Bu Lông Kết Cấu Và Bulong Liên Kết Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Các công trình bê tông cốt thép, nhà thép tiền chế, các hạng mục thi công xây lắp trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp nói chung,.. đều cần sử dụng bu lông để liên kết các chi tiết, các kết cấu với nhau bởi khả năng chịu lực tốt, tính linh động và khả năng thi công, sửa chữa khi cần thiết dễ dàng hơn nhiều so với các kiểu liên kết khác.
Để liên kết các chi tiết bằng bulong, ta dựa trên nguyên lý làm việc của bulong móng – tạo ma sát giữa các vòng ren của bu lông và đai ốc để siết chặt các chi tiết lại với nhau.
Căn cứ theo chức năng, ta chia bu lông thành hai nhóm là: Bu lông kết cấu và bu lông liên kết. Vậy hai loại bulong này có những đặc điểm như thế nào?
>> Xem thêm: Bảng tra bulong đai ốc tiêu chuẩn
>> https://thinhphatict.com/bang-tra-bu-long-dai-oc-tieu-chuan
Bulong nấm
Bulong liên kết là gì?
Bu lông liên kết(Connection bolt) là loại bulong có chức năng liên kết các chi tiết với nhau, dùng để lắp ráp các chi tiết thành hệ thống khối – khung giàn, lực chịu tải chính trong các liên kết này không phải là lực cắt mà là lực dọc trục.
Bulong liên kết được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tĩnh, các chi tiết máy cố định ít chịu tải trọng động. Khi cần phải chỉnh sửa, kiểu liên kết buloong này có thể tháo lắp được.
Có nhiều loại bulong liên kết, đa dạng cả về chủng loại, hình dáng và kích thước khác nhau để đáp ứng được các mục đích liên kết, cường độ làm việc, mục đích sử dụng và môi trường sử dụng.
Bulong là một trong những phụ kiện không thể thiếu trong thi công ty ren trong thực tế với nhiệm vụ hỗ trợ liên kết rất tốt. Xem thêm một số phương pháp thi công ty ren với loại bulong liên kết đặc thù ở video sau nhé!
Các môi trường, lĩnh vực sử dụng bulong lục giác chìm liên kết gồm có:
+ Bu lông liên kết sử dụng trong xây dựng
+ Bulong liên kết sử dụng cho các công trình đường sắt
+ Bulong liên kết sử dụng trong các công trình trên biển
+ Bu lông liên kết sử dụng trong lĩnh vực cơ khí, cho ngành ô tô – xe máy.
Bulong M16 là loại bulong rất thông dụng trên thực tế, tìm hiểu thêm về bu lông M16 tại:
>> https://thinhphatict.com/kich-thuoc-bu-long-m16
Vật liệu sản xuất
Bulong liên kết có thể được sản xuất bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như: Thép cacbon (Thép cacbon thường, thép cacbon cường độ cao), các loại thép không gỉ (inox 201, inox 304), đồng,..
Trong đó,
Bulong liên kết sản xuất bằng các loại kim loại màu, hợp kim màu như: Đồng, nhôm, kẽm,.. Sẽ được sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu trong ngành công nghiệp điện, chế tạo máy bay, hệ thống xử lý nước.
Bulong liên kết sản xuất từ các loại thép không gỉ (bulong inox): Với khả năng chống ăn mòn hóa học, chống gỉ sét từ môi trường thường sẽ được sử dụng cho các hạng mục yêu cầu cao về khả năng chống gỉ sét, yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
Bulong liên kết sản xuất từ các loại thép cacbon thường, thép cacbon cường độ cao, thép hợp kim có hai nhóm nhỏ hơn:
+ Bulong liên kết không qua xử lý nhiệt: Là các dòng bulong liên kết thường hoặc các bulong liên kết cường độ thấp. Các loại thép dùng để sản xuất bulong thường có cơ tính tương đương để sau khi gia công thì không cần qua xử lý nhiệt vẫn đạt các cấp bền từ 4.8 ; 5.6 và 6.6.
