Bữa Phụ Cho Bé Vừa Tiện Lợi, Vừa Giàu Năng Lượng - BURINE
Bên cạnh bữa chính, các bữa phụ cho bé trong giai đoạn ăn dặm cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các bé chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Bữa phụ cho bé là một cách để đảm bảo rằng bé nhận được đầy đủ lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết. Sau đây là một số món phụ cho bé ăn dặm tiện lợi, giàu năng lượng mà mẹ có thể chuẩn bị.
Bữa phụ nên cho bé ăn gì và ăn vào lúc nào thì tốt?
Mục lục ẩn Nên cho bé ăn bữa phụ lúc nào? Pudding Burine vani dùng làm bữa phụ cho bé siêu tiện lợi Bữa phụ cho bé với cháo sữa Burine Các bữa ăn phụ khác bổ sung cho bé Gợi ý 30 bữa phụ cho bé vô cùng dinh dưỡng, dễ làmNên cho bé ăn bữa phụ lúc nào?
Đối với trẻ nhỏ, nhu cầu năng lượng cần thiết cho một ngày tương đương với ⅔ nhu cầu năng lượng của người lớn nhưng thể tích dạ dày của trẻ lúc này rất nhỏ. Vì vậy, chỉ với 3 bữa chính một ngày là không đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Việc ép bé ăn quá nhiều trong bữa chính cũng ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa và sức khỏe. Do đó, mẹ nên chia các bữa ăn trong ngày thành các bữa ăn nhỏ bao gồm bữa chính và bữa phụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Mặc dù được gọi là “bữa phụ” nhưng lại rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chậm tăng cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng. Bữa phụ cho bé giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn trong ngày và tạo cảm giác ngon miệng hơn.
“Bữa phụ cho bé 6 tháng ăn lúc mấy giờ thì tốt?” luôn là câu hỏi mà nhiều bà mẹ băn khoăn trong thời gian đầu tập cho bé ăn dặm. Theo chuyên gia dinh dưỡng, thời gian bữa phụ cho bé là không cố định và không giống nhau giữa các bé. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà mẹ cân nhắc số lượng bữa phụ trong ngày. Các bữa phụ cho bé không nên quá gần thời gian ăn bữa chính, nên cách bữa chính ít nhất là từ 1 đến 2 giờ.
Bên cạnh bữa chính, bé cần được bổ sung chất dinh dưỡng từ các bữa phụ trong ngày
Một số thời điểm bữa phụ cho bé mà mẹ có thể tham khảo như sau:
– Từ 9 giờ đến 10 giờ: Buổi sáng là thời điểm bé cần bổ sung nhiều năng lượng nhất trong ngày. Vào bữa phụ buổi sáng, mẹ có thể cho bé ăn các món phụ như sữa, bánh ngọt,… để cung cấp đủ lượng đường cần thiết.
– Từ 14 giờ đến 15 giờ: Bữa phụ cho bé vào buổi chiều không nhất thiết phải cung cấp quá nhiều năng lượng để tránh tình trạng quá no, bé không thể ăn bữa chính tiếp theo được.
– Từ 20 giờ đến 21 giờ: Đây là bữa phụ cuối cùng trong ngày dành cho bé. Mẹ không nên cho bé ăn quá no trong bữa phụ này để tránh làm cho bé đầy bụng và khó ngủ.
Bữa phụ cho bé ăn dặm thường rất đa dạng nhưng không đòi hỏi phải chuẩn bị quá cầu kỳ như sữa, trái cây, các chế phẩm từ sữa,… Tuy nhiên, nếu mẹ quá bận rộn thì sau đây là một vài gợi ý món ăn phụ cho bé ăn dặm vừa tiện lợi vừa tốt cho sức khỏe của trẻ mà mẹ có thể tham khảo.
Pudding Burine vani dùng làm bữa phụ cho bé siêu tiện lợi
Đối với các bà mẹ hiện đại, bận rộn thì giải pháp ăn dặm tiện lợi luôn được quan tâm nhất. Một món ăn phụ cho bé siêu tiện lợi mà mẹ không thể bỏ qua chính là pudding Burine.
Pudding là một trong những chế phẩm từ sữa quen thuộc, được nhiều bà mẹ sử dụng làm bữa ăn phụ cho bé. Trên thị trường hiện nay, pudding Burine là một trong những sản phẩm được lòng nhiều bà mẹ vì chất lượng và độ an toàn cao cho trẻ.
Pudding Burine là sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu từ Đức với quy trình nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn châu Âu. Thành phần chính của pudding Burine gồm: 92% sữa nguyên chất, tinh bột được nấu chín, hương vani tự nhiên và chất làm đông chiết xuất từ hạt đậu. Pudding Burine cung cấp đầy đủ các chất đạm, béo, canxi và vitamin, hỗ trợ bé phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.
