Ca Làm Việc Tiếng Anh Là Gì? Chia Ca Làm Việc để Làm Gì?

Ca làm việc là hình thức phân chia phổ biến ở tất cả các doanh nghiệp, công ty dù lớn hay nhỏ. Việc chia ca làm việc có rất nhiều lợi ích thế nên việc chia ca sẽ rất cần thiết. Chúng ta sẽ hiểu rõ các vấn đề liên quan tới ca làm việc dựa vào những nội dung phía bên dưới nhé.

Trước khi tìm hiểu cụ thể vấn đề liên quan đến ca làm việc, bạn hãy thưởng thức những vần thơ vui dưới đây mà Phượng ngẫu hứng sáng tác:

Công việc trả lương theo ngày

Anh đây làm mãi để dành tương lai

Tranh thủ kiếm việc ngày dài 

Xong đâu nhận đấy cất vào lợn con

 

Cho em cuộc sống vuông tròn

Làm ăn ca kíp chẳng cam đồng tiền

Tìm việc trả lương theo ngày

Cố công gắng sức hàng ngày vì em

1. Làm sáng tỏ ca làm việc tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, ca làm việc được viết là shift. Những ai có kỹ năng về tiếng Anh chắc chắn không khó khăn trước yêu cầu giải nghĩa này. Nhưng chẳng phải vô cớ chúng ta lại đặt ra vấn đề chỉ để biết cụm từ ca làm việc khi được chuyển sang tiếng Anh thì sẽ được gọi là gì, hơn hết thông qua đó, Phượng muốn đào sâu khám phá những vấn đề liên quan tới ca làm việc trong thực tế, về giá trị và cách phân chia ca hiệu quả.

Ca làm việc tiếng Anh là gì
Ca làm việc tiếng Anh là gì

Nếu bạn đang quản trị doanh nghiệp, có thể nghiên cứu sâu hơn về vấn đề liên quan đến ca làm việc vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động quản trị của bạn. Còn nếu như bạn là người lao động làm các công việc ổn định tiếng anh, việc hiểu rõ hơn về hình thức làm việc theo ca cũng rất có lợi để chủ động xây dựng cho mình một thời khóa biểu phù hợp vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống vừa luôn đủ sức khỏe và tinh thần để nâng cao năng lực nghề nghiệp làm việc.

Mời bạn tham khảo: Danh sách kỹ năng quản trị doanh nghiệp chi tiết nhất

2. Những kiến thức tổng quát liên quan tới thuật ngữ "ca làm việc"

Shift hay ca làm việc chính là khoảng thời gian nhất định mà người lao động thực hiện công việc được giao, được tính theo thời gian tiêu chuẩn 1 ngày công, bắt đầu từ thời gian vào ca đến khi hết ca, bàn giao lại công việc cho ca sau. Thời gian tính cho một ca làm việc sẽ gồm cả thời gian nghỉ ăn trưa, nghỉ giải lao giữa giờ và thời gian làm việc.

Tìm hiểu thông tin về ca làm việc
Tìm hiểu thông tin về ca làm việc

Thuật ngữ ca làm việc ngày nay đã được đưa quy chuẩn về số giờ làm việc của người lao động là 8 tiếng/ ca, không chỉ giới hạn là ca làm việc cố định từ sáng đến chiều mà có thể chia ra làm nhiều ca trong một ngày. Thậm chí một ca không chỉ giới hạn 8 tiếng mà còn có thể làm nhiều hơn nhưng thời gian làm việc ca nhiều hơn 8 tiếng thì vấn đề này sẽ do người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận trước với nhau để thống nhất.

Tuy nhiên, số thời gian làm ngoài 8 tiếng đồng hồ thường được gọi là tăng ca và có chế độ tính lương theo một cách riêng bởi vì việc chia ca làm việc cho người lao động hoàn toàn phải tuân thủ theo những quy định của luật pháp.

Chuyên nghiệp tiếng anh là gì

>> Xem thêm: Sếp không vui khi nhân viên đi làm thêm

3. Vì sao doanh nghiệp cần chia ra các ca làm việc?

Mỗi ngành nghề, vocation, công việc sẽ có đặc trưng, tính chất khác nhau. Dưới tính chất của nền kinh tế hiện đại, nhiều doanh nghiệp có tần suất hoạt động nhiều, có thể kéo dài liên tục, điển hình như các công việc sản xuất tại các phân xưởng, nhà máy. Khi đó, các team leader ở các đơn vị có nhu cầu sẽ cần phải phân chia các ca làm việc sao cho người lao động vẫn được làm trong số giờ quy định mà hoạt động của đơn vị vẫn được đảm bảo theo yêu cầu.

Vì sao doanh nghiệp nên chia ca làm việc?
Vì sao doanh nghiệp nên chia ca làm việc?

Nhờ áp dụng hình thức chia ca làm việc cho nên cả doanh nghiệp lẫn người lao động đều nhận được những lợi ích thiết thực nhất trong quá trình hoạt động.

