Brand Là Gì? Bật Mí Cách Hiểu Nhanh Nhất Về định Nghĩa Thương Hiệu
Có thể bạn quan tâm
Brand là gì? Đây là một kiến thưc cơ bản nhất các Junior cần phải nắm nếu muốn tìm hiểu về ngành Branding? Vì cơ bản Brand là giúp tăng độ nhận diện. Thông qua những trải nghiệm, hình ảnh hiện hữu đặc trưng giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khái niệm về Brand vẫn còn bị nhầm lẫn. Đa phần các Junior thường nghĩ rằng, Brand đơn giản chỉ là tạo một câu slogan hoặc thiết kế logo đã là đủ. Đây là các nhận định các junior nên nhanh chóng thay đổi khi muốn bước vào nghề Branding.
Vậy Brand là gì Tầm quan trọng của brand đối với doanh nghiệp như thế nào? Và đâu là những yếu tố hình thành Brand? Và không làm mất thời gian của bạn nữa. Xin chào các bạn, mình là Triangle Head. Hãy để mình chia sẻ cho bạn cách hiểu nhanh nhất và chi tiết nhất về Brand qua nội dung bài viết này nhé!
Table of Contents
- 1. Tìm hiểu Brand nghĩa là gì
- 2. Đừng nhầm lẫn giữa Brand và Trademark
- 3. Các giá trị thương hiệu cần phải thể hiện để trở thành T.O.M?
- Giá trị thực tiễn
- Giá trị kansei (giá trị quan)
- Giá trị cảm xúc
- 4 dạng Brand thường gặp trong chiến dịch Branding
- Product Brand
- Service Brand
- Company Brand
- Event Brand
- Personal Brand
- 5. Những yếu tố hình thành nên thương hiệu
- Brand identity – Nhận diện thương hiệu
- Brand personality – Cá tính thương hiệu
- Brand Architecture – Cấu trúc thương hiệu
- Brand Voice and Messaging – Tông giọng thương hiệu và thông điệp
- Brand Website – Website thương hiệu
- 6. Ví dụ về các thương hiệu được xây dựng toàn diện
- Coca Cola “Open The Happiness”
- Colgate “Sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân”
- Apple “Think Different”
1. Tìm hiểu Brand nghĩa là gì
Brand hay thương hiệu được hiểu là một cái tên, khái niệm, biểu tượng, hình ảnh hoặc là sự phối hợp của toàn bộ các yếu tố tạo nên sự nhận diện và những liên tưởng khác biệt (lý tính, cảm tính) trong tâm trí khách hàng về một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm cụ thể.
Một thương hiệu được xem là thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, nó cũng cần có được sự nhìn nhận từ chính những thành viên trong doanh nghiệp.
Theo như mình tìm hiểu, thì các định nghĩa thương hiệu gần như không giống nhau ở mỗi quốc gia. Đối với châu Âu, khái niệm này được nhìn nhận là một cách thức tạo nhận diện.
Thương hiệu là tên, từ ngữ, ký hiệu, sản phẩm thiết kế hoặc kết hợp những thứ này để giúp phân biệt người bán hoặc nhóm người bán dựa trên sản phẩm và dịch vụ với sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.–Trích từ AMA (Hiệp hội tiếp thị Hoa Kỳ)
Còn đối với thị trương ở Nhật Bản, họ lại xem thương hiệu với sản phẩm là một.
Một thương hiệu là một sản phẩm hoặc dịch vụ có vai trò riêng từ góc độ của người tiêu dùng và có ảnh hưởng đến cảm xúc của người tiêu dùng.—Trích từ website missiondrivenbrand.jp
Sau nội dung về Brand nghĩa là gì, tiếp theo đây, mình sẽ tóm tắt cho bạn tầm quan trọng thật sự của brand đối với một doanh nghiệp. Theo dõi ngay nhé bạn.
2. Đừng nhầm lẫn giữa Brand và Trademark
Đây là một lỗi thường gặp khi các Junior và Newbie tìm hiểu về kiến thức Brand, để giúp bạn có thể phân biệt được khái niệm Brand là gì? Và Trademark là gì? Hãy xem qua bảng so sánh phía dưới của mình nhé.