Pudding Burine là món phụ cho bé ăn dặm vừa tiện lợi vừa đầy đủ dưỡng chất
Trong giai đoạn ăn dặm, nguồn năng lượng cần cho cơ thể bé được cung cấp từ thức ăn và sữa. Tuy nhiên, một số bé khi bắt đầu ăn dặm lại lười uống sữa nên pudding Burine sẽ là một giải pháp tuyệt vời dành cho mẹ. Sản phẩm không làm trẻ ngán như sữa nhưng có hàm lượng chất dinh dưỡng gần như tương đương với sữa. Vì thế, pudding Burine hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng Pudding Burine để làm bữa phụ và món tráng miệng tiện lợi cho các bé trong giai đoạn đi học mẫu giáo và tiểu học. Trong giai đoạn này, bé bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh và rất hiếu động. Vì vậy, bé cần nhiều nguồn năng lượng hơn để học và chơi. Pudding Burine sẽ góp phần đa dạng hóa bữa ăn của bé cũng như cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho sự phát triển về thể chất và trí não.
Bữa phụ cho bé với cháo sữa Burine
Cháo sữa không còn là một khái niệm mới mẻ đối với các bà mẹ hiện đại. Đây là sản phẩm kết hợp giữa sữa và tinh bột nấu chín ở dạng sánh mịn, thích hợp làm bữa chính cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm hoặc bữa phụ cho trẻ lớn hơn.
Cháo sữa Burine được sản xuất tại nhà máy ODW, là một trong những nhà máy hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất sữa, các chế phẩm từ sữa và món tráng miệng. Cháo sữa Burine được sản xuất an toàn, theo tiêu chuẩn IFS (International Food Standard) của Liên minh châu Âu.
Cháo sữa Burine được sản xuất từ 90% sữa nguyên chất, giúp bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chia sẻ rằng, cháo sữa sẽ bổ sung dinh dưỡng một cách cân bằng và toàn diện cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Đây là một bữa phụ cho bé ăn dặm vừa giàu dưỡng chất vừa tiện lợi. Mỗi hũ cháo sữa Burine có khối lượng 50g, siêu nhỏ gọn nên mẹ dễ dàng mang theo khi đi ra ngoài hay đi du lịch. Cháo sữa Burine cũng không cần phải bảo quản lạnh hay hâm nóng lại trước khi ăn nên hoàn toàn là một bữa phụ cho bé tiện lợi, nhanh chóng. Mẹ còn có thể kết hợp cháo sữa với trái cây để tạo nên những món ăn phụ độc đáo, lạ miệng cho bé.
Cháo sữa Burine là bữa phụ cho bé tuyệt hảo
Cháo sữa Burine hương vani
Cháo sữa Burine vani mềm mịn, có hương thơm mát và vị ngọt nhẹ nên thích hợp cho các bé mới bắt đầu tập ăn dặm. Đây là hương vị được nhiều trẻ yêu thích nhất.
Cháo sữa Burine hương bánh bích quy
So với hương vani, cháo sữa Burine bích quy có hương vị đậm đà hơn. Sản phẩm này còn chứa hạt lúa mì semolina giàu protein, tốt cho sức khỏe của bé.
Mẹ có thể tìm mua pudding Burine và cháo sữa Burine trực tiếp tại các siêu thị, cửa hàng dành cho mẹ và bé uy tín trên khắp cả nước như: Kids Plaza, Concung, Shopetretho, Tuticare, Bibomart, Aeon, Vinmart, BigC,… Ngoài ra, mẹ cũng có thể mua các sản phẩm của Burine trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee Mall, Lazada Mall.
>>> Tìm hiểu thêm thông tin về Cháo sữa Burine có tốt không? Nên cho bé ăn vào lúc nào?
Các bữa ăn phụ khác bổ sung cho bé
Bên cạnh hai gợi ý trên, mẹ có thể dành thời gian làm các món ăn phụ cho bé từ trái cây, ngũ cốc, rau củ,… Các món ăn bữa phụ cho bé càng đa dạng thì càng kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.
Nên bổ sung thêm nhiều loại trái cây, rau củ trong khẩu phần ăn của trẻ
Bổ sung thêm trái cây cho bé
Trái cây là một trong những thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào bữa phụ cho bé. Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tự nhiên có lợi cho hệ tiêu hóa và góp phần vào sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé. Các bữa ăn phụ cho bé từ trái cây thì tiện lợi, nhanh chóng và dễ thực hiện. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng nên cho bé ăn trái cây vào buổi chiều và không ăn ngay sau bữa chính.
Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, trái cây nên được nghiền nhuyễn hoặc chế biến thành sinh tố, nước ép để bé dễ ăn hơn. Một số loại trái cây mà mẹ nên chuẩn bị trong bữa phụ cho bé là: chuối, bơ, đu đủ, táo,…
– Chuối là loại trái cây giàu kali (khoảng 400mg/quả), tốt cho hệ tiêu hóa, làm dịu dạ dày và ngăn ngừa bệnh về đường ruột ở trẻ.
– Bơ chứa nhiều vitamin như vitamin A, C, B6,… và các chất khoáng cần thiết như kali, sắt, kẽm, được xem là một trong những loại trái cây tốt nhất cho trẻ.
– Đu đủ chứa nhiều chất xơ hòa tan và enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn đu đủ lúc lạnh và thường xuyên vì đây là loại trái cây có tính hàn.
– Táo chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và beta-caroten, giúp bé tăng cường đề kháng. Mẹ cũng có thể kết hợp táo với sữa chua hay cháo sữa để tăng thêm hương vị.
Chuối nghiền là món ăn yêu thích của nhiều trẻ nhỏ
Bổ sung các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng trong bữa phụ
Ngũ cốc bao gồm các loại hạt và đậu ít calo, giàu chất xơ và protein tốt cho quá trình phát triển thể chất và hình thành khả năng miễn dịch của bé. Một số loại đậu còn cung cấp lợi khuẩn tốt cho sức khỏe đường ruột của bé.
Một số loại ngũ cốc thường được dùng làm bữa phụ cho bé có thể kể đến như: gạo lứt, đậu xanh, đậu đen, mè,… Một bữa phụ cho bé có thể kết hợp nhiều loại hạt ngũ cốc khác nhau với sữa hoặc sữa chua.
Bổ sung khoai trong các bữa phụ cho bé
Khoai lang và khoai tây là hai loại thực phẩm phổ biến tại Việt Nam với hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì thế, mẹ đừng quên bổ sung hai loại củ này vào khẩu phần ăn của bé nhé!
Khoai lang có hàm lượng tinh bột, chất đạm cao giúp trẻ tăng cân và phát triển cơ. Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều vitamin như A, B6, C,… và các chất khoáng tốt cho cả tim mạch lẫn trí tuệ như sắt, kali. Bên cạnh đó, khoai lang có vị ngọt tự nhiên và kết cấu dẻo nên hoàn toàn phù hợp làm bữa phụ cho bé ăn dặm.
Cách chế biến mẹ có thể tham khảo là hầm khoai lang chín nhừ và nghiền với sữa tạo thành hỗn hợp sánh, mịn cho bé dùng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp khoai lang với bí đỏ hoặc trứng.
Khoai lang và khoai tây chứa nhiều dinh dưỡng, giúp cung cấp năng lượng dồi dào cho trẻ
Khoai tây có thành phần dinh dưỡng đa dạng, có tác dụng cực kỳ tốt đối với cơ thể. Trong khoai tây có nhiều tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2, phốt pho, đặc biệt cung cấp hàm lượng vitamin C khá cao. Khoai tây không chỉ tốt cho hệ miễn dịch mà còn tốt cho tim mạch và não bộ của trẻ. Một số món phụ cho bé ăn dặm ngon với khoai tây mà mẹ có thể làm là khoai tây nghiền phô mai, khoai tây trộn sữa,…
Bởi hàm lượng tinh bột có trong khoai lang và khoai tây khá cao nên mẹ hãy giảm một chút lượng thức ăn trong bữa chính nếu đã chế biến hai loại củ này trong bữa phụ cho bé.
Gợi ý 30 bữa phụ cho bé vô cùng dinh dưỡng, dễ làm
Có thể thấy, việc bổ sung bữa phụ cho bé trong giai đoạn ăn dặm là vô cùng quan trọng. Ngoài cháo sữa, pudding Burine thom ngon, tiện lợi thì ba mẹ hoàn toàn có thể đổi mới thực đơn cho con bằng top 30 bữa phụ dinh dưỡng đơn giản, dễ làm trong nội dung tiếp theo của bài viết.
1. Bánh flan sữa mẹ
Nguyên liệu: – 120ml Sữa mẹ.
– 1 Lòng đỏ trứng gà.
Cách làm:
– Hòa tan lòng đỏ trứng gà với sữa mẹ rồi lọc qua rây 2 lần để được hỗn hợp mịn.
– Hấp cách thủy hoặc làm chín bằng nồi cơm điện bằng chế độ “Cook” từ 7 đến 10 phút. Để bề mặt bánh được mềm và mịn màng, mẹ nên để chén đựng hỗn hợp trứng và sữa trên xửng hấp và lót bên trong một chiếc khăn dày.