- Đơn vị vẫn đảm bảo, duy trì tốt hiệu suất, hiệu quả theo kế hoạch hoạt động và chất lượng lao động tạo ra.

- Đảm bảo tốt nhất an toàn vệ sinh lao động và các vấn đề về sức khỏe cho người lao động vì dù doanh nghiệp hoạt động liên tục 24/24h nhưng điều đó lại hoàn toàn không ảnh hưởng tới thời gian làm việc của nhân viên, công nhân vì mỗi người đã được phân ca rõ ràng, có đủ thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Lợi ích khi chia ca làm việc
Lợi ích khi chia ca làm việc

- Thuận lợi cho công tác tuyển dụng nhân lực và quản lý nhân viên trong doanh nghiệp, hạn chế được tình trạng phân bổ nguồn nhân lực không hợp lý, đem đến tác động tốt cho việc tiết kiệm nguồn ngân sách của công ty.

- Vai trò của người trưởng nhóm trong hình thức ca làm việc phải có kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất để đảm bảo sự linh hoạt trong hoạt động khi các ca có thể lần lượt luân phiên nhau hoạt động, luân phiên thay thế đội ngũ nhân lực một cách nhịp nhàng và hợp lý, nhất là khi có các tình huống phát sinh như nhân viên bị ốm, người lao động xin nghỉ phép.

Với những lợi ích tuyệt vời này, trong công tác quản trị doanh nghiệp, người làm chủ nên tổ chức các ca làm việc khi đó là sự đòi hỏi cần thiết để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Vậy việc sắp xếp ca làm việc có đơn giản hay không? Làm thế nào để có thể sắp các ca làm việc cho hợp lý? Những bí quyết hay nhất về việc sắp xếp các ca làm việc sẽ được bật mí, chia sẻ trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Tham khảo: Môi trường làm việc tiếng anh là gì?

4. Cách chia ca làm việc hiệu quả

Không có quy định doanh nghiệp phải chia ca làm việc như thế nào. Tùy vào từng doanh nghiệp có đặc trưng hoạt động, mục đích kinh doanh sản xuất cũng như nhu cầu khác nhau mà cách chia ca làm việc cũng sẽ khác nhau để có thể đảm bảo phù hợp.

Dựa vào khung thời gian cố định trong một ngày, với 24 tiếng đồng hồ thì về cơ bản doanh nghiệp có thể chia ra làm 3 ca và sẽ gắn với các mốc thời gian cụ thể nối tiếp. Đó là phương án cơ bản nhất, còn việc sắp ca như thế nào, các mốc thời gian của các ca làm việc ra sao sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân chia của người làm chủ.

Cách chia ca làm việc hiệu quả
Cách chia ca làm việc hiệu quả

Khi lên kế hoạch phân ca làm việc, cần tuân thủ quy định pháp luật và đạt được thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Theo chia sẻ của phần lớn các doanh nghiệp có tình trạng hoạt động 24/24h thì những ca làm việc phổ biến thường được phân chia như sau:

Ca 1: từ 6h sáng đến 14h chiều, đủ 8 tiếng lao động

Ca 2: từ 14h chiều đến 22h tối, đủ 8 tiếng lao động

Ca 3: từ 22h tối đến 6h sáng ngày hôm sau, đủ 8 tiếng lao động.

Hướng dẫn chia ca làm việc
Hướng dẫn chia ca làm việc

Tuy nhiên nhiều đơn vị sẽ chia ra các ca gãy để phù hợp với mục đích sử dụng lao động của mình. Với ca gãy, người lao động sẽ không tiến hành công việc một cách liên tục trong một ngày, có thể làm ở nhiều khung thời gian khác nhau nhưng sẽ đủ 8 tiếng/ ngày.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể chia 1 ngày chỉ hoạt động 2 ca, mỗi ca làm 12 tiếng liên tục hoặc 1 ca có thể kéo dài nguyên 24h/ ngày nhưng với hình thức ngày làm và ngày nghỉ xen kẽ nhau.

Dựa vào đặc thù ngành nghề, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, lắp ráp linh kiện còn áp dụng chế độ các kíp làm việc, tạo hình thức luân phiên 4 kíp trong ngày như sau:

- Ca 1: Kip 1, ca 2 – kip 2, ca 3 – kip 3

- Ca 1 của ngày làm việc tiếp theo: Kip 4, Ca 2 của ngày hôm sau đó – kip 2, ca 3 của ngày đó – kip 2

- Ca 1 của ngày hôm sau nữa: kip 3,…

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về nội dung ca làm việc. Qua bài viết bạn sẽ nắm bắt được ca làm việc tiếng Anh là gì kèm theo đó là những cách để giúp doanh nghiệp chia ca làm việc hiệu quả.

Từ khóa » Giờ Làm Việc Trong Tiếng Anh Là Gì