Tiêu Chuẩn Toàn Cầu Về An Toàn Thực Phẩm BRC

Tiêu chuẩn BRC là hệ thống tiêu chuẩn dành cho nhà bán lẻ do Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc ban hành, trong đó có Tiêu chuẩn BRC FOOD dành cho các cơ sở sản xuất thực phẩm. Để bảo vệ người tiêu dùng khỏi các loại thực phẩm bẩn ngây nguy hại tới sức khỏe, nhiều bộ tiêu chuẩn về An toàn thực phẩm đã được phát triển và áp dụng ở nhiều nơi. Một trong những tiêu chuẩn đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt nhất trong sản xuất thực phẩm là Tiêu chuẩn BRC. Hãy cùng Thư Viện Tiêu Chuẩn khám phá tiêu chuẩn này trong bài viết dưới đây.

Mục lục

  • TIÊU CHUẨN BRC LÀ GÌ?
  • TỔ CHỨC NÀO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN BRC?
  • GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN BRC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
  • AI CÓ THỂ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BRC FOOD?
  • TIÊU CHUẨN BRC VỀ THỰC PHẨM CẬP NHẬT PHIÊN BẢN 9
  • CẤU TRÚC TIÊU CHUẨN BRC FOOD ISSUE 9
    • Phần I – Giới thiệu
    • Phần II – Yêu cầu
    • Phần III – Quy trình kiểm toán
    • Phần IV – Quản lý và điều hành
    • Phụ lục
  • YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO BRC
    • Cam kết của quản lý cấp cao
    • Kế hoạch an toàn thực phẩm
    • Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
    • Tiêu chuẩn tại cơ sở
    • Kiểm soát sản phẩm
    • Kiểm soát quá trình
    • Yêu cầu về nhân sự
    • Yêu cầu với Vùng rủi ro sản xuất
    • Yêu cầu đối với sản phẩm kinh doanh
  • TẠI SAO CẦN CHỨNG NHẬN BRC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM?
  • QUY TRÌNH ÁP DỤNG VÀ CHỨNG NHẬN BRC

TIÊU CHUẨN BRC LÀ GÌ?

Tiêu chuẩn BRC là một trong những chương trình chứng nhận chất lượng và an toàn hàng đầu trên Toàn cầu. Hệ thống tiêu chuẩn BRC bao gồm 9 tiêu chuẩn trên nhiều lĩnh vực khác nhau được sử dụng trong bán lẻ và sản xuất.

Các tiêu chuẩn BRC bao gồm:

  1. Tiêu chuẩn Toàn cầu dành cho Đại lý và Môi giới (Global Standard for Agents and Brokers)
  2. Tiêu chuẩn Toàn cầu cho Sản phẩm Tiêu dùng dành cho Hàng hóa Tổng hợp và Đồ chăm sóc Cá nhân & Gia đình (Global Standard for Consumer Products – General Merchandise & Global Standard for Consumer Products – Personal Care and Household)
  3. Tiêu chuẩn Toàn cầu về Thương mại có Đạo đức và Tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm (Global Standard for Ethical Trade and Responsible Sourcing – ETRS)
  4. Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm (Global Food Safety Standard – BRC FOOD)
  5. Chương trình chứng nhận không chứa Gluten (Gluten-Free Certification Program – GFCP)
  6. Tiêu chuẩn Toàn cầu về Vật liệu đóng gói (Packaging Materials Global Standard – BRC Packaging hoặc BRC IOP)
  7. Tiêu chuẩn Toàn cầu dựa trên Thực vật (Plant-Based Global Standard)
  8. Tiêu chuẩn Toàn cầu về Bán lẻ (Global Standard for Retail)
  9. Tiêu chuẩn Toàn cầu về Lưu trữ và Phân phối (Global Standard for Storage and Distribution)

TỔ CHỨC NÀO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN BRC?

BRC là viết tắt của cụm từ “British Retail Consortium”, dịch sang tiếng Việt là “Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc”. Đây chính là tôt chức xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn thuộc hệ thống BRC.

BRC là một hiệp hội thương mại được thành lập bởi các nhà bán lẻ ở Vương quốc Anh vào năm 1992. Hiệp hội này hoạt động với mục đích thúc đẩy lợi ích của các nhà bán lẻ trên những lĩnh vực khác nhau bằng cách cung cấp đào tạo, tư vấn chuyên môn, đánh giá chất lượng và các dịch vụ liên quan.

Trong đó, đóng góp quan trọng nhất của Hiệp hội BRC là Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm (BRC FOOD) được ban hành lần đầu tiên vào năm 1998. Hiện nay, tiêu chuẩn này đã trở thành một trong những tiêu chuẩn về An toàn thực phẩm được tin cậy nhất thị trường.

Bài viết này của Thư Viện Tiêu Chuẩn tập trung cung cấp thông tin về Tiêu chuẩn BRC FOOD.