– Lấy bánh ra, để nguội hoặc làm lạnh để bé ăn trong bữa phụ.
Bánh flan sữa mẹ
2. Bánh flan bí ngô + phô mai
Nguyên liệu:
– 1 Miếng bí ngô.
– 1 Viên phô mai.
– 50 – 60ml Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
– 1 Lòng đỏ trứng gà
Cách làm:
– Hấp chín bí ngô rồi nghiền nguyễn, có thể lọc qua rây một lần để bí được mịn màng hơn.
– Nghiền nhuyễn phô mai.
– Trộn đều hỗn hợp bí ngô, phô mai và sữa mẹ để tạo thành hỗn hợp đồng nhất, sánh mịn.
– Cho lòng đỏ trứng gà vào đánh nhẹ nhàng để hòa tan hoàn toàn.
– Lọc hỗn hợp qua rây 2, 3 lần.
– Đổ hỗn hợp vào hũ thủy tinh, bọc giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm bên trên rồi đặt vào xửng hấp hoặc nồi cơm điện trong 20 phút.
– Để nguội hoặc bảo quản lạnh rồi cho bé ăn.
Bánh flan bí ngô + phô mai
3. Bánh flan phô mai
Nguyên liệu:
– 50 – 60ml Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
– 1 Viên phô mai.
– 1 Lòng đỏ trứng gà ta.
Cách làm:
– Nghiền nhuyễn viên phô mai rồi trộn đều với sữa mẹ.
– Tách lòng đỏ trứng rồi đánh đều với hỗn hợp phô mai và sữa mẹ.
– Lọc hỗn hợp thu được qua rây 2, 3 lần.
– Cho vào hũ thủy tinh, bọc kín miệng bằng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm rồi hấp cách thủy trong 20 phút.
– Để nguội hoặc làm lạnh rồi cho bé ăn, có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2 đến 3 ngày.
Bánh flan phô mai
4. Bánh flan yến mạch
Nguyên liệu:
– 1 Thìa yến mạch.
– 50ml Sữa công thức hoặc sữa mẹ.
– 1 Lòng đỏ trứng gà.
Cách làm:
– Ngâm yến mạch trong nước khoảng 30 phút rồi vớt lên để ráo.
– Cho yến mạch và sữa mẹ vào cối xay nhuyễn rồi lọc qua rây.
– Đánh đều nhẹ nhàng với lòng đỏ trứng và lọc qua rây thêm một lần nữa trước khi đỏ vào hũ thủy tinh.
– Đậy kín hũ thủy tinh bằng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm và hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
– Bánh chín thì lấy ra, để nguội hoặc làm lạnh trước khi cho bé ăn.
Bánh flan yến mạch
5. Bánh flan vị táo
Nguyên liệu:
– 1 Miếng táo
– 50 – 60ml Sữa công thức hoặc sữa mẹ.
– 1 Lòng đỏ trứng gà.
Cách làm:
– Xay nhuyễn táo và sữa để tạo thành một hỗn hợp sền sệt rồi lọc qua rây để loại bỏ bã táo. (Mẹ có thể ép táo lấy nước bằng máy ép)
– Tách lòng đỏ trứng rồi cho vào hỗn hợp nước ép táo với sữa mẹ và đánh từ từ cho tan đều.
– Lọc hỗn hợp qua rây 2, 3 lần để khi bé ăn không bị lợn cợn.
– Cho hỗn hợp vào hũ thủy tinh rồi bọc lại bằng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc và hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
– Để nguội bánh hoặc làm lạnh trước khi cho bé ăn.
Bánh flan vị táo
6. Bánh táo/chuối + yến mạch
Nguyên liệu:
– ⅓ Quả táo hoặc chuối
– 1 Lòng đỏ trứng.
– 50ml Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
– 1 Viên phô mai.
– 40 Gram yến mạch.
Cách làm:
– Cắt ⅓ quả táo, gọt vỏ rồi xay nhuyễn cùng sữa mẹ, phô mai, yến mạch (đã ngâm 30 phút) để được hỗn hợp mịn.
– Trộn đều hỗn hợp thu được với lòng đỏ trứng gà rồi cho vào hũ thủy tinh hấp cách thủy.
– Để nguội hoặc làm lạnh trước khi cho bé ăn.
Bánh táo/chuối + yến mạch
7. Bánh chuối + hạt chia
Nguyên liệu:
– 1 Quả chuối chín. – 5 Thìa cà phê bột mì.
– 2 Thìa cà phê bột ngô.
– 1 gram bột nở.
– Hạt chia.
