BRC Là Gì? Thông Tin đầy đủ Về Tiêu Chuẩn BRC
Có thể bạn quan tâm
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, có rất nhiều tiêu chuẩn doanh nghiệp cần tuân theo để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, BRC là một trong số đó. Được thiết lập bởi Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc (British Retailer Consortium – BRC) vào năm 1998, trải qua hơn 2 thập kỷ phát triển, BRC ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong việc đảm bảo an toàn của ngành thực phẩm thế giới. Trong bài viết này, SUTECH sẽ chia sẻ đến bạn tất cả các thông tin về BRC, giúp bạn có một cái nhìn cụ thể và rõ nét nhất về tiêu chuẩn này.
BRC là gì?
BRC là một bộ các tiêu chuẩn toàn cầu được phát triển bởi hiệp hội bán lẻ Anh Quốc với mục tiêu kiểm soát các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Bộ tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu giúp doanh nghiệp áp dụng kiểm soát được dây chuyền sản xuất của mình, từ đó đảm bảo sản phẩm đầu ra đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Khác với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khác kiểm tra ở chất lượng đầu ra thì BRC yêu cầu doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ quy trình từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, tiêu thụ. Toàn bộ quy trình này cần tuân thủ nghiêm ngặt theo bộ yêu cầu của BRC.
Hiện nay, BRC được đánh giá là một trong những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được sử dụng nhiều nhất bên cạnh các hệ thống khác như HACCP, FSSC 22000, ISO 22000… Để đạt được chứng nhận BRC, doanh nghiệp cần trải qua quá trình đánh giá của các tổ chức có thẩm quyền. Hiện tại trên thế giới có 130 quốc gia với hơn 29000 đơn vị có thể cung cấp chứng nhận BRC trong đó có Việt Nam.
Kể từ năm 1998 đến nay, BRC đã trải qua 8 lần sửa đổi với 8 phiên bản, trong đó bản sửa đổi gần nhất được thực hiện vào tháng 8 năm 2018 và vẫn đang được áp dụng cho đến hiện tại.
Các loại chứng nhận BRC
Như đã đề cập ở trên thì BRC là một bộ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bộ tiêu chuẩn này được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 3 loại chính là BRC Food, BRC Packaging và BRC Storage & Distribution.
BRC Food
BRC Food là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên trong bộ tiêu chuẩn BRC được GFSI (tổ chức sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu) thừa nhận. Tiêu chuẩn này được phát triển tập trung cho nhóm đối tượng là các nhà chế biến thực phẩm. Cụ thể thì để sở hữu chứng nhận BRC Food, doanh nghiệp thực phẩm sẽ cần tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu được đưa ra trong BRC Food, đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp mình đạt chuẩn.
BRC Packaging
BRC Packaging là tiêu chuẩn được đưa ra cho các nhà sản xuất bao bì đóng gói thực phẩm. Tiêu chuẩn này cũng bao gồm một loạt các yêu cầu mà doanh nghiệp sản xuất bao bì cần đáp ứng nếu muốn sở hữu chứng nhận BRC Packaging. Đây cũng là tiêu chuẩn bao bì đầu tiên trên thế giới được công nhận bởi GFSI.
BRC Storage & Distribution
Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2006, BRC Storage & Distribution là tiêu chuẩn về bảo quản và phân phối các sản phẩm thực phẩm. Tiêu chuẩn này thường phát triển và nhắm đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, lưu kho. Để đạt được chứng nhận BRC Storage & Distribution doanh nghiệp sẽ cần đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt trong quá trình hoạt động đồng thời sở hữu cơ sở vật chất đáp ứng được các tiêu chí đưa ra bởi BRC.
Hiện nay, trong 3 loại chứng nhận này thì ở nước ta, BRC Food là chứng nhận phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất. Lý do dẫn tới điều này là do ở nước ta dù có nhiều doanh nghiệp thực phẩm nhưng lại chưa phát triển ở mảng vận tải và lưu kho.
Tầm quan trọng của BRC
Là một trong số ít những hệ thống chứng nhận được thừa nhận bởi GFSI, BRC có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống của một doanh nghiệp. Sở hữu chứng nhận BRC sẽ mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích thiết thực:
Nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng với thương hiệu
Là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm uy tín hàng đầu hiện nay, việc sở hữu chứng nhận BRC như một lời cam kết của doanh nghiệp về chất lượng, độ an toàn của thực phẩm. Đồng thời chứng nhận này cũng cho thấy doanh nghiệp đã và đang thực sự chú ý đến các chương trình an toàn tổng thể, luôn cải tiến quy trình để đảm bảo chất lượng đầu ra. Và đương nhiên, những điều này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng với thương hiệu của bạn.
