BSC Là Gì? BSC Và KPI Có Khác Nhau Không? - MyXteam
Có thể bạn quan tâm
Đã bao giờ bạn nghe đến khái niệm BSC hay Balanced scorecard chưa? Và bạn đã hiểu được lợi ích từ mô hình này là như thế nào chưa? Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
- BSC là gì?
- Các khía cạnh của BSC
- Vai trò của BSC
- Đưa ra chiến lược tốt hơn cho doanh nghiệp
- Cải thiện hiệu quả truyền thông cho doanh nghiệp
- Tăng liên kết các dự án
- BSC giúp cải thiện hiệu suất báo cáo
- Sự khác biệt giữa BSC và KPI
BSC là gì?
BSC là viết tắt của Balanced scorecard, dịch ra tiếng Việt có nghĩa nôm na là Thẻ điểm cân bằng hay bảng điểm cân bằng. BSC là mô hình quản trị doanh nghiệp. Trong đó bao gồm các chiến lược, hoạch định ở cấp độ cơ bản nhất.
Bảng điểm cân bằng sẽ được sử dụng trong suốt quá trình thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường hiệu quả đạt được của chiến lược đang thực hiện tại doanh nghiệp. Tóm lại, BSC là bảng điểm cân bằng nhằm đo lường toàn bộ quá trình thực hiện chiến lược, dự án nào đó của doanh nghiệp.
BSC sẽ giúp tạo nên sự cân bằng và nâng cao hiệu quả làm việc của doanh nghiệp vì nó thể hiện được các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, các vấn đề tài chính, các chỉ tiêu cần thực hiện và cả kết quả muốn hướng đến.
Các khía cạnh của BSC
BSC bao gồm 4 khía cạnh cụ thể là Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Hội hỏi phát triển.
· Tài chính: Đo lường hiệu quả tài chính của công ty, cách thức sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp.
· Khách hàng: Dùng để đánh giá hình ảnh, chất lượng của doanh nghiệp hay dự án, sản phẩm nào đó trong mắt khách hàng.
· Quy trình nội bộ: Xem xét hiệu suất doanh nghiệp thông qua các yếu tố như chất lượng sản phẩm, hiệu quả của việc tung sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường…
· Học hỏi phát triển: Xem xét hiệu suất của tổ chức thông qua các yếu tố như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, văn hóa doanh nghiệp.
Vai trò của BSC
Đưa ra chiến lược tốt hơn cho doanh nghiệp
BSC hay Balanced Scorecard đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp. BSC sẽ cung cấp một bộ khung bao gồm nhiều nội dung xoay quanh các khía cạnh (Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Hội) theo mối quan hệ nhân quả. Tất cả các nội dung này sẽ cùng hướng về chiến lược cốt lõi.
Nhờ bảng điểm cân bằng, chiến lược, đường lối hoạt động của doanh nghiệp sẽ được thể hiện rõ ràng hơn.
myXteam – Lập kế hoạch kinh doanh (Business model canvas)
Cải thiện hiệu quả truyền thông cho doanh nghiệp
Chắc chắn rằng hình ảnh của công ty sẽ rất mơ hồ và không có “cá tính” nếu chẳng có đường lối hay giá trị cốt lõi riêng. Và ngay sau khi lập ra BSC với chiến lược hoàn chỉnh, hình ảnh doanh nghiệp sẽ được thể hiện rõ hơn, nhờ đó, nâng cao hiệu quả truyền thông đến công chúng lẫn truyền thông nội bộ.
Từ mô hình BSC, đối tác, khách hàng, công chúng lẫn nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về ưu điểm, nhược điểm, những điểm sáng… trong chiến lược mà doan nghiệp của bạn đang thực hiện. BSC càng thể hiện chiến lược tốt càng thu hút nhiều người chú ý đến.