Cách làm:
– Cho toàn bộ bột mì, bột ngô, bột nở và hạt chia trong một chiếc tô lớn.
– Nghiền nhuyễn chuối chín rồi cho vào tô hỗn hợp.
– Cho thêm một chút nước hoặc nước cốt dừa tươi và đánh đều các nguyên liệu để tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
– Đổ hỗn hợp vào khuôn và hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện.
– Khi bánh chín thì lấy ra và cho bé ăn khi bánh còn ấm.
Bánh chuối + hạt chia
8. Bánh chuối + nước cốt dừa
Nguyên liệu:
– 1 Quả chuối chín.
– Bột năng.
– Nước cốt dừa.
Cách làm:
– Bóc chuối rồi thái thành các lát mỏng và xếp vào khuôn.
– Trộn bột năng với nước rồi đổ một lớp mỏng lên bề mặt chuối, sau đó đem đi hấp cách thủy.
– Nấu nước cốt dừa trên bếp lửa nhỏ vừa đến khi sôi lăn tăn rồi đổ lên bề mặt bánh chuối sau khi đã hấp chín.
– Bánh chuối có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để bé ăn dần. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn nước cốt dừa đã để qua đêm, có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Bánh chuối + nước cốt dừa
9. Bánh Doremon yến mạch chuối
Nguyên liệu:
– 1 Quả chuối.
– 30 Gram yến mạch (lựa chọn loại bột đã được xay mịn hoặc ăn liền)
– 1 Lòng đỏ trứng.
– 50ml Sữa mẹ.
Cách làm:
– Trộn đều các nguyên liệu trên thành hỗn hợp sánh mịn.
– Bắc chảo không dính trên bếp, để lửa nhỏ rồi múc từng muỗng hỗn hợp lên mặt chảo.
– Cần kiểm tra lật mặt bánh thường xuyên để 2 mặt chín đều.
– Để bánh nguội rồi cho bé ăn trong bữa phụ.
Bánh Doremon yến mạch chuối
10. Bánh rán Doremon
Nguyên liệu:
– Bột mì.
– Bột nở.
– Lòng đỏ trứng.
– Mật ong.
– Sữa mẹ.
– Dầu ăn (nếu bé trên 1 tuổi).
Cách làm:
– Trộn bột nở với bột mì rồi rây mịn.
– Cho lòng đỏ trứng, sữa mẹ mật ong, dầu ăn vào tô bột rồi trộn đều thành hỗn hợp sánh mịn.
– Cho một ít dầu ăn vào chảo, làm nóng rồi múc từng muỗng bột lên trên.
– Kiểm tra lật mặt bánh thường xuyên để được chính đều.
– Để bánh nguội thì có thể cho bé ăn trong bữa phụ.
Bánh rán Doremon
11. Bánh khoai tây rau củ
Nguyên liệu:
– Khoai tây.
– Rau củ (tùy ý).
– Bột mì.
– Bột gạo.
Cách làm:
– Hấp chín khoai tây, nghiền nhuyễn lúc đang còn nóng.
– Rau củ băm nhuyễn, ướp với một chút gia vị rồi nhào trộn với khoai tây, bột mì và bột gạo.
– Áp chảo bánh trên bề mặt chảo không dính cho đến khi chín đều 2 mặt là được.
– Cho bé ăn trong bữa phụ khi bánh đã nguội hẳn.
Bánh khoai tây rau củ
12. Bánh khoai dẻo
Nguyên liệu:
– Khoai lang.
– Bột năng hoặc bột ngô.
– Hạt chia hoặc mè đen.
Cách làm:
– Hấp chín khoai lang rồi nghiền nhuyễn khi đang còn nóng.
– Cho bột năng vào khoai rồi nhào đều tay.
– Nặn bánh thành từng viên nhỏ vừa ăn đối với bé hoặc nén bằng khuôn với hình dáng khác nhau, rắc hạt mè hoặc hạt chia lên bề mặt.
– Hấp trong xửng hoặc nồi cơm điện hấp trong 5 phút.
– Lấy bánh ra để nguội trước khi cho bé ăn.
Bánh khoai dẻo
13. Bánh quế
Nguyên liệu:
– Trứng.
– Bột mì.
– Sữa mẹ.
– Máy làm bánh quế (nếu không có thì dùng chảo cũng được)
Cách làm:
– Tách lòng đỏ trứng rồi trộn đều với sữa tươi trước khi cho vào bột mì.
– Có thể cho thêm một chút mật ong để tăng thêm vị ngọt cho món bánh.
– Sau khi có được hỗn hợp sánh mịn thì múc từng muỗng cho vào máy làm bánh quế hoặc áp chảo.