Brand | Trademark |
---|---|
Là tên liên quan đến sản phẩm, dịch vụ được đặt bởi doanh nghiệp, nhằm tạo hình ảnh và cảm xúc tích cực cho khách hàng | Là nhãn hiệu doanh nghiệp đăng ký bao gồm tên thương hiệu, biểu tượng, màu sắc, âm thanh hoặc khẩu hiệu để xác định cơ bản dịch vụ hoặc sản phẩm của một công ty |
Tất cả những yếu tố đánh giá khách hàng tạo nên Brand | Tổng hợp các yếu tố Trademark tạo nên Brand |
Brand giúp tạo đặc điểm nhận diện, sự khác biệt, những tính chất đặc trưng của sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp | Trademark giúp ngăn sản phẩm trùng lặp hoặc sao chép |
Nike mang lại sức mạnh và đổi mới đến mọi thời đại trên thế giới | Tổng hợp các yếu tố Trademark tạo nên Brand |
Ở phần tiếp theo Triangle Head sẽ chia sẻ cho bạn về tầm quan trong, cũng như các giá trị mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp.
3. Các giá trị thương hiệu cần phải thể hiện để trở thành T.O.M?
Thương hiệu chính là yếu tố cần và đủ để mỗi doanh nghiệp có thể chia sẻ hình ảnh sản phẩm/ dịch vụ của mình trên khắp thị trường. Cụ thể Brand sẽ mang lại 3 giá trị cốt lõi sau cho một doanh nghiệp:
- Thực tiễn.
- Kansei.
- Cảm xúc.
Vậy những giá trị này có sức mạnh ảnh hưởng đến thương hiệu như thế nào? Bạn hãy chuẩn bị giấy bút và ghi chép lại những gì mình sắp chia sẻ nhé!
Giá trị thực tiễn
Được thể hiện qua sự nhìn nhận, niềm tin của khách hàng về thông tin cung cấp và những trải nghiệm từ dịch vụ, sản phẩm của một doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu nôm na đó là những nhận thức của mỗi người trong việc nhận diện thương hiệu.
Giống như khi nhắc đến Honda, thường mọi người sẽ nghĩ ngay đến một hãng xe máy Nhật Bản nổi bật về chất lượng, tiện lợi, giá thành phù hợp. Khi đọc ví dụ trên, mình tự hỏi “Vậy trên thị trường Việt Nam, nhận thức về Honda có trước hay giá trị thực tế của Honda có trước?”
Với góc nhìn của mình thì cả hai yếu tố đều đến cùng nhau. Giống như việc xây dựng hình ảnh bản thân, bạn phải nhận thức được mình mong muốn trở thành người như thế nào, từ đó các hành động của bạn sẽ dựa trên nhận thức đó mà hình thành.
Thương hiệu Honda cũng vậy. Họ nhận thức rằng thương hiệu của họ sẽ trở thành một phần trong sự phát triển xã hội, kinh tế Việt Nam qua câu slogan “ The Power of Dream”. Qua đó, các dòng sản phẩm của Honda xây dựng luôn mang tính chiến lược về giá, độ bền và sự tiện lợi. Điều này đáp ứng tốt nhu cầu đi lại trên thị trường Việt Nam.
Giá trị kansei (giá trị quan)
Đây là giá trị được người Nhật xây dựng. Kansei là một phương pháp tác động đến cảm xúc hoặc sự nhạy cảm của người tiêu dùng. Thông qua đó, thương hiệu có được ấn tượng ban đầu, mà không bao gồm các giá trị cơ bản của một sản phẩm, dịch vụ như giá cả, chức năng, …
Với cách diễn giải này sẽ khá là khó hiểu. Bản thân mình sẽ hiểu về giá trị Kansei như sau: “Kansei hay giá trị quan chính là những nhận thức và cảm xúc đầu tiên của người tiêu dùng khi nghe đến tên một thương hiệu.”