Tối ưu hệ thống, giúp tiết kiệm chi phí về lâu dài
Mặc dù, khi mới bắt đầu áp dụng, doanh nghiệp có thể mất một số khoản phí về tư vấn, xin chứng nhận và tối ưu quy trình. Tuy nhiên, về lâu dài thì lợi ích của BRC mang đến cho doanh nghiệp còn lớn hơn gấp nhiều lần. Vì thế đây chắc chắn sẽ là một khoản đầu tư xứng đáng mà bất cứ doanh nghiệp thực phẩm nào cũng nên cân nhắc.
Giảm thiểu tối đa các rủi ro phát sinh liên quan đến chất lượng sản phẩm
Được nghiên cứu và phát triển bởi những chuyên gia hàng đầu, cải tiến qua nhiều năm, BRC sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn hệ thống của mình từ đó đảm bảo chất lượng đầu ra, giảm thiểu tối đa các rủi ro phát sinh liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Giảm số lần thu hồi sản phẩm và khiếu nại từ khách hàng
Đối với các sản phẩm thực phẩm, việc sai sót dù chỉ là 1 thông tin nhỏ trên nhãn mác cũng sẽ khiến sản phẩm bị thu hồi hoặc từ chối. Đặc biệt việc thu hồi sẽ được áp dụng theo từng lô với hàng trăm sản phẩm, điều này sẽ khiến doanh nghiệp tổn thất rất nhiều chi phí. Việc đảm bảo một quy trình cố định, chặt chẽ sẽ giúp giảm tối đa tình trạng này.
Kết hợp với các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế
BRC là một tiêu chuẩn được GFSI thừa nhận, vì thế doanh nghiệp sở hữu chứng nhận BRC sẽ có quyền truy cập và kết nối với mạng lưới hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, từ đó giúp việc điều hướng chứng chỉ đơn giản và thuận lợi hơn.
SUTECH – Đơn vị tư vấn BRC hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tiền bạc khi áp dụng BRC. Liên hệ SUTECH ngay hôm nay để nhận tư vấn và báo giá chi tiết nhất! Tư vấn chứng nhận BRC |
BRC tập trung vào những yếu tố nào?
Mỗi tiêu chuẩn của BRC sẽ tập trung vào những vấn đề khác nhau, nhưng do tại nước ta, BRC Food là phổ biến nên trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến những yếu tố mà BRC Food tập trung. Cụ thể là 7 yếu tố sau:
Cam kết của quản lý cấp cao
Cam kết của quản lý cấp cao là một phần quan trọng trong BRC, việc này đảm bảo nhà quản lý nắm rõ về toàn bộ cách vận hành của tiêu chuẩn, từ đó thực hiện và cải tiến liên tục các quy trình an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
Kế hoạch HACCP
Là một phần của BRC, HACCP cho phép doanh nghiệp có một kế hoạch phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, từ đó có thể xác định và quản lý bất kỳ mối nguy nào có thể ảnh hưởng đến độ an toàn của thực phẩm doanh nghiệp bạn sản xuất.
Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
Đảm bảo doanh nghiệp thực phẩm tuân thủ các yêu cầu được đưa ra trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
Tiêu chuẩn nhà xưởng
Các doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì một môi trường nhà xưởng đat chuẩn để xử lý và sản xuất thực phẩm. Cụ thể là nhà xưởng phải được bố trí, bảo trì, làm sạch và đảm bảo theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Doanh nghiệp của bạn cũng phải đáp ứng được các yêu cầu kiểm soát sinh vật gây hại và dị vật
Kiểm soát sản phẩm
Doanh nghiệp sẽ cần chứng minh mình đã quản lý đúng cách các chất gây dị ứng, xuất xứ và thử nghiệm sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp là an toàn
Kiểm soát quy trình
Quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm phải chặt chẽ, tuân thủ theo kế hoạch HACCP và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Nhân viên
Nhân viên doanh nghiệp cần được đào tạo bài bản về cách sử dụng các thiết bị phù hợp, định hướng cũng như cách thực hiện các hành vi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có gì trong phiên bản mới nhất của BRC – BRC 2018?
Trong hơn 20 năm kể từ khi ra đời, BRC đã không ngừng có những cập nhật, thay đổi để phù hợp với tình hình chung. Phiên bản mới nhất của BRC được xuất bản vào năm 2018 va có một số điểm mới như sau:
Kiểm soát việc ghi nhãn sản phẩm
Phiên bản mới nhất BRC 2018 nhấn mạnh đến các hoạt động kiểm soát việc ghi nhãn sản phẩm. Cụ thể, với mục đích giảm số lần thu hồi sản phẩm do ghi nhãn không chính xác, doanh nghiệp sẽ cần có một quy trình hiệu quả để kiểm tra lại nhãn bất cứ khi nào thay đổi công thức sản phẩm hoặc thay đổi nhà cung cấp. Doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo toàn bộ dây chuyền đóng gói đang sử dụng loại nhãn mới nhất.