– Lưu ý là mẹ không nên rán bánh đến mức giòn vì hàm và chức năng của bé chưa hoàn thiện để có thể ăn được.
Bánh quế
14. Bí đỏ nghiền trộn sữa mẹ
Nguyên liệu:
– Bí đỏ.
– Sữa mẹ.
Cách làm:
– Hấp chín bí đỏ rồi nghiền nhuyễn.
– Trộn đều với sữa mẹ để tạo thành hỗn hợp sánh mịn là bé đã có thể ăn mà không cần phải nấu thêm.
– Có thể bảo quản lạnh để tăng thêm vị ngon cho bữa ăn phụ.
Bí đỏ nghiền trộn sữa mẹ
15. Khoai lang mật nghiền với sữa mẹ
Nguyên liệu:
– Khoai lang mật.
– Sữa mẹ.
Cách làm:
– Gọt vỏ khoai lang mật rồi đem hấp cách thủy đến khi chín thì nghiền nhuyễn.
– Trộn khoai lang mật với sữa mẹ rồi cho bé ăn trong bữa phụ.
Lưu ý, khoai lang mật đã có vị ngọt sẵn nên mẹ không cần phải thêm mật ong hay đường nữa.
Khoai lang mật nghiền với sữa mẹ
16. Sữa chua phô mai
Nguyên liệu:
– 200ml Sữa mẹ.
– 2 Viên phô mai.
– 1 Hũ sữa chua.
Cách làm:
– Đun 200ml sữa mẹ đến khoảng 80oC rồi để nguội khoảng 60oC.
– Tán nhuyễn phô mai rồi trộn đều với sữa mẹ.
– Cho sữa chua vào hỗn hợp sữa mẹ và phô mai, khuấy đều, nhẹ tay rồi cho vào hũ thủy tinh qua rây.
– Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện trong khoảng 6 tiếng.
– Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh và cho bé ăn trong các bữa phụ.
Sữa chua phô mai
17. Kem bơ + trứng + sữa
Nguyên liệu:
– 1 Lòng đỏ trứng gà.
– 1 Thìa cà phê bột ngô.
– 65ml Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
– 1 Miếng bơ.
Cách làm:
– Trộn đều lòng đỏ trứng gà với bột ngô.
– Rây mịn bơ.
– Đun nóng sữa đến khoảng 80oC rồi cho hỗn hợp lòng đỏ trứng và bột ngô rồi khuấy đều tay.
– Cho bơ đã rây mịn vào nồi rồi đảo thật nhanh tay để có được hỗn hợp đồng nhất.
– Đổ hỗn hợp kem bơ – trứng – sữa vào hũ thủy tinh và bảo quản lạnh.
Kem bơ + trứng + sữa
18. Sữa đậu xanh + hạt sen
Nguyên liệu:
– Hạt sen.
– Đậu xanh.
– Mè trắng.
Cách làm:
– Ngâm hạt sen và đậu xanh trong nước ấm khoảng 1 giờ, rửa sạch với nước sạch rồi cho vào nồi đun với nước.
– Khi đậu xanh và hạt sen đã mềm thì cho hạt mè vào.
– Cho toàn bộ hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố xay thật mịn, mẹ có thể cho bé uống luôn nến bé đã lớn, đối với bé còn nhỏ thì có thể lọc qua rây hoặc khăn xô để loại loại bỏ hết xác đậu.
Lưu ý, sữa đậu xanh và hạt sen tự làm thường không có chất bảo quản nên tốt nhất hãy cho bé uống trong ngày, hạn chế để sữa qua đêm.
Sữa đậu xanh + hạt sen
19. Sữa bí đỏ + hạt sen
Nguyên liệu:
– Hạt sen.
– Bí đỏ.
Cách làm:
– Ngâm hạt sen với nước nóng trong 1 giờ rồi nấu cùng với bí đỏ.
– Khi hạt sen và bí đỏ đã chín mềm thì rây mịn hoặc cho vào máy xay sinh tố rồi lọc qua khăn xô trước khi cho bé uống trong bữa phụ.
Sữa bí đỏ + hạt sen
20. Sữa yến mạch + óc chó + hạnh nhân
Nguyên liệu:
– Yến mạch.
– Hạt óc chó.
– Hạt hạnh nhân.
Cách làm:
– Ngâm hạt hạnh nhân qua đêm cho mềm và dễ dàng bóc vỏ.
– Ngâm hạt óc chó trong nước ấm khoảng 1 đến 2 giờ.
– Yến mạch chỉ cần ngâm khoảng 30 phút là có thể sử dụng được.
– Cho toàn bộ hỗn hợp đã được ngâm đủ giờ vào nồi nước và đun đến khi chín mềm thì xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
– Lọc hỗn hợp qua khăn xô để lấy nước cho bé uống.