+ Bu lông liên kết có qua xử lý nhiệt: Là các dòng bulong liên kết cường độ cao, có cấp bền từ 8.8; 10.9 đến 12.9. Các loại thép hợp kim có cấp bền tương đương hoặc loại thép có cấp bền thấp hơn được sử dụng để gia công buloong, sau đó bulong được tăng cơ tính, đạt cấp bền cao hơn thông qua các phương pháp nhiệt luyện thích hợp.
Xem thêm từ bulong cấp bền tại:
>> https://thinhphatict.com/nhung-thong-tin-can-biet-ve-bu-long-cap-ben
Xử lý bề mặt
Tùy vào mục đích sử dụng các loại bulong được xử lý bề mặt theo các phương pháp:
+ Hàng thô, không mạ.
+ Mạ kẽm điện phân (xi trắng xanh hoặc xám tro), mạ kẽm nhúng nóng, mạ cầu vồng, mạ đen để tăng khả năng chống gỉ sét trên bề mặt.
Các phương pháp chế tạo bulong liên kết
Bulong liên kết thô
Được sản xuất từ thép tròn, đầu bulong được dập nguội, dập nóng hoặc rèn. Phương pháp sản xuất thủ công nên kiểu bulong này có độ chính xác không quá cao, thường được dùng trong các kết cấu bằng gỗ, các liên kết không quá quan trọng.
Bu lông liên kết nửa tinh
Được sản xuất tương tự như loại buloong thô nhưng được gia công thêm phần đầu bu lông và các bề mặt trên mũ.
Bu lông liên kết tinh
Được sản xuất bằng các phương pháp cơ khí với độ chính xác cao để cho ra các sản phẩm với độ chính xác và sắc nét cao. Hầu hết các ứng dụng liên kết trong kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép trong công nghiệp đều sử dụng loại bulong này.
Bulong liên kết siêu tinh
Được sản xuất bằng các phương pháp sản xuất có yêu cầu khắt khe về độ chính xác trong gia công cơ khí. Loại bulong này sẽ được sử dụng trong các ngành cơ khí chính xác với dung sai lắp ghép nhỏ, các mối liên kết đặc biệt.
Bu lông kết cấu (Structure bolt)
Đây là loại bulong được sử dụng trong các kết cấu hoặc chi tiết thường xuyên phải chịu tải trọng động như kết cấu khung, dầm, chi tiết máy công nghiệp lớn. Bulong kết cấu đòi hỏi vừa phải chịu tải trọng dọc trục, vừa chịu lực kéo cắt.
Vật liệu sản xuất bulong kết cấu
Tương tự như bulong liên kết, vật liệu sản xuất bulong kết cấu cũng rất đa dạng bao gồm: Các loại thép cacbon, thép cacbon cường độ cao, các loại thép không gỉ.
Các phương pháp tăng cơ tính bề mặt như mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, mạ đen, sơn cũng được áp dụng đối với các loại bulong kết cấu.
Đặc điểm của bulong kết cấu trong kết cấu thép
Trong kết cấu thép, bulong kết cấu được chia làm 3 loại
+ Bulong trong liên kết chịu cắt: Thường chịu lực vuông góc với thân bulong, thân bulong bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép.
+ Bulong trong liên kết không trượt: Thường chịu lực vuông góc với thân buloong, bulong trong kết cấu này được xiết cực chặt để tạo ma sát giữa các bản thép để chống trượt.
+ Bu lông trong liên kết chịu kéo: Ví dụ như trong liên kết mặt bích, liên kết nối dầm của khung nhà, bulong thường chịu lực dọc theo chiều bulong, thường được xiết đến lực lớn hơn lực nó sẽ phải chịu khi làm việc dưới tải để cho các mặt bích không bị tách ra.
Một số loại bulong kết cấu
Bulong móng – bulong neo
Là loại bu lông dùng để cố định các kết cấu thép, sử dụng nhiều trong thi công hệ thống điện, trạm biến áp, hệ thống nhà xưởng, nhà máy, nhà thép kết cấu,..
