Các Loại Bu Lông Liên Kết Sử Dụng Cho Nhà Thép Tiền Chế
Có thể bạn quan tâm
Bu lông liên kết là một trong những thành phần quan trọng góp phần tạo nên chất lượng của nhà thép tiền chế.
Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ về định nghĩa bu lông liên kết là gì? Để giúp các bạn có thêm kiến thức về bu lông là gì, hôm nay World Steel sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin sau.
Định Nghĩa Bu Lông Liên Kết Là Gì?
Bu lông hay còn được viết là bulong, boulon. Đây là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng có dạng hình thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế sao cho phù hợp với đai ốc, và có thể dễ dàng tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết.
Bu lông được sử dụng nhiều trong các dự án xây dựng nhà xưởng khung thép, nhà tiền chế để liên kết các cấu kiện cột, dầm, kèo… lại với nhau thành hoàn chỉnh. Do khả năng chịu lực tốt, tính cơ động cao và dễ dàng trong công tác lắp dựng cũng như sửa chữa nên Bu lông được sử dụng rất rộng rãi.
Nguyên lý hoạt động của bu lông dựa trên sự ma sát giữa các vòng ren của bu lông và đai ốc, giúp kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.
Bu lông có nhiều hình dạng khác nhau, đặc biệt là phần đầu bu lông. Có phần đầu hình tròn, có phần đầu hình vuông, đầu 6 cạnh ngoài hoặc trong, đầu có 8 cạnh hoặc các hình khác.
Các Loại Bu Lông Liên Kết Sử Dụng Cho Nhà Kết Cấu Thép – Nhà Thép Tiền Chế
Bu lông liên kết sử dụng cho nhà thép tiền chế có rất nhiều loại. Chính vì thế việc hiểu rõ về các ưu – nhược điểm của bu lông liên kết sẽ mang lại cho bạn cái nhìn hiệu quả hơn về mặt sử dụng và kinh tế khi thiết kế công trình nhà thép tiền chế.
1. Bu lông Neo Móng:
Bu lông neo móng là sản phẩm đầu tiên mà nhà thép tiền chế thường sử dụng, nó có công dụng liên kết phần móng và phần cột của nhà thép tiền chế. Một phần bu lông neo móng sẽ được cố định vào phần cốt thép bên dưới móng trước khi bê tông được đổ lên bên trên, lúc này bu lông neo móng chỉ còn lộ ra phần đầu bu lông để bắt cột thép vào.
Việc đảm bảo chất lượng công trình khi sử dụng loại bu lông liên kết này phải tuân thủ việc đo đạc chính xác đồng thời đảm bảo việc bịt đầu bu lông để không cho bê tông bịt hoặc làm hỏng đầu của bu lông. Có thể bảo vệ đầu bu lông dạng này bằng việc sơn chống rỉ, dùng nắp nhựa hoặc kim loại, bôi mỡ,… lên đầu bu lông.
Bu lông neo móng được thiết kế và sản xuất theo bản vẽ của các kỹ sư sao cho đảm bảo về khả năng chịu lực của bu lông. Từ chiều dài, đường kính bu lông hay quy cách của bu lông, cũng như cấp bền đều phải được đảm bảo đúng theo yêu cầu của bản vẽ.
2. Bu lông Cường Độ Cao:
Loại bu lông liên kết này dùng cho các mối ghép phải chịu lực lớn. Ví dụ như nối cột hoặc nối xà. Với nhà thép tiền chế, sử dụng bu lông cường độ cao để liên kết phải đảm bảo có đủ đường kính và cấp bền đúng theo bản thiết kế. Điều này giúp giảm tối đa các sai sót không đáng có.
Những mối ghép sử dụng nhiều nhất đến bu lông cường độ cao trong lắp ghép nhà thép tiền chế, đó là mối ghép giữa cột và xà của nhà thép. Những mối ghép này là những mối ghép chịu lực rất lớn. Nếu như trước kia, những mối ghép này thường sử dụng đinh tán, thì hiện nay thông thường sử dụng bu lông cường độ cao, bu lông tự đứt – bu lông s10t vừa đảm bảo khả năng chịu lực, cũng như quá trình thi công dễ dàng, nhanh chóng và giảm chi phí nhân công.
Bu lông cường độ cao sử dụng trong trường hợp này thông thường sẽ nằm bên trong mái che nên ít bị ăn mòn, nhưng tốt nhất để bảo đảm mối ghép không bị ăn mòn theo thời gian thì có thể sơn chống rỉ chuyên dùng lên bu lông sau khi đã hoàn thành việc lắp ghép.
Ưu điểm: của loại bu lông này so với việc sử dụng đinh tán vừa giúp chịu lực tốt vừa dễ dàng cho thi công và tiết kiệm chi phí.