Sữa yến mạch + óc chó + hạnh nhân
21. Sinh tố táo + việt quất
Nguyên liệu:
– Táo.
– Việt quất.
– Sữa mẹ
Cách làm:
– Gọt bỏ vỏ táo, rửa sạch việt quất rồi cho vào máy xay sinh tố với sữa mẹ xay nhuyễn.
– Cho hỗn hợp ra ly để bé uống trong bữa phụ.
Sinh tố táo + việt quất
22. Sinh tố bơ + chuối + xoài
Nguyên liệu:
– Chuối.
– Bơ.
– Xoài.
Cách làm:
– Rửa sạch các nguyên liệu rồi thái thành những miếng nhỏ.
– Cho toàn bộ vào máy xay, có thể thêm một chút nước hoặc sữa mẹ để dễ xay hơn.
– Cho sinh tố vào ly hoặc hũ thủy mà bé yêu thích để uống trong bữa phụ.
Lưu ý, món sinh tố này có lượng đường khá cao nên mẹ chỉ nên cho con uống tối đa 1 đến 2 lần mỗi tuần.
Sinh tố bơ + chuối + xoài
23. Sinh tố dâu tây + đào
Nguyên liệu:
– Dâu tây.
– Đào.
Cách làm:
– Rửa sạch dâu tây và đào rồi cắt thành miếng nhỏ.
– Cho toàn bộ 2 nguyên liệu vào máy xay cùng một chút nước hoặc sữa mẹ để dễ xay hơn.
– Cho sinh tố ra ly rồi bảo quản trong tủ lạnh.
Sinh tố dâu tây + đào
24. Custard chuối phô mai
Nguyên liệu:
– 1 Lòng đỏ trứng gà ta.
– ½ Muỗng cà phê bột bắp.
– 50ml Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
– Chuối.
– Phô mai.
Cách làm:
– Đánh đều lòng trắng trứng với bột bắp để có được hỗn hợp sền sệt rồi bắt lên bếp đun.
– Cho sữa mẹ vào hỗn hợp khuấy đều.
– Nghiền nhuyễn chuối với phô mai rồi cho toàn bộ vào hỗn hợp lòng đỏ trứng đã đun.
– Cho toàn bộ ra hũ thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh để bé thưởng thức.
Custard chuối phô mai
25. Pudding đậu hũ non sốt chanh leo
Nguyên liệu:
– Gelatin.
– Sữa đậu nành.
– Chanh leo.
Cách làm:
– Ngâm gelatine trong nước ấm rồi đun cùng sữa đậu nành khi sôi lăn tăn thì đổ vào khuôn và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
– Chanh leo rửa sạch, cắt đôi lấy toàn bộ phần thịt rồi đun trên lửa vừa, lúc này, hạt chanh leo sẽ tự động tách ra.
– Lọc chanh leo qua rây rồi hòa cùng một chút mật ong hoặc đường để có được sốt.
– Lấy pudding đã đổ khuôn ra và rưới sốt chanh leo lên trên rồi cho bé ăn.
Lưu ý, chanh leo khá chua nên mẹ chỉ nên cho một ít để tăng hương vị mà thôi.
Pudding đậu hũ non sốt chanh leo
26. Pudding bí đỏ
Nguyên liệu:
– Bí đỏ.
– Trứng gà
– Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
– Phô mai.
Cách làm:
– Đun sữa mẹ trên lửa vừa rồi đổ 2 lòng đỏ trứng đã đánh tan và tiếp tục khuấy nhẹ theo 1 chiều.
– Lọc hỗn hợp trên qua rây rồi trộn đều với phô mai.
– Bí đỏ hấp chín, nghiền nhuyễn rồi cho vào hỗn hợp đã thu được ở bước trên.
– Cho hết các nguyên liệu đã chuẩn bị vào khuôn rồi đem đi hấp chín trong khoảng 15 đến 20 phút.
– Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trước khi cho bé dùng.
Pudding bí đỏ
27. Đậu hũ non yến mạch + sốt thanh long
Nguyên liệu:
– Yến mạch.
– Thanh long.
Cách làm:
– Ngâm yến mạch trong khoảng 30 phút thì thay nước 1 lần, thực hiện lặp lại từ 1 đến 2 giờ.
– Xay nhuyễn yến mạch rồi lọc qua rây và sử dụng nước đó để đun trên lửa nhỏ đến khi sệt thì đổ khuôn và đặt trong tủ lạnh từ 2 đến 3 tiếng.
– Thanh long ép lấy nước rồi rưới lên pudding yến mạch sau khi đã đông lại.
– Cho bé ăn trong bữa phụ.