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN BRC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1998, Tiêu chuẩn BRC về An toàn thực phẩm (Global Food Safety Standard – BRC FOOD) giúp các nhà sản xuất thực phẩm tập trung vào nhiều lĩnh vực bao gồm:

  • Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
  • Ngăn ngừa gian lận thực phẩm
  • Cam kết quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm

Tỷ lệ các doanh nghiệp đạt chứng nhận BRC FOOD tăng lên hàng năm, giúp tiêu chuẩn này nhanh chóng phát triển thành chương trình an toàn thực phẩm lớn nhất Toàn cầu, tác động đến doanh thu sản phẩm lên tới hơn 800 tỷ USD.

AI CÓ THỂ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BRC FOOD?

Tiêu chuẩn BRC về an toàn thực phẩm áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động chế biến, xử lý nguyên liệu, sản xuất các sản phẩm thực phẩm như:

  • Thịt động vật
  • Thủy sản
  • Trứng, sữa, mật ong
  • Rau củ quả
  • Nước uống
  • Rượu bia
  • Gia vị, dầu ăn
  • Hương liệu
  • Thức ăn nhanh
  • Đồ đóng hộp

TIÊU CHUẨN BRC VỀ THỰC PHẨM CẬP NHẬT PHIÊN BẢN 9

Ngày 01/08/2022, Tiêu chuẩn BRC FOOD Issue 9 được ban hành và trở thành phiên bản mới nhất của Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm. Trước đó, Hiệp hội BRC đã từng xuất bản các phiên bản bao gồm:

  • Global Standard for Food Safety Issue 1 (Năm 1998)
  • Global Standard for Food Safety Issue 2
  • Global Standard for Food Safety Issue 3
  • Global Standard for Food Safety Issue 4 (Năm 2005)
  • Global Standard for Food Safety Issue 5 (Năm 2008)
  • Global Standard for Food Safety Issue 6 (Năm 2012)
  • Global Standard for Food Safety Issue 7 (Năm 2015)
  • Global Standard for Food Safety Issue 8 (Năm 2018)

CẤU TRÚC TIÊU CHUẨN BRC FOOD ISSUE 9

Phần I – Giới thiệu

  • Có gì mới ở Phiên bản 9?
  • Phạm vi của tiêu chuẩn
  • Luật an toàn thực phẩm
  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Các lợi ích của tiêu chuẩn
  • Hướng dẫn và đào tạo
  • Ngày có hiệu lực của Số 9
  • Sự nhìn nhận

Phần II – Yêu cầu

Các yêu cầu được đặt ra như thế nào?

  1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao
  2. Kế hoạch an toàn thực phẩm – HACCP
  3. Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
  4. Tiêu chuẩn tại cơ sở
  5. Kiểm soát sản phẩm
  6. Kiểm soát quá trình
  7. Nhân sự
  8. Vùng rủi ro sản xuất – rủi ro cao, mức độ quan tâm cao và môi trường xung quanh cao
  9. Yêu cầu đối với sản phẩm kinh doanh

Phần III – Quy trình kiểm toán

Giới thiệu

  1. Quy trình chung – chuẩn bị kiểm toán
  2. Quy trình kiểm toán đã công bố (bắt buộc phải kiểm toán không báo trước 3 năm một lần)
  3. Quy trình kiểm toán được công bố tổng hợp – kiểm toán được công bố gồm hai phần
  4. Biên bản kiểm toán không báo trước
  5. Các mô-đun bổ sung
  6. Quy trình chung – kiểm tra sau

Phần IV – Quản lý và điều hành

  1. Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận
  2. Yêu cầu đối với tổ chức công nhận
  3. Quản lý kỹ thuật của Tiêu chuẩn

Phụ lục

Phụ lục 1: Các tiêu chuẩn BRCGS khác

Phụ lục 2: Vùng rủi ro sản xuất – rủi ro cao, mức độ quan tâm cao và môi trường xung quanh cao

Phụ lục 3: Quy trình tương đương để đạt 70°C trong 2 phút

Phụ lục 4: Kiểm toán các hoạt động do trụ sở chính hoặc cơ quan trung ương quản lý

Phụ lục 5: Yêu cầu về trình độ, đào tạo và kinh nghiệm đối với kiểm toán viên

Phụ lục 6: Danh mục sản phẩm

Phụ lục 7: Mẫu chứng chỉ

Phụ lục 8: Hành động khắc phục, hành động phòng ngừa và phân tích nguyên nhân gốc rễ

Phụ lục 9: Tuyên bố quan điểm

Phụ lục 10: Bảng thuật ngữ

Phụ lục 11: BRCGS Tham gia

Phụ lục 12: Lời cảm ơn

YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO BRC

  1. Cam kết của quản lý cấp cao

Lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cơ sở phải thông báo cam kết tuân thủ các tiêu chí của tiêu chuẩn BRC. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện bằng cách hỗ trợ:

  • Nguồn nhân lực
  • Nguồn tài chính
  • Kênh thông tin thông báo nhiệm vụ và tiếp nhận ý kiến phản hồi
  • Văn bản hướng dẫn, đào tạo
  1. Kế hoạch an toàn thực phẩm

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần triển khai Hệ thống HACCP dựa trên nguyên tắc Codex Alimentarius. Trong đó xác định, phân tích, quản lý và đánh giá các nguy cơ đáng kể hoặc tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới vấn đề an toàn thực phẩm, từ đó có biện pháp kiểm soát kịp thời.

