BOOKING NOTE VÀ MỘT SỐ LƯU Ý MÀ BẠN CẦN BIẾT

Trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, nhà xuất nhập khẩu cần chuẩn bị các chứng từ để lưu thông một cách thuận lợi. Trong đó booking note là chứng từ có vai trò quan trọng mà bạn cần lưu ý. Hãy cùng Minh Việt Logistics tìm hiểu về Booking note và quy trình thực hiện của nó ở bài viết dưới đây nhé.

1.Khái niệm về Booking Note Booking là việc thực hiện đặt chỗ với hãng tàu nhằm giữ một vị trí cho hàng hóa đối với tàu vận chuyển đó.Thông thường, việc booking này sẽ do Forwarder đảm nhận, thông qua việc họ liên lạc và lấy trực tiếp từ hãng tàu hoặc airline. Thực chất việc thực hiện booking không khó, nhưng để tìm được hãng tàu phù hợp, book tàu đúng thời điểm thì cần bạn phải có liên lạc thường xuyên để đáp ứng. Do vậy, thường nhà xuất nhập khẩu cần 1 Forwarder để thuận tiện hơn cho việc thực hiện.

Note: Việc ghi chú lại hoạt động nào đó. Như vậy, Booking note có thể được hiểu như một hình thức ghi lại việc đặt chỗ hãng tàu cho một chuyến hàng vận chuyển. Booking note hay còn được gọi là Việc lưu khoang/Giấy lưu cước. Khi doanh nghiệp thuê tàu để vận chuyển hàng hóa thì được gọi là lưu khoang. Sau đó, chủ hàng và đại diện hãng tàu sẽ làm việc cùng nhau để lập một đơn lưu khoang (Booking note) để giữ chỗ trên tàu.

2.Quy định thực hiện lấy booking note

Việc thực hiện lấy booking note có thể tự thực hiện booking hoặc thông qua forwarder. Ở đây sẽ đề cập trường hợp phổ biên hơn là việc thực hiện thông qua forwarder, tương tự với trường hợp tự thực hiện. Bước 1: Chủ hàng sau khi chuẩn bị đầy đủ hàng hóa để xuất khẩu, chủ hàng sẽ liên hệ với forwarder để thực hiện việc booking tàu. Khi liên hệ, chủ hàng phải cung cấp các thông tin bao gồm: cảng đi, cảng đến, số lượng, loại cont, ngày dự định đi, yêu cầu về chỗ cấp cont rỗng- hạ cont, về free time cảng đi cảng đến…để thuận tiện cho việc booking. Forwarder sẽ chủ động liên hệ với các hãng tàu để lựa chọn chuyến tàu phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sau khi lựa được tàu, đơn vị này sẽ liên hệ với hai bên là hãng tàu và khách hàng để thống nhất giá cước và gửi booking request đến hãng tàu để đặt chỗ. Bước 2: Hãng tàu sẽ kiểm tra, nếu thấy chỗ đặt hàng phù hợp với yêu cầu đăt booking sẽ cấp booking và gửi booking confirmation và parking list, theo form của hãng. Đây chính là Lệnh cấp container rỗng từ hãng tàu. Các thông tin được cung cấp trên Lệnh cấp container rỗng này bao gồm: Số booking, tên tàu, cảng xếp hàng (port of loading), cảng giao hàng (port of delivery), cảng chuyển tải (port of discharge (nếu có)), bãi duyệt lệnh cấp container rỗng, giờ cắt máng( losing time)… Bước 3: Thông qua Forwarder, khách hàng sẽ nhận được thông tin và chuẩn bị hàng hóa để đóng hàng và làm thủ tục hải quan. Trong khi đó, nhân viên sẽ nhận được lệnh và cấp container theo lệnh và lấy container rỗng để đi đóng hàng. Hy vọng những thông tin ở bài viết này sẽ trở nên hữu ích và giúp đỡ bạn trong việc phân loại chứng từ ở ngành Xuất Nhập Khẩu. Hãy theo dõi những bải viết của chúng tôi đê cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Các bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết tại đây: cách đọc booking tàu, booking note, booking confirmation Nguồn tham khảo: https://kynangxuatnhapkhau.vn

FacebookTwitterGoogle+Pin It

Từ khóa » Booking Note Và Booking Confirmation Là Gì