà gắn nhiều mác với bên chính quyền hay các hội này hội kia thì thôi, xưa giờ vẫn tránh xa xa vì từng đụng thử tới Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Lê Lựu.. gần như bố nào là thành viên hội nhà văn VN đều viết dở như hạch. Đọc những người đầy trăn trở hay có vết như Xuân Khánh, Huy Thiệp, Việt Hà hay Trần Dần, Phùng Khoán.. thấy hay hơn nhiều lắm, nó còn chạm tới được con tim chút xúc cảm. Cuốn này theo như tìm hiểu thì tác giả xin nghỉ phép để đi sâu địa bàn vùng Thanh Hóa và sẽ viết ra cái gì đó để đời, nếu không ra hồn thì treo bút. Sau tác phẩm này không thấy có thêm tác phẩm nào nữa, hay chính tác giả thấy cũng không ra hồn gì nên treo bút bố nó rồi??? Đi hết mấy xã xem các vụ nổi cộm rồi về viết ra tác phẩm này. Cảm giác như viết theo order ấy. Mạch truyện không tới nỗi loạn quá, nhưng đọc giọng văn thì kịch vãi cả ra. Đảng với chính quyền làm chưa tốt là toàn do cái mẹ gì ấy, do địa bàn phức tạp, do phe cánh các dòng họ, do hữu khuynh, do chủ nghĩa cá nhân… Mô tuýp truyện kiểu cổ xưa, 2 thế lực đấu đá đều không bên nào đúng, sẽ có 1 bên thứ 3 là những người tốt, thông tỏ mọi thứ như trong cuốn này thì đại khá là Tùng với Chỉnh. Nhạt và kịch. Giọng văn giống viết phóng sự nhưng muốn biến thành 1 tác phẩm văn học hơn. Nhiều câu hỏi tu từ sáo rỗng, thêm nhiễm cái lối viết vớ vẩn thỉnh thoảng hé lộ trước tình tiết truyện, xong cảm thán trong truyện cũng nhiều phát khiếp. Ông cứ viết thôi, còn cảm thán, xúc động ra sao để dành cho người đọc đi. 1 bên truyền tải, 1 bên cảm nhận. Với cả ngay những cảm nhận của ông cũng thấy hời hợt thiếu chiều sâu lắm, hoặc do lệch sóng cảm xúc nhau chăng? Nhưng tìm hiểu thì thấy background rất thường, anh hùng không quản xuất thân, nhưng tới giờ có 1 cái hiểu rất rõ, muốn viết ra hồn thì phải đọc rất nhiều sách ra hồn, kiến thức và góc nhìn phải đa dạng, nếu chỉ vẫy vùng trong mỗi vũng lầy thì lấy gì mà viết cho người khác đọc, biết thổn thức với cái gì bây giờ?? Nên thích những tác giả mà nền tảng kiến thức nhiều như Việt Hà hơn, hoặc trải nghiệm nội tâm phải phong phú như Jack London.Tiếp nữa là chủ đề trong cuốn sách này hẹp quá. Toàn chuyện xã chuyện làng, ngán lắm rồi. Tất cả vì cái danh hão với tức khí nhau xong đi làm chuyện hại người hại mình. Thực ra như truyện ngụ ngôn có thể dùng những chuyện vớ vẩn của mấy con kiến con gà mà nói về những cái mênh mang hơn , nên dùng chủ đề gì để truyền tải cũng được, có điều trong cuốn này cũng chẳng truyền tải gì hơn. Kể hết những tranh đấu mưu mô tủn mủn, rồi đá sang thêm tí quan trường, đấu tranh trong chính quyền, nhưng cũng chỉ tới cấp xã, bé còn hơn cả mắt muỗi, muốn viết ra sao thì viết mà tác giả vẫn không dám phóng bút, loanh quanh vẫn trong những thứ được cho phép thôi. Không có tí tẹo khắc khoải nào về nhân sinh, chẳng có nhân vật nào trong truyện có đủ tầm nhìn ra hồn, ngay cả mấy bố tự cho mình thanh cao như Tùng hay Chỉnh vẫn phèn. Rồi cái kết để mở, kết mở giờ đang là mốt, nhưng cũng có cảm giác nhiều tác giả mượn kiểu kết mở để mặc xác những gì mà mình đã bôi ra, bôi ra rồi không có khả năng đóng lại nên vứt hết đó rồi kết truyện, rồi sang mồm gọi là kết mở. Đọc ít thì không sao, giờ gặp loại kết này hơi ngán. Bao nhiêu thứ còn chưa rõ ràng thì truyện hết rồi. Nguyên cả cuốn truyện này có mỗi cái chết của bà Son là điểm nhấn, nhưng tác giả cũng chẳng tận dụng được. Bà ấy sống vì lí do giữ gìn danh giá cho gia đình, chết vì lí do chịu không được nhục. Sống và chết toàn vì những lí do không đáng, nhưng phụ nữ thôn quê