Cá Mú Cọp, Cá Mú Dây

5. Thông tin mô tả chung:

  • 1.1.Tên loài và đặc điểm phân loại

Ngành: Chordata

Lớp: Pisces

Bộ: Perciformes

Họ: Serranidae

Giống: Epinephelus

Loài: Epinephelus fuscoguttatus (Forsskal, 1775)

  • 1.2. Hình thái cấu tạo và phân bố
  • 1.2.1. Hình thái cấu tạo

    Cá mú Cọp có chiều dài từ 60 - 70 cm, lớn nhất là 120 cm (Nguyễn Hữu Phụng