Hãy nhớ lại lần cuối khi bạn có ý định mua một chiếc xe máy. Nhưng trên thị trường có đến 150 thương hiệu cung cấp khác nhau. Và mình chắc rằng, bạn sẽ không tìm hết thông tin về 150 hãng xe này đúng không? Thay vào đó, bạn sẽ nghĩ ngay đến các hãng xe nổi tiếng, phù hợp với sở thích, tính cách của bạn. Rồi sau đó mới so sánh đến các giá trị sản phẩm mà thương hiệu mang lại.
Giá trị cảm xúc
Giá trị cảm xúc là sự đánh giá trải nghiệm của người dùng về sản phẩm, dịch vụ do thương hiệu cung cấp. Chính sự trải nghiệm này sẽ quyết định mang lại cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Dẫn đến quyết định mua hàng của người dùng.
Hiện nay, giá trị cảm xúc ngày càng được các thương hiệu chú trọng xây dựng. Tuy nhiên, có rất ít thương hiệu thành công trong việc khi xây dựng. Theo cá nhân mình nghĩ nó xuất phát từ hai nguyên nhân sau:
- Thứ nhất là xây dựng chân dung khách hàng chưa đúng với phân khúc.
- Thứ hai là giá trị quan và thực tiễn không đồng nhất.
Vậy số ít doanh nghiệp đã thực hiện thành công xây dựng giá trị này bằng cách nào? Rất đơn giản, họ xác định được chân dung khách hàng phù hợp và thông tin sản phẩm/dịch vụ đúng với thực tế.
Nếu bạn để ý thì một số hãng xe cao cấp như Roll-Royce, BMW hay Mercedes đã thành công trong việc tạo giá trị cảm xúc. Điểm chung bạn dễ thấy nhất ở các hãng xe cao cấp là họ sẽ bám sát vào nhận thức người tiêu dùng về dòng xe cao cấp như kiểu dáng sang trọng, cửa xe ít gây tiếng ồn hoặc khi chạy sẽ phát ra âm thanh êm và đầm hơn.
4 dạng Brand thường gặp trong chiến dịch Branding
Product Brand
Quá trình xây dựng Brand cho một sản phẩm cụ thể được gọi là Product Brand (thương hiệu sản phẩm). Nó giúp sản phẩm của bạn định hình trong mắt người tiêu dùng và kết nối đúng đối tượng mục tiêu.
Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy thương hiệu sản phẩm phổ biến ở các ngành hàng tiêu dùng nhanh. Ví dụ như bột giặt Tide.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm là một chặng đường dài, đòi hỏi bạn đủ kiên trì và hoạch định đúng phương hướng. Một số yếu tố bạn có thể cân nhắc khi triển khai Product Brand như phông chữ, bảng màu, biểu trưng, trang web, tài liệu tiếp thị,…
Service Brand
Việc xây dựng thương hiệu dịch vụ được cho rằng khó hơn so với thương hiệu sản phẩm. Vì dịch vụ là những gì vô hình chứ không hữu hình như sản phẩm. Nhưng không phải khó là không thực hiện được. Khi bạn muốn xây dựng Service Brand hiệu quả thì cần ở bạn sự suy nghĩ thấu đáo.
Có nhiều dạng thương hiệu dịch vụ. Đầu tiên có thể kể đến là dạng “tính năng bổ sung”. Ví dụ như một khách sạn mời khách hàng miễn phí bánh quy tại bàn lễ tân.
Thứ hai, thương hiệu dịch vụ được xây dựng dựa trên những kỳ vọng cụ thể. Từ đó làm cho thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Kỳ vọng đó có thể là sự kết nối 1 – 1 giữa thương hiệu và người dùng, chứ không phải là những cuộc gọi tự động một cách “hời hợt”.
Thứ ba, đôi khi thương hiệu dịch vụ cần nổi bật hơn nữa giữa đám đông để gây sự chú ý từ phía người tiêu dùng. Hãy kết nối với họ một cách cảm xúc hơn, sâu sắc hơn. Ngoài ra, ở một số ngành hàng nhất định chỉ yêu cầu thương hiệu dịch vụ mang tính nhất quán là điều kiện đủ. Bởi người tiêu dùng ở những ngành hàng này mong muốn một dịch vụ thân thiện, hiệu quả và nhanh chóng.