nhìn đến vậy là hết rồi. Lẽ ra nó gợi lên bao nhiêu thứ bàng bạc về nhân sinh. Tranh đấu cho lắm vì tí danh tí quyền, giờ âm dương chia cách, có danh rồi để rồi làm gì, quyền rồi làm gì? Chẳng nhân vật nào thèm tự hỏi mình. Lẽ ra có thể dùng cái chết này gần cuối để kết truyện cho bâng khuâng. Thêm nữa diễn biến tâm lý ở các nhân vật không logic. Khó hiểu nhất là người đàn bà lang thang, gặp ở lều lão Quềnh sau ở lì nhà lão Hàm. Lắm mưu mẹo suy tính thế. Nhân vật Tám lé mang tiền về làng cũng thế, đổi cả mạng để tìm vàng, nhưng bị 3 thằng người làng ném xuống ao đã sợ vỡ mật. Rồi mượn mồm Thống biệu suốt ngày tâm đắc được câu ma sống sợ hơn ma chết. Ông này xem The Walking Dead chắc đái ra quần còn xem The Ring chắc ngồi cười vang rạp.Có mỗi cái là truyện lột được cuộc sống nông thôn với những tủn mủn tầm thường của nó thôi. Nhưng chủ đề đó không còn tí hứng thú nào nữa, biết cũng đủ đủ rồi nên gần như truyện chẳng gây tí ấn tượng nào cả. Viết còn thua xa tay ngang - thầy giáo dạy địa rồi đi viết văn là Hoàng Minh Tường. Đọc Gia phả của đất của Hoàng Minh Tường chủ đề cũng đại khái như này mà thấy hay hơn khá nhiều, dù tác phẩm đó cũng không ấn tượng. Để 2* hay 3* giờ? Nếu không vì người giới thiệu thì cho 2*. Chấm 3* cho cuốn nhạt nhạt này đó, xem nó dở ngang với cuốn Thời xa vắng của Lê Lựu vậy. Nghĩ lại văn học VN cũng không quá nhiều cuốn hay ho ấn tượng cho lắm. Đếm ra được 20 cuốn chắc toát mồ hôi.Minh Anh7 reviews1 followerAugust 8, 2018Câu chuyện xoay quanh xã hội Việt Nam ở vùng quê vào thời kỳ trước "Đổi mới". Dù có nhiều giới thiệu cho rằng Tùng - người xuất hiện khá muộn là nhân vật chính của truyện, nhưng thực tế truyện không có một nhân vật chính rõ ràng nào, tất cả đều có vai trò riêng của mình trong mạch truyện. Xuyên suốt truyện là câu chuyện tranh đấu đã từ lâu đời giữa 2 gia tộc lớn trong làng, một bên đứng đầu là Phúc - một phú hộ leo lên nhờ những thủ đoạn với chính người thân của mình và bên kia là 2 anh em Hàm - Thủ, cũng là những người sẵn sàng làm mọi thứ với mục đích trấn hưng gia tộc. Mọi diễn biến trong truyện khởi đầu bằng một cái chết tức tưởi của ông Quềnh (Quỳnh), sau đó bắt đầu thắt nút khi cô Thống "biệu" chết và lên đỉnh điểm cao trào cũng như giải cái nút thắt đó là một cái chết oan ức của bà Son.Ban đầu, những tưởng "ma" ở đây là những hình ảnh ghê sợ về cái chết của ông Quềnh sẽ ám ảnh những kẻ bất nhân nhưng mọi thứ đã bắt đầu rõ ràng khi đọc tới lời cô Thống "Biệu" - người trấn yểm phần âm của làng: "Xưa nay người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống? Có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ người. có phải không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu, thấy hốt quá Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma. Những thân người sống ngồi đấy mà mà cấm còn nhận ra ai nữa." Để rồi cuối cùng, người đọc nhận ra sự thật chua cay rằng làm gì có "ma". "Ma" bị người đuổi phải chuyển hộ khẩu đi hết rồi, chỉ còn lại cái sự đảo lộn và hỗn mang của âm dương: người sống mới là chính là những kẻ không cho người chết yên thân.p/s: bộ film "Đất và Người" (2002) là kịch bản chuyển thể từ tác phẩm.Profile Image for Lan Chi.Lan Chi32 reviews16 followersJanuary 24, 2021Cái kết trong truyện là cái kết mở, cảm thấy không được trọn vẹn như khi chuyển thể thành phim. Trong phim những nhân vật như ông Quềnh, bà Son đều có cái kết làm đẹp lòng khán giả, cũng như những nhân vật ông Hàm, Thủ, Phúc đều có sự phát triển nhân vật rõ rệt, dần dần nhận ra những đấu