Cá Lóc, Thực Phẩm Vị Thuốc - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Cá lóc (còn có tên là cá tràu, cá chuối, cá quả, cá hoa, cá sộp…), là giống cá nước ngọt, sinh sống tự nhiên ngoài sông suối, đồng ruộng, ao hồ, kênh rạch. Không chỉ được dùng làm thực phẩm, cá lóc còn được sử dụng trong điều trị bệnh.
Theo Đông y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm (dùng tốt cho những trường hợp bị các bệnh phổi), chữa phụ nữ ít sữa, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu. Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng và trị bệnh từ cá lóc:
Chữa cảm lạnh: Cá lóc 500g làm sạch, luộc hoặc nướng gỡ lấy thịt, xào hành mỡ cho thơm. Gạo tẻ ngon 200g nấu nhừ sau đó cho cá nấu sôi khi ăn múc ra tô cho thêm gừng, hành, tiêu, gia vị mắm bột ngọt vừa đủ ăn nóng cho ra mồ hôi... Các vị phối hợp thành món cháo ngon bổ tỳ vị, giải phong hàn... Món ăn này rất tốt với người bị cảm lạnh, sợ gió, đau đầu nghẹt mũi, ho đờm nhiều.
Cá lóc vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ khí huyết.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Cá lóc làm sạch luộc lấy thịt 100g, rau cần ta 150g, gia vị gừng, hành, tiêu, mắm muối nấu canh ăn tuần vài lần. Đây là món canh ngon bổ âm dưỡng huyết, thanh hỏa... Sử dụng rất tốt với người có bệnh tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, ù tai khó ngủ. Ngoài ra, cá lóc nấu với hoa lý, rau đắng ăn đều tốt.
Hỗ trợ điều trị thận hư nhiễm mỡ: Cá lóc 1 con (250g) bỏ ruột, nấu với 200g đậu đỏ cho nhừ. Ăn hết một lần. Dùng 10 ngày là một liệu trình.
Bổ nguyên khí, thông tiểu: Cá lóc 400g, đông quỳ tử 24g, hồng sâm 9g, hoài sơn 30g, sinh hoàng kỳ 30g. Lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ. Nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được. 10 ngày là một liệu trình.
Cháo cá lóc.
Thanh nhiệt, điều hòa dạ dày, tiêu thũng: Cá lóc 250g, đậu đỏ 50g, vỏ bí đao 30g. Cho vỏ bí đao vào bụng cá rồi nấu với đậu đỏ đã nấu chín, sau 30 phút là dùng được. Ngày dùng 2 lần, ăn cả cái lẫn nước. Dùng liên tục 5 ngày.
Chữa tiểu rắt, nước tiểu ít và vàng: Cá lóc 500g), giá đỗ 150g, cà chua 100g, me 70g, gia vị vừa đủ. Thịt cá lóc thái mỏng ướp gia vị; phần đầu và xương luộc lấy nước bỏ bã, nấu chung với các thứ trên. Trái me hoặc lá me giã nhuyễn lấy nước cho vào canh. Nấu chín, thêm gia vị ăn với cơm. Ngày ăn 2 lần trong 1 - 2 tuần.
An thần, sinh tân nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng trí: Cá lóc 500g, táo đỏ 10 quả, táo tây vỏ đỏ 2 quả, gừng tươi 2 lát, gia vị, dầu thực vật. Cá rán với gừng cho thơm. Táo tây gọt bỏ vỏ, hạt; thái miếng nhỏ. Táo đỏ bỏ hạt. Nấu nước sôi rồi cho tất cả vào, tiếp đến là táo. Nước phải ngập các thứ trên. Đậy kín, nấu 2 tiếng. Cho gia vị, ăn nóng. 10 ngày là một liệu trình.
Lương y Minh Phúc
Từ khóa » Cá Lóc Và Công Dụng
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Cá Lóc | Vinmec
-
Cá Lóc Có Tác Dụng Gì? Và Lưu ý Khi Sử Dụng - Cao Gắm
-
Cách Chọn Cá Lóc Tươi Ngon, Không Lo Bị ươn
-
Cá Lóc Và Những Lợi ích Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe
-
9 Lợi ích BẤT NGỜ Của Cá Lóc đối Với Sức Khỏe Cho Trẻ Nhỏ
-
Cá Lóc Là Cá Gì? Cá Lóc Bao Nhiêu Calo Và ăn Cá Lóc Có Tác Dụng Gì?
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Cá Lóc Ít Ai Biết Đến
-
Cá Lóc - Thủy Sản Bổ Dưỡng Và Công Dụng Chữa Bệnh
-
Cá Quả: Những Công Dụng Tuyệt Vời Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cá Quả (cá Lóc)
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Cá Lóc ít Người Biết
-
Cá Lóc Bổ Dưỡng, Chữa Nhiều Bệnh
-
Mật Cá Lóc Có Tác Dụng Gì? Một Số Chú ý Khi Sử Dụng Mật Cá Lóc
-
Dinh Dưỡng Và Công Dụng Trong Khô Cá Lóc - Hải Sản Kỳ Hà