Company Brand
Thương hiệu công ty là phần có giá trị, cũng như là đặc điểm nhận dạng tốt nhất của một doanh nghiệp. Nhắc đến thương hiệu của bạn phải gây sợ hãi cho đối thủ cạnh tranh và tạo sự “thương nhớ” cho người tiêu dùng.
Nhờ có thương hiệu mà quá trình tiếp thị sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Từ đó mà bạn có thể có được những khách hàng trung thành. Và sự phát triển của doanh nghiệp cũng như công việc kinh doanh ngày một phát đạt sẽ là điều tất yếu xảy ra.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý việc xây dựng thương hiệu có thể khiến bạn mất đi lợi nhuận. Bởi sản phẩm của bạn cung cấp có chất lượng thấp, dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa tốt, không làm thỏa mãn kỳ vọng của người tiêu dùng.
Ngoài ra, thương hiệu công ty còn cần đến sự “thiện chí”. Điều này chính là làm cho nhân viên, thành viên,… trong công ty được vui vẻ, hài lòng. Từ đây, lòng trung thành được nâng cao và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Event Brand
Bạn có thể xây dựng thương hiệu sự kiện thông qua việc tài trợ cho các event nổi tiếng. Từ đó, bạn sẽ quảng bá được sản phẩm/dịch vụ của mình một cách gián tiếp nhưng mang lại hiệu quả cao. Bằng cách này, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ thương hiệu của bạn hơn.
Lưu ý rằng khi tổ chức các sự kiện cần mang lại trải nghiệm nhất quán để thu hút tối đa lòng trung thành của người tiêu dùng. Ví dụ một số Event Brand như hội nghị chuỗi TED, lễ hội âm nhạc SXSW hoặc Coachella,….
Personal Brand
Xây dựng thương hiệu cá nhân là trong những việc cần thiết, có tác động mạnh mẽ đối với sự nghiệp. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến việc kinh doanh của bạn.
Vậy làm thương hiệu cá nhân như thế nào để thành công? Hãy nuôi dưỡng nhân cách của bạn công khai để người tiêu dùng thấy và gán cho bạn các giá trị, đặc điểm về tính cách của chính bạn. Ví dụ nhắc đến Future Brand Việt Nam, bạn sẽ nghĩ ngay đến Triangle Head.
Thương hiệu cá nhân nên thực hiện trên các phương tiện truyền thông nhằm truyền tải được những thông tin cụ thể và đầy đủ đến người tiêu dùng.
5. Những yếu tố hình thành nên thương hiệu
Nhắc đến các yếu tố định hình thương hiệu. Không thể không nhắc đến 5 yếu tố: nhận diện, cá tính , cấu trúc , tiếng nói và thông điệp, brand website. Có thể nói, 5 yếu tố nêu trên có tác động lớn trong việc hình thành nên một thương hiệu. Những thông tin sau đây chắc chắn bạn sẽ áp dụng nhiều trong việc định vị thương hiệu
Brand identity – Nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu không đơn thuần ở sự thể hiện của logo mà còn ở bản sắc thương hiệu. Nó được nhắc đến một cách trực quan về sự thật sâu sắc của thương hiệu thông qua các chiến lược định vị.
Làm thế nào để có được bản sắc thật sự hiệu quả để nhận diện thương hiệu tốt nhất? Không quá phức tạp, bạn chỉ cần thể hiện rõ 3 yếu tố sau: tính cách, lời hứa và mục đích thương hiệu đến với khách hàng.
Xây dựng bản sắc sẽ giúp thương hiệu đến gần hơn với những người dùng. Thông qua việc trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Brand personality – Cá tính thương hiệu
Theo nhiều nghiên cứu, cá tính thương hiệu được hình thành từ các đặc điểm cá nhân nhất. Nó được thể hiện ở sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ, sự kiện,….
Một ví dụ đơn giản là thương hiệu Apple với cá tính đặc trưng “Think different”. Các sản phẩm của Apple luôn mang tính khác biệt, cá nhân hóa, đột phá hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều đó mang lại cho người dùng cảm xúc trở thành cư dân hiện đại, tín đồ của công nghệ đậm chất sáng tạo và mới lạ.