đá gia tộc là không cần thiết sau cái chết giả của bà Son. Tuy nhiên trong truyện mình chỉ thấy một sự bế tắc, bức bối, nhưng có thể đấy đúng là hiện trạng của làng quê thời bấy giờ: lớp tre già sẽ không thể thay đổi định kiến về dòng tộc và tác giả đặt hết hi vọng vào lớp thanh niên. Đọc đến cuối nhưng chưa thấy bà Son được giải oan, chưa thấy những người ép bà Son đến bước đường cùng vẫn đang cố moi thêm lợi ích từ cái chết của bà bị vạch trần khiến mình ức chế nên giảm bớt 1 sao. Cặp đôi Tùng Đào cả trong phim lần trong truyện mình đều không thích, cảm giác mang hơi hướng giáo điều của Đảng vậy.This entire review has been hidden because of spoilers.Show full reviewProfile Image for Mai Nguyen.Mai Nguyen98 reviewsMay 18, 2021Lâu lắm rồi mình mới đọc 1 tác phẩm văn học Việt Nam. Nếu không vì để phục vụ cho việc viết báo cáo thì có lẽ mình sẽ không bao giờ đọc nó. Mình đã từng nghe qua nhưng chưa bao giờ đọc nhưng đọc rồi mới thấy đây là một tác phẩm rất ổn. Nói về xã hội Việt Nam thời hậu chiến với những cải cách đang diễn ra khắp nơi, thế nhưng tư tưởng cũ đã ăn sâu bén rể trong nhân dân không thể nói bỏ đi ngày một ngày hai là được. Chính những tư tưởng đó cùng với mâu thuẫn gia đình truyền qua bao thế hệ đã khiến ngôi làng trong truyện vô cùng ngột ngạt. Với cách kể chuyện đầy chất châm biếm, tác giả đã góp phần làm cho không khí câu chuyện bớt căng thẳng đi. Tuy nhiên mình thấy việc tác giả chưa đưa ra được cách giải quyết vấn đề và tiếng nói của những người làm đúng còn rất yếu khiến mình không thể cho truyện 5 sao.Mình nghĩ tác phẩm còn có thể được đặt tên là “Mảnh đất ít người nhiều ma” vì ma chết thì ít mà ma sống thì nhiều.
    about-life
Profile Image for Kòi.Kòi22 reviews1 followerApril 26, 2020Mình đọc on nên không biết có bỏ lỡ chi tiết nào không...Theo bản mình đọc, thì kết của chuyện là kết mở. Vẫn biết lí do là để cho hiện thực (hay nhận thức) của người đọc tự có kết cho cả mạch chuyện "dây mơ dễ má" họ hàng viết tiếp, nhưng mình thực sự đã mong đợi "một cái nhìn có căn cứ" nào đó của tác giả "lúc chắp bút" để có một câu chuyện hoàn chỉnh.Còn hiện nay, mình nghĩ bối cảnh làng quê vẫn còn chút vướng đọng như những mô tả thấu hiểu của tác giả cũng đã thay đổi rất nhiều (ít nhất là ở quê mình). Cái danh "người của Đảng' cũng không còn quá trang trọng như xưa...Về chuyện, mình cực kì khâm phục lối viết đôi chút mỉa mai, rất chân và khéo léo cài những chi tiết phức tạp xong lại rất mạch lạc, rõ ràng...Bich24 reviewsJune 19, 2020Lâu lâu, mới được ngấu nghiến 1 cuốn tiểu thuyết hay như vậy. Tác giả phản ánh đúng, chính xác hiện thực lúc bấy giờ. Bằng một giọng văn truyền cảm, mềm dẻo châm biếm đã đưa người đọc đi từ sự căm phẫn này sang sự ấm ức khác. Bản chất thâm căn cố đế và lòng tham lam đã che mờ đi nhân phẩm và đạo đức. Cái thói đời chỉ có quyền lực là thống trị, bè phái, anh em cùng hội cùng thuyền cũng chỉ như trò "giẻ rách", cứ chờ cơ hội tới là xử đẹp nhau. Nhưng trong cái xấu xa bẩn thỉu ấy, tình yêu lại có cơ hội được thử thách, tôi luyện. Sau tất cả chỉ có cái mạnh, nồng nhiệt, dũng cảm là tồn tại. Lại thêm một cái chốt rõ to:" Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn"Anhdo2 reviews1 followerReadMarch 2, 2023Cái kết mở quá. Giá mà tác giả gói gọn cái kết lại theo hướng có hậu hơn thì lòng ta cũng thấy đỡ vấn vương. Nhưng biết đâu đấy lại là cái hay cái tài hoa của người viết tiểu thuyết. Tác phẩm tả rất thực về xã hội miền bắc cuối những thập niên 80 và đầu 90. Không biết là bao nhiêu phần tả