3. Bu lông Thép Hợp Kim:
Những loại bu lông thép hợp kim bình thường cũng được sử dụng tại rất nhiều vị trí bên trong nhà thép, đó là những mối ghép không chịu lực quá lớn cũng như không chịu ăn mòn quá nhiều của môi trường. Việc này nhằm giảm chi phí đầu tư cho việc xây dựng nhà thép tiền chế.
4. Bu lông Inox:
Bu lông inox cũng được sử dụng ở nhiều vị trí lắp ghép ngoài trời, vừa đảm bảo tính chống ăn mòn cũng như khả năng chịu lực của liên kết, hơn thế nữa là đảm bảo tính thẩm mỹ cho mối ghép.
5. Bu lông Nở:
Bu lông nở ứng dụng trong việc xây dựng nhà thép tiền chế trong những mối ghép giữa cột bê tông và xà nhà hay những mối ghép của bê tông với thép, hoặc cột bê tông với bất kỳ kết cấu nào.
6. Vít Bắn Tôn:
Vít bắn tôn thì đương nhiên được sử dụng trong việc lợp mái che cho nhà thép tiền chế, thông thường có thể sử dụng vít bắn tôn mạ kẽm để giảm chi phí xây dựng. Nếu nhà thép ở gần biển, có hơi nước biển, có thể sử dụng vít bắn tôn inox nhằm tránh khả năng ăn mòn của hơi nước biển, tuy nhiên phương án này thì chi phí đầu tư sẽ tăng cao hơn so với sử dụng vít bắn tôn mạ kẽm hay mạ kẽm nhúng nóng.
7. Thanh Ren – Ty Ren:
Thanh ty ren hay còn gọi là thanh ren cũng được sử dụng trong nhà thép tiền chế, thanh ren thường được sử dụng trong những liên kết giằng các kết cấu lại với nhau, nhằm tăng thêm độ cứng vững cho khung nhà thép. Thanh ren – ty ren còn được sử dụng để “treo” các hệ thống đường dây, đường ống bên trong nhà thép nhằm tăng khả năng sử dụng không gian bên trong nhà. Nếu nhà thép làm trần để tăng tính thẩm mỹ cho không gian bên trong thì thanh ren – ty ren được sử dụng rất nhiều để có thể cố định phần khung trần nhà.Không chỉ có vậy, trong việc xây dựng nhà thép tiền chế còn sử dụng một số sản phẩm ốc vít vào việc lắp ghép văn phòng bên trong nhà thép.
Các Chủ Đề Liên Quan Giúp Bạn Hiểu Rõ Về Nhà Thép Tiền Chế:
- Các loại kết cấu thép trong xây dựng
- Nhà khung thép tiền chế có cấu tạo như thế nào
- Kết cấu cho khung thép chịu lực
- Các vấn đề cần lưu ý khi xây dựng nhà tiền chế bằng kết cấu thép
Tiêu Chuẩn ASTM A325/A490/A325M/A490M Của Các Loại Bu Lông Liên Kết
Để có những bu lông liên kết chất lượng được đưa ra thị trường, bu lông cần phải đạt rất nhiều tiêu chuẩn.
Khi cần tư vấn về việc xây dựng nhà thép tiền chế, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến Công Ty Nhà Thép WorldSteel để được tư vấn trực tiếp, chọn cho mình giải pháp tối ưu nhất trong việc xây dựng, với hai yếu tố được đảm bảo là: chất lượng và giá thành xây dựng tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
- Hotline tư vấn: 028 6293 6666
- Trụ sở chính: Số 55 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP.HCM
- Mail: contact@worldsteel.vn
- Website: https://worldsteel.com.vn/
Hotline: 028 6293 6666
Từ khóa » Bu Lông Kết Cấu Thép
-
Liên Kết Bu Lông Trong Kết Cấu Thép Bạn Cần Nắm Rõ
-
Liên Kết Bu Lông Trong Kết Cấu Thép - Bulong Hoàng Hà
-
[PDF] KẾT CẤU THÉP 1
-
Liên Kết Bu Lông Trong Kết Cấu Thép | Tổng Quan Các Loại Bulong Liên Kết
-
Các Loại Bu Lông Trong Kết Cấu Thép - World Construction
-
BULONG TRONG KẾT CẤU THÉP NHÀ XƯỞNG
-
Đặc điểm Của Bu Lông Kết Cấu Và Bu Lông Liên Kết - Bulong
-
Bu Lông Kết Cấu Và Bulong Liên Kết Là Gì?
-
Đừng Nhầm Lẫn Giữa Bulong Liên Kết Và Bulong Kết Cấu - Bu Lông Inox
-
Bulong Liên Kết Và Bulong Kết Cấu Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Bulong Kết Cấu Thép DIN 6914 - Bu Lông Ốc Vít
-
Các Loại Bu Lông Dùng Trong Kết Cấu Thép - Bulongthanhren
-
[PDF] Chương 2 LIÊN KẾT TRONG KẾT CẤU THÉP