Bên cạnh, cá tính thương hiệu còn giúp xây dựng tệp khách hàng trung thành và duy trì các mối quan hệ xung quanh.
Brand Architecture – Cấu trúc thương hiệu
Cấu trúc thương hiệu là sự phối hợp của tên, biểu tượng, màu sắc, ngôn ngữ và hình ảnh thương hiệu (brand image). Hầu hết các cấu trúc thương hiệu được xây dựng dựa trên chủ ý và sự trực quan của doanh nghiệp. Thông qua quá trình nghiên cứu trải nghiệm của khách hàng.
Thông thường, cấu trúc thương hiệu được phân thành 2 loại chính bao gồm:
- Cấu trúc nguyên khối: gồm một thương hiệu tổng thể đơn lẻ cùng nhiều thương hiệu phụ
- Cấu trúc chứng thực và đa nguyên: gồm các thương hiệu mẹ kết hợp với các bộ phận chủ trì trong mối quan hệ khác nhau.
Brand Voice and Messaging – Tông giọng thương hiệu và thông điệp
Tông giọng thương hiệu là yếu tố quan trọng, giúp gắn kết thương hiệu với người dùng trong và ngoài nước. Bên cạnh, còn có thể dễ dàng truyền đạt được mục đích, lời hứa và cả tính cách của brand. Nhằm giúp tăng độ nhận diện so với đối thủ cạnh tranh.
Sử dụng Brand voice sẽ giúp người dùng nhận ra brand của bạn ngay lập tức. Dù trong bất cứ trường hợp nào, bản sao trang web hay trên quảng cáo,…
Brand Website – Website thương hiệu
Đối với mình thì đây là một yếu tố mới xuất hiện ở thời điểm hiện nay. Thường được các doanh nghiệp startup chú trọng vì có thể giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng tiềm năng trên các công cụ tìm kiếm.
Website được xem là bộ mặt của Brand. Là nơi có đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, với nội dung tốt thì vẫn chưa đủ, bạn nên đầu tư cả vào hình ảnh, cấu trúc website.
Không những thế, trang web của bạn cần tối ưu không chỉ cho trải nghiệm người dùng trên máy tính mà còn trên bản di động. Vì đa số người dùng hiện nay thường sử dụng smartphone (điện thoại thông minh).
Website chính là một trong các cách thức hiệu quả và tiết kiệm cho bạn nhiều chi phí nhất trong quá trình đưa sự trải nghiệm thương hiệu đến đúng với khách hàng mục tiêu.
6. Ví dụ về các thương hiệu được xây dựng toàn diện
Phần cuối bài viết. Triangle Head mình sẽ chia sẻ bạn một số case study một số Brand phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa Brand là gì.
Coca Cola “Open The Happiness”
Thương hiệu này nổi tiếng khắp thế giới với lĩnh vực nước giải khát. Coca Cola được đánh giá là thương hiệu nhất quán về logo khi thiết kế với 2 màu chủ đạo, đỏ và trắng. Hai màu này có ý nghĩa mang lại sự mới mẻ, cảm giác tuyệt vời cho mỗi người tiêu dùng.
Cho dù trải qua hơn 130 năm. Coca Cola vẫn sử dụng logo giống nhau và các thông điệp truyền tải không có khác biệt gì lớn. Thể hiện giá trị cảm xúc mà Coca Cola có được là vô cùng lớn từ phí người tiêu dùng.
Colgate “Sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân”
Đối với Colgate, thương hiệu này chủ trương tạo niềm tin cho mỗi khách hàng khi sử dụng sản phẩm kem đánh răng của mình. Để có được niềm tin. Colgate đã đi từ những bước đầu tiên từ việc chia sẻ các kiến thức hữu ích về chăm sóc răng miệng, vệ sinh răng miệng đúng cách thông qua các bài viết báo, blog hoặc video.