thực, bao nhiêu phần là hư cấu, nhưng có những đoạn nếu là tả thực thì thoáng nghĩ thôi cũng làm ta thấy rợn người. Tác phẩm có thể ví như bức tranh phong cảnh làng mạc sau cơn mưa rào vậy. Nhiều màu sắc, sáng có mà u tối cũng nhiều. Nhưng bầu trời nơi bức tranh ấy lại đang trong sự khởi sắc bởi những tia nắng hiếm hoi.Profile Image for Bùi Nghĩa.Bùi Nghĩa120 reviews4 followersMay 28, 2023Truyện có diễn tiến hay nhưng cái kết mở của truyện khiến mình khó hiểu. Ngay cả một nhân vật đấu tranh để loại bỏ những "lệ làng" như Tùng cũng làm một con người không đủ chính kiến trong chuyện tình cảm thì lấy đâu ra đủ chính kiến để đi theo đến cùng xóa bỏ cuộc đấu tranh dai dẵng giữa các họ tộc. Cái kết của câu chuyện theo một cách suy nghĩ nào đó thì hơi bi đát: mịt mù, không lối ra như vòng tranh đấu họ mạc trong làng xã không bao giờ dứt.Profile Image for Dật  Lạc.Dật Lạc13 reviewsSeptember 30, 2024Mọi thứ kết thúc mà không biết ma, người rồi sẽ ra sao. Phải chăng ma vẫn hoàn ma, người vẫn hoàn người, hay rồi ma và người sẽ lẫn lộn với nhau mà không biết làm cách nào phân biệt. Rồi những con ma lớn lại sản sinh ra những con ma bé, để rồi thời nào, mảnh đất nào cũng có lắm người, mà ma cũng chẳng ít?Profile Image for Tuan Pham.Tuan Pham205 reviews26 followersFebruary 18, 2018Hiện thực làng quê Việt Nam... Profile Image for Toan Le.Toan Le14 reviews1 followerNovember 12, 2021Đọc bản của nxb Hội Nhà Văn lắm lỗi chính tả quá. Profile Image for Minh Mub.Minh Mub28 reviews4 followersDecember 25, 2023Đen tối và bế tắc hơn phim rất nhiều.Profile Image for Jason Van.Jason Van17 reviewsFebruary 4, 2021Cuốn sách rất cuốn hút. Từng tình tiết, từng câu chuyện tâm linh, từng xung đột đến vật từng thớ thịt nồng nàn, từng mùi hương mặn mà của người còn gái mới lớn hay cả sự thèm khát xác thịt đến tục tĩu của người đàn bà đã đến tuổi mãn xuân... Hiện thực xã hội hiện lên một cách tăm tối, loạn lạc nhưng cũng không kém phần lôi cuốn, hấp dẫn về những đấu đá tranh giành quyền lực, sự ảnh hưởng của các dòng họ, về những thói mê tính dị đoan cũ kĩ... Tiêu đề của quyển sách đã gột tả hết một cái xã hội mà người không ra người, ma không ra ma. Chúng là những con ma sống cứ đi đi lại lại, cứ toan tính tranh giành. Chúng chọn cách sống nửa người nửa ma, thể xác vẫn sống mà tâm trí như đã chết, sống chỉ để có được phần hơn, để giành ăn như những con ma đói vất vưởng thèm khát miếng ăn trên những cánh đồng lúa thời nông thôn "đổi mới". Tuy phần kết có làm tôi cảm thấy hơi hụt hẫn nhưng những so với những sự hiểu mà tôi có được thì chẳng đáng là gì! Đây kì thực là một quyển sách hay, đáng đọc và chiêm nghiệm.Profile Image for Dang Minh Ngoc .Dang Minh Ngoc 623 reviews35 followersSeptember 27, 2024Mảnh đất lắm người nhiều ma by Nguyễn Khắc TrườngSau lũy tre làng mà có lắm drama quá. Rất hay. Hay hơn xem phim nhiều ! Thích cách dùng từ ngữ và miêu tả chân thực của tác giả. Thích cả mấy đoạn chửi của các bà. Phụ nữ Việt Nam ko phải dạng vừa đâu kkk.Đoạn cuối le lói chút hi vọng về thế hệ mới và lời khuyên của Minh như lời muốn nói với những kẻ đối nghịch ở 2 dòng họ trong làng.09.04.2023Nđọc thêm review/ tóm tắt sách của mình tại: https://nhungghicheplinhtinhcuangoc.w...Profile Image for Khánh Happý.Khánh Happý1 reviewMay 30, 2016rgsrtgtrgtgtgDisplaying 1 - 19 of 19 reviews

Join the discussion

Adda quoteStarta discussionAska question

Can't find what you're looking for?

Get help and learn more about the design.Help center

Từ khóa » Phim Mảnh đất Lắm Người Nhiều Ma