Cam kết của ban quản lý cấp cao
Trước đây, cam kết của quản lý cấp cao luôn là một yếu tố quan trọng của BRC, tuy nhiên việc cam kết được thực hiện chi tiết như thế nào thì chưa được nhấn mạnh. Trong phiên bản mới nhất BRC 2018, phần này đã được nói rõ hơn. Cụ thể thì ban quản lý cấp cao sẽ phải xây dựng và thực hiện một kế hoạch rõ ràng cho việc liên tục cải thiện an toàn thực phẩm cũng như có các hành động khắc phục kịp thời để đảm bảo các sản phẩm được sản xuất ra có chất lượng đạt chuẩn.
Quản lý đối tác cung cấp nguyên liệu và bao bì
BRC 2018 đề cập đến khâu đóng gói như một phần của tiêu chuẩn, nằm trong phần doanh nghiệp quản lý các nhà cung cấp. Với phần này, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho mình, nếu bất kỳ nhà cung cấp nào trong số họ được đánh giá là “rủi ro” thì doanh nghiệp sẽ cần các bằng chứng bằng văn bản của đối tác, chứng minh họ đã và đang có một quy trình quản lý rủi ro về chất lượng và an toàn một cách hiệu quả.
Quy trình xin chứng nhận BRC cho doanh nghiệp
Dưới đây là một số thông tin về quy trình xin chứng nhận BRC cơ bản cho một doanh nghiệp thực phẩm bạn có thể tham khảo:
- Thành lập ban BRC trong doanh nghiệp
- Đào tạo tiêu chuẩn BRC cho nhân viên trong ban BRC
- Hướng dẫn biên soạn tài liệu
- Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn BRC
- Đào tạo đánh giá nội bộ
- Đánh giá nội bộ
- Đăng ký chứng nhận
- Đánh giá chứng nhận chính thức
- Cấp chứng chỉ BRC
- Cải tiến liên tục
Một số thông tin về chứng nhận BRC
Những doanh nghiệp đạt điều kiện sau hoạt động đánh giá BRC sẽ được cấp chứng chỉ BRC. Chứng chỉ này có vai trò như một bằng chứng xác nhận doanh nghiệp đã sở hữu một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn BRC.
Theo đó, một mẫu chứng chỉ BRC sẽ có các thông tin bắt buộc như sau:
- Số giấy chứng nhận
- Tên tổ chức được chứng nhận và địa chỉ đăng ký kinh doanh của tổ chức.
- Tên tổ chức cấp chứng nhận
- Phạm vi chứng nhận
- Hiệu lực của chứng chỉ (Ngày cấp – Ngày hết hạn)
- Dấu chứng chỉ chứng nhận được sử dụng
- Chữ ký của pháp nhân phụ trách
Bên cạnh đó thì chứng chỉ BRC có hiệu lực trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp. Trong thời gian này, doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ sẽ được tổ chức chứng nhận giám sát và đánh giá định kỳ 12 tháng/lần để đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vẫn đang thực hiện đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn BRC.
Trên đây là tất cả các thông tin về tiêu chuẩn BRC mà SUTECH muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích cho doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, quý doanh nghiệp/tổ chức nếu có bất cứ câu hỏi nào về BRC vui lòng liên hệ hotline 086.869.5822 để được tư vấn chi tiết! SUTECH với đội ngũ chuyên gia hàng đầu luôn sẵn sàng mang đến cho quý khách hàng những thông tin giải đáp chi tiết và hợp lý nhất!
Từ khóa » Tieu Chuan Brc
-
Tiêu Chuẩn BRC Là Gì? - VinaCert
-
BRC Là Gì? Vì Sao Cần Chứng Nhận BRC?
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Tiêu Chuẩn BRC - An Toàn Thực Phẩm
-
BRC Là Gì? Cấu Trúc Tổng Quan Và Vai Trò Khi áp Dụng
-
Tiêu Chuẩn Toàn Cầu Về An Toàn Thực Phẩm BRC
-
Chứng Nhận BRC Food – Tiêu Chuẩn Toàn Cầu Về An Toàn Thực Phẩm
-
BRC Là Gì? Tổng Quan Về Tiêu Chuẩn BRC - Chất Lượng Việt
-
Tiêu Chuẩn BRC Là Gì? Lợi ích Của BRC Cho Doanh Nghiệp - Goodvn
-
Tiêu Chuẩn BRC - Lợi ích áp Dụng Và Các điểm Thay đổi Trong ... - IsoQ
-
BRC Là Gì? Tổng Quan Về Tiêu Chuẩn Toàn Cầu Về An Toàn Thực Phẩm
-
Tiêu Chuẩn BRC Là Gì? Lí Do Nên Chứng Nhận BRC? - Bao Bì Xanh
-
Tiêu Chuẩn BRC Là Gì ? - VIETNAM CERT
-
Tiêu Chuẩn BRC Và ứng Dụng Trong Sản Xuất Bao Bì | Khang Thành
-
BRC - Điều Kiện Thâm Nhập Thị Trường Bán Lẻ Tại Các Nước Phát Triển