Những kiến thức này đã giúp người dùng áp dụng được vào cuộc sống. Dần dà, Colgate khiến họ tin tưởng và bắt đầu sử dụng kem đánh răng của Colgate. Và dĩ nhiên, một người sử dụng tốt thì sẽ chia sẻ đến người thứ hai, người thứ ba,… Từ đó, Colgate dần được biết đến nhiều và trở thành thương hiệu nổi tiếng như hiện nay.
Bên cạnh đó, cũng không phủ nhận rằng Colgate đã đầu tư đúng cách vào việc marketing với nội dung, hình ảnh, video sáng tạo, hấp dẫn, thu hút người dùng.
Ngoài ra, mình cũng dành một lời khen đến Colgate. Qua việc dùng hình ảnh các nhà nghiên cứu, chuyên chăm sóc răng miệng. Giúp tăng tính thuyết phục và củng cố thêm những nhận định của Colgate đến người tiêu dùng.
Giá trị quan (kansei) được thể hiện rõ nét ở case study này. Khi Colgate đã tác động đến sự nhạy cảm của người dùng, hiểu được sự quan tâm của họ và giúp họ đạt được ý nguyện.
Apple “Think Different”
Apple là thương hiệu iPhone nổi tiếng với sự trải nghiệm thú vị về các tính năng vượt trội. Với chiến lược “Think Different”. Apple đã mang đến cho người dùng sự thỏa mãn “trải nghiệm công nghệ” khi sử dụng các sản phẩm của họ.
Apple được đánh giá là thương hiệu đã làm tốt việc xây dựng giá trị quan và cảm xúc. Bằng cách nâng cao trải nghiệm của người dùng qua:
- Chất lượng sản phẩm.
- Hoạt động truyền thông.
- Sự kiện họp báo.
Tóm lại các thông tin, khi ai đó cần bạn chia sẻ Brand là gì, thì bạn có thể giúp họ hiểu rõ định nghĩa, 3 giá trị thương hiệu tác động đến doanh nghiệp và 5 yếu tố hình thành nên thương hiệu. Nhớ rằng đừng quá cứng nhắc mà hãy chia sẻ theo cách hiểu của bạn. Vì cứ mỗi góc nhìn sẽ giúp cho người nghe có cái nhìn rộng hơn và xa hơn.
Đến đây, Triangle Head mình xin kết thúc bài chia sẻ hôm nay về Brand là gì nhé. Nếu bạn thấy hứng thú về kiến thức Branding. Hãy tham khảo ngay bài viết Các loại thương hiệu. Để nắm rõ cách khái niệm cũng như cách triển khai cho từng loại hình thương hiệu
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài chia sẻ của Triangle Head mình, hẹn gặp bạn ở bài viết sau!
Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức Brand tại:
https://www.missiondrivenbrand.jp/entry/kaitai_branding
http://www.ignytebrands.com/what-is-a-brand/
https://www.tailorbrands.com/blog/what-is-branding
Từ khóa » Hàng Brand
-
Brand Là Gì? Phân Biệt Giữa Brand Và Trademark
-
Thương Hiệu (Brand) Là Gì? Định Nghĩa Dễ Hiểu Nhất - ThiCao Blog
-
Brand Là Gì? 9 định Nghĩa Cơ Bản Về Thương Hiệu Bạn Nên Biết?
-
Brand (Thương Hiệu) Là Gì? - Marketing Toàn Cầu
-
Nghĩa Của Từ Brand - Từ điển Anh - Việt
-
Brand New Là Gì? Cách Phân Biệt Hàng Brand New Với Các Dòng Sản ...
-
So Sánh Thuốc Generic Và Brand Name: Khác Biệt Là Gì? - Hello Bacsi
-
Local Brand Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết Về Local Brand
-
Brands Vietnam - Cộng đồng Marketing Và Xây Dựng Thương Hiệu ...
-
Farmers' Market - Quản Lý Nhãn Hàng ( Brand Manager ) - Glints
-
Hang Lung "66" Brand Campaign
-
Sách - Brand Experience 12,5 - Nguyên Tắc Gắn Kết Khách Hàng ...
-
Thanh Lý áo Dạ New 100% Hàng Brand | Shopee Việt Nam