Tìm hiểu chi tiết hơn về bulong móng tại:
>> https://thinhphatict.com/bulong-mong-dung-de-lam-gi
Bulong móng có nhiều hình dạng khác nhau: Chữ J, chữ L, chữ U, dấu hỏi (?),..
Kích thước:
+ Đường kính từ M8 – M72
+ Chiều dài từ 200-6000mm
Vật liệu sản xuất: Thép CT3, SS400, SUS 201, SUS 304, SUS 316, thép C35.
Xử lý bề mặt: Mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, nhuộm đen, sơn
- Cấp bền: 3.6, 4.6, 5.6, 6.8, 8.8.
- Bề mặt: mạ điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, nhuộm đen, sơn ...
Bulong lục giác
Một số loại bulong lục giác thông dụng như:
+ Bu lông lục giác chìm cường độ cao: Được chế tạo từ thép cacbon, được xử lý nhiệt để tăng cơ tính và xử lý bề mặt bằng các phương pháp mạ nên cực bền. Loại bulong này được dùng nhiều cho ngành cơ khí và chế tạo máy.
+ Bulong lục giác chìm đầu dù: Được làm từ thép cacbon và thường được mạ đen nên có cơ tính tốt, chống chịu tốt với các điều kiện môi trường, thời tiết.
+ Bu lông lục giác chìm đầu nhọn: Được thiết kế đầu và mũi của bulong có kích thước bằng nhau, loại bulong này được dùng nhiều trong chế tạo máy móc và các thiết bị công nghiệp.
Ngoài ra, còn một số loại bu lông kết cấu khác như: Bulong ren 1 đầu, bu lông ren 2 đầu, bulong inox,..
Bulong ren 2 đầu hay còn được biết đến với tên gọi Guzong mạ. Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này tại:
>> https://thinhphatict.com/guzong-ma-kem-la-gi
Thịnh Phát: Nhà sản xuất bulong ốc vít chất lượng hàng đầu Việt Nam
Thịnh Phát tự hào là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp bu lông đai ốc các loại chất lượng cao với hơn 13 năm kinh nghiệm. Với phương châm luôn đặt chất lượng sản phẩm và sự tận tâm lên hàng đầu, chúng tôi đảm bảo sẽ luôn cung cấp cho quý khách hàng các sản phẩm có chất lượng tốt nhất cùng giá thành luôn luôn cạnh tranh nhất thị trường.
Quý khách hàng có nhu cầu báo giá bu lông, đai ốc tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com
Từ khóa » Bu Lông Kết Cấu Thép
-
Liên Kết Bu Lông Trong Kết Cấu Thép Bạn Cần Nắm Rõ
-
Liên Kết Bu Lông Trong Kết Cấu Thép - Bulong Hoàng Hà
-
[PDF] KẾT CẤU THÉP 1
-
Liên Kết Bu Lông Trong Kết Cấu Thép | Tổng Quan Các Loại Bulong Liên Kết
-
Các Loại Bu Lông Trong Kết Cấu Thép - World Construction
-
BULONG TRONG KẾT CẤU THÉP NHÀ XƯỞNG
-
Đặc điểm Của Bu Lông Kết Cấu Và Bu Lông Liên Kết - Bulong
-
Các Loại Bu Lông Liên Kết Sử Dụng Cho Nhà Thép Tiền Chế
-
Đừng Nhầm Lẫn Giữa Bulong Liên Kết Và Bulong Kết Cấu - Bu Lông Inox
-
Bulong Liên Kết Và Bulong Kết Cấu Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Bulong Kết Cấu Thép DIN 6914 - Bu Lông Ốc Vít
-
Các Loại Bu Lông Dùng Trong Kết Cấu Thép - Bulongthanhren
-
[PDF] Chương 2 LIÊN KẾT TRONG KẾT CẤU THÉP