Đậu hũ non yến mạch + sốt thanh long
28. Pudding sốt dưa hấu
Nguyên liệu:
– Sữa mẹ.
– Gelatine.
– Dưa hấu.
Cách làm:
– Ngâm hoặc đun chảy gelatin trước khi trộn với sữa mẹ rồi đổ khuôn và đặt trong ngăn mát tủ lạnh.
– Dưa hấu bỏ hết hạt rồi ép lấy nước và cho gelatine đã đun chảy vào trộn đều.
– Đổ hỗn hợp dưa hấu với gelatine lên bề mặt pudding sữa đã chuẩn bị từ trước rồi tiếp tục đặt vào ngăn mát tủ lạnh đến khi đông lại.
– Mẹ có thể cho bé ăn trong các bữa phụ hoặc tráng miệng đều được, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 đến 3 ngày.
Pudding sốt dưa hấu
29. Thạch trái cây nhân phô mai
Nguyên liệu:
– Bột rau câu hoặc gelatine.
– Phô mai.
– Nước ép hoa quả để tạo màu (dưa hấu, dứa).
Cách làm:
– Ngâm gelatine với nước hoặc đun cho đến khi hòa tan thì cho nước ép dưa hấu vào khuấy nhẹ tay. Chia gelatine ra làm nhiều phần và thực hiện tương tự với các loại nước ép khác.
– Cắt phô mai ra thành thành miếng nhỏ và xếp vào khuôn.
– Đổ hỗn hợp nước ép với gelatine vào khay có sẵn phô mai rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tiếng rồi lấy ra cho bé ăn.
Thạch trái cây nhân phô mai
30. Hoa quả nghiền
Nguyên liệu:
- Lựa chọn một loại quả bất kỳ cho món ăn này
Cách làm:
– Gọt bỏ vỏ, hạt rồi đem xay nhuyễn hoặc nghiền nếu là quả có phần thịt mềm trước khi cho bé ăn.
– Đối với những trẻ lười ăn thì có thể làm nước ép.
– Nếu trẻ đã lớn, mẹ hãy cắt trái cây thành những miếng nhỏ, vừa ăn và cho bé tập kỹ năng bốc nhón.
Hoa quả nghiền
Bữa phụ cho bé rất quan trọng trong việc cân bằng dinh dưỡng hàng ngày nên mẹ hãy dành một chút thời gian đầu tư vào món ăn phụ. Những món phụ cho bé ăn dặm tiện lợi nhưng giàu chất dinh dưỡng có thể kể đến là pudding Burine và cháo sữa Burine. Vì thế, mẹ đừng ngần ngại đưa hai món ăn mới lạ, tiện lợi này vào thực đơn hàng ngày của bé nhé! Liên hệ ngay cho chúng tôi hoặc truy cập website https://burine.vn để đặt hàng sớm nhất!
Từ khóa » Bữa Xế Cho Bé ăn Dặm
-
Bữa Phụ Nên Cho Bé ăn Gì? | Vinmec
-
Gợi ý 21 Bữa Phụ Cho Bé 6 Tháng Cực Ngon Và đẹp Mắt Mẹ Làm Ngay
-
286 Món Bữa Phụ Món Cho Bé Ngon Miệng Dễ Làm Từ Các đầu Bếp ...
-
Tham Khảo Cách Làm Bữa Phụ Cho Bé Trên 6 Tháng Nhanh Gọn, Hấp ...
-
Công Thức Làm 12 Món ăn Phụ Cho Bé Của Mẹ Hà Thành Nuôi Con ...
-
Mẹ 9x Gợi ý 10 Công Thức Làm Bữa Phụ Cho Bé Tăng Cân Vù Vù
-
Thực Đơn Bữa Phụ Cho Bé 7 Tháng Tuổi, Công Thức ...
-
20+ Thực đơn ăn Dặm Bữa Phụ Cho Bé: Gợi ý Từ Chuyên Gia - Monkey
-
Gợi ý 13 Bữa Phụ Cho Bé 6 Tháng Cực Ngon Và đẹp Mắt
-
Bữa Phụ Cho Bé 2 Tuổi Dồi Dào Năng Lượng - MarryBaby
-
Bữa Phụ Cho Bé 6 Tháng ăn Lúc Mấy Giờ Tốt Nhất? 3 Lưu ý Cho Mẹ
-
26 Thực đơn Cho Bé ăn Dặm 6 Tháng Tuổi đủ Chất, Mau Lớn, Tăng Cân
-
Gợi ý Xây Dựng Thực đơn Bữa Phụ Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng
-
Thực đơn Bữa Phụ Cho Bé ăn Dặm Thơm Ngon Bổ Dưỡng - Phunuketnoi