BRC Là Gì? Tổng Quan Về Tiêu Chuẩn BRC - Chất Lượng Việt

Tiêu chuẩn BRC là gì? Một trong những tiêu chuẩn quốc tế có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, đóng góp rất lớn vào sự thành công của chuỗi sản xuất sản phẩm an toàn. Sản phẩm đạt giấy chứng nhận BRC giúp doanh nghiệp của bạn gia tăng cơ hội vào các thị trường quốc tế như EU và Mỹ.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kiến thức tổng quan về tiêu chuẩn BRC.

Tiêu chuẩn BRC là gì?

Tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) ra đời vào năm 1998, đây là một tiêu chuẩn toàn cầu về kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm được xây dựng bởi Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh. 

Tiêu chuẩn BRC là gì?BRC tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu

Không chỉ tại Anh Quốc, mà các nước Trung Đông, Châu Á, Châu Âu, Châu Úc giờ đây tiêu chuẩn BRC cũng được các nhà sản xuất thực phẩm áp dụng vào chuỗi sản xuất của mình một cách phổ biến.

BRC Food Issue 8 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn được ban hành năm 2018. Phiên bản này cam kết quản lý tập trung chủ yếu vào chương trình phân tích an toàn thực phẩm dựa trên hệ thống phân tích và kiểm soát nguy hiểm theo tiêu chuẩn HACCP và hệ thống quản lý chất lượng hỗ trợ. Hoạt động giám sát môi trường của vi sinh vật trong các cơ sở sản xuất thực phẩm ngày càng tăng, chú trọng hơn đến việc kiểm soát thực phẩm và phòng chống gian lận trong thực phẩm.

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn BRC

  • BRC Food (BRC Issue 8): Áp dụng cho các tổ chức doanh nghiệp như: các cơ sở. công ty/ nhà máy sản xuất konh doanh trong lĩnh vực thực phẩm như: thủy sản, rau củ quả, nước uống, bia rượi, dầu ăn,…
  • BRC lop (BRC Issue 5): Áp dụng cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất bao bì và vật liệu bao gói cho tất cả các loại sản phẩm từ thực phẩm đến các sản phẩm tiêu dùng ở tất cả các cấp độ: sơ cấp, thứ cấp và cao cấp.

Các phần trong tiêu chuẩn BRC

BRC gồm 7 phần:

1. Cam kết: Cam kết từ cấp cao để phát triển liên tục

2. Hệ thống kiểm soát rủi ro HACCP

3. Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001

4. Tiêu chuẩn nhà xưởng: Cách bố trí, bảo trì các tòa nhà và cơ sở, có kiểm soát dịch hại và quản lý nguồn chất thải một cách có hệ thống.

5. Kiểm soát sản phẩm: Có những yêu cầu về kiểm tra sản phẩm

6. Quy trình kiểm soát: Quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ

7. Nhân viên: Nhân viên trực tiếp làm việc trong nhà máy như quần áo bảo hộ, vệ sinh cá nhân, giấy khám sức khỏe, huấn luyện, đào tạo.

Xem thêm: Quy trình thực hiện chứng nhận tiêu chuẩn BRC

Các phần trong tiêu chuẩn BRC

Vì sao doanh nghiệp cần chứng nhận tiêu chuẩn BRC?

BRC là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm hiện nay đang được rất nhiều nhà bán lẽ lớn tại các nước phát triển áp dụng. Có hơn 8.000 doanh nghiệp thực phẩm tại hơn 80 quốc gia thực hiện.

Và đây là những lợi ích của tiêu chuẩn BRC mà bạn cần biết.

  • Chứng nhận BRC được thừa nhận và chấp nhận của hiệp hội bán lẻ Anh Quốc.
  • Áp dụng tiêu chuẩn BRC vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp giúp đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
  • Thiết lập niềm tin với khách hàng và đối tác, duy trì danh tiếng cho thương hiệu.
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tăng cơ hội hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lẻ trong nước và tạo cơ hội để thâm nhập vào thị trường châu Âu, Bắc Mỹ.
  • Kiểm soát tốt quy trình sản xuất, hạn chế tối đa sai sót các sản phẩm không đạt chất lượng, tiết kiệm chi phí.
  • Tiêu chuẩn BRC được xem là cơ sở để doanh nghiệp có thể đảm bảo được các điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại.
  • Giúp cho quá trình cải thiện tốt hơn về sức khỏe của cộng đồng, đồng thời nâng cao về chất lượng, hiệu quả kiểm soát lĩnh vực thực phẩm trên thị trường.

Chất Lượng Việt cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng BRC và các dịch vụ chứng nhận Hệ thống thống quản lý chất lượng khác. Liên hệ Hotline 0901.981.789 để được tư vấn chi tiết và báo giá ưu đãi hoặc đăng ký dịch vụ chứng nhận BRC tại đây.

Từ khóa » Tieu Chuan Brc