  1. Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp cần xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm bằng cách ban hành các văn bản, quy trình thực hiện và phân công công việc cho các nhân sự, phòng ban. Cần đảm bảo quy trình sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định chung đã ban hành.

Phát hiện những lỗ hổng, nhược điểm trong quá trình thực hiện. Từ đó có những biện pháp nhằm ngăn chặn, loại bỏ hoặc giảm thiểu các mối nguy đến mức có thể chấp nhận được.

Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát, quản lý thành phẩm từ nguyên liệu, đến quá trình sản xuất, số lô hàng và thành phẩm phân phối tới tay khách hàng, đảm bảo có thể truy xuất thông tin bất cứ lúc nào.

  1. Tiêu chuẩn tại cơ sở

Xây dựng nhà máy sản xuất tại địa điểm phù hợp với quy mô sản xuất, đảm bảo vệ sinh nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị. Kiểm soát chất thải và nguy cơ có thể gây ô nhiễm sản phẩm

  1. Kiểm soát sản phẩm

Kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm đầu ra một cách kỹ lưỡng trước khi mang sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

  1. Kiểm soát quá trình

Có cơ chế giám sát chặt chẽ từ sản phẩm, máy móc tới con người, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Lấy vệ sinh an toàn thực phẩm là mục tiêu hàng đầu.

  1. Yêu cầu về nhân sự

Cung cấp các khóa đào tạo phổ biến quy trình, kiến thức cho người lao động. Thực hiện kiểm tra y tế định kỳ cho người lao động để sớm phát hiện các bệnh truyền nhiễm (nếu có). Trang bị đồ bảo hộ và yêu cầu người lao đông tuân thủ các quy định về vệ sinh trong quá trình sản xuất thực phẩm.

  1. Yêu cầu với Vùng rủi ro sản xuất

Cần đặc biệt chú ý tới những địa điểm tồn tại rủi ro cao, các biện pháp phòng ngừa cụ thể để ngăn chặn rủi ro.

  1. Yêu cầu đối với sản phẩm kinh doanh

Các sản phẩm kinh doanh cần đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

TẠI SAO CẦN CHỨNG NHẬN BRC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM?

  • Tuân thủ yêu cầu pháp lý trong ngành thực phẩm
  • Chứng minh sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp mình đảm bảo an toàn vệ sinh và có chất lượng tốt
  • Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả
  • Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh trong chuỗi cung ứng
  • Chứng nhận tiêu chuẩn BRC giúp củng cố niềm tin của khách hàng và đối tác với sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp
  • Chứng nhận BRC nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp
  • Giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn
  • Giảm thiểu những rào cản thương mại và đưa sản phẩm vào những thị trường khó tính như Anh, Châu Âu, Mỹ
  • Mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh và phát triển

QUY TRÌNH ÁP DỤNG VÀ CHỨNG NHẬN BRC

  • Bước 1: Thành lập ban BRC tại cơ sở
  • Bước 2: Tiến hành đào tạo tiêu chuẩn BRC cho các thành viên ban BRC
  • Bước 3: Xây dựng hồ sơ, tài liệu, kế hoạch triển khai tiêu chuẩn BRC
  • Bước 4: Tiến hành thực hiện BRC tại cơ sở
  • Bước 5: Tự đánh giá kết quả thực hiện nội bộ và khắc phục những điểm chưa phù hợp nếu có
  • Bước 6: Đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn BRC với Tổ chức đánh giá độc lập
  • Bước 7: Tổ chức chứng nhận BRC đánh giá thực tế cơ sở và rà soát tài liệu – quy trình liên quan
  • Bước 8: Cấp chứng nhận BRC nếu doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn

→ Xem thêm Chứng nhận BRC FOOD

—————————————————————————————————-

Trên đây là những thông tin cơ bản về Tiêu chuẩn BRC. Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình chứng nhận, cần một đơn vị Tư vấn BRCUy tín – Hiệu quả – Chi phí tốt, vui lòng liên hệ với Thư Viện Tiêu Chuẩn theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com để được hướng dẫn cụ thể.

Từ khóa » Tieu Chuan Brc