Tăng liên kết các dự án
Trong mô hình bảng điểm cân bằng BSC, mọi chiến lược, kế hoạch hay dự án nhỏ lẻ đều được thể hiện nhằm thể hiện mục tiêu lớn nhất. Nhờ mô hình này mà mọi dự án này đều có mối liên hệ mật thiết và là nút thắt của nhau, tăng liên kết và dễ dàng hơn trong việc theo dõi, thực hiện.
BSC giúp cải thiện hiệu suất báo cáo
Từng chiến lược, đề mục nhỏ trong mô hình BSC sẽ được thực hiện theo kế hoạch đề ra. Hiệu quả sẽ được so sánh tổng quan, thể hiện một cách song song cùng nhau.
Chính vì vậy, nhìn vào mô hình này, mọi người có thể có cảm nhận toàn cảnh về hiệu suất làm việc, kết quả trong từng tiến trình. Vì vậy, dựa trên hiệu suất này, mọi người có thể thay đổi, cải thiện một cách tốt hơn. Đặc biệt, việc báo cáo kết quả của chiến lược cũng trở nên dễ dàng hơn.
Sự khác biệt giữa BSC và KPI
Xét về khái niệm, BSC là bảng điểm cân bằng thể hiện các yếu tố khác nhau. Để làm sao doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đề ra. BSC là mô hình dùng để:
- Thiết lập
- Thực hiện
- Giám sát
- Đo lường
Trong khi đó, KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá công việc. Chúng dùng để đo lường chính xác hiệu suất làm việc theo con số cụ thể. Và KPI thường được dùng để thể hiện kết quả làm việc của từng giai đoạn. BSC là một quá trình đạt được chiến lược mang tầm vĩ mô hơn. Do đó, BSC và KPI có rất nhiều điểm khác biệt.
BSC là mô hình tổng thể vừa dùng để doanh nghiệp thực hiện, vận hành vừa đo lường hiệu quả. KPI chỉ là một yếu tố nhỏ bên trong BSC. Điều đó giúp bảng điểm cân bằng có kết quả chính xác hơn.
Theo đó, gán KPI vào từng nội dung trong BSC chính là bước cuối cùng. Để thực hiện một mô hình bảng điểm cân bằng hoàn chỉnh.
Bảng điểm cân bằng BSC đóng vai trò quan trọng trong định hướng chiến lược của doanh nghiệp. Cũng như quá trình đạt được các mục tiêu đề ra trong tương lai.
Từ khóa » Tìm Hiểu Bsc Và Kpi
-
BSC & KPI Tinh Gọn - Balanced Scorecard Vietnam
-
BSC Và KPI Là Gì – Mối Quan Hệ Giữa BSC Và KPI - CRMVIET
-
BSC Và KPI - Cầu Nối Kết Hợp Giữa Chiến Lược Kinh Doanh Và ... - VJCC
-
BSC Và KPIs – Bộ Công Cụ đo Lường Hoàn Hảo Trong Quản Trị Hiệu ...
-
BSC Và KPIs - Bộ Công Cụ đo Lường Hiệu Quả Trong Quản Trị DN
-
4 Sai Lầm Phổ Biến Trong Khi Hiểu Và áp Dụng BSC & KPI
-
KPI & BSC – BỘ CÔNG CỤ HOÀN HẢO ĐỂ THỰC THI CHIẾN LƯỢC
-
KHÓA HỌC BSC VÀ NHỮNG TIÊU CHÍ ĐỂ LỰA CHỌN - TOPPION
-
KPIs LÀ GÌ 3 NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG LÀM KPIs - BSC/KPI
-
Kết Hợp BSC, KPI Và OKR Trong Quản Trị Mục Tiêu Và Hiệu Suất ...
-
BSC (Balanced Scorecard) Là Gì? Áp Dụng BSC Như Thế Nào để ...
-
Kết Hợp KPI Và BSC Trong Quản Trị Doanh Nghiệp - Open End JSC
-
Chương Trình đào Tạo: Xây Dựng BSC Và KPI Trong Doanh Nghiệp
-
Những điều Cần Biết Về BSC KPI Trong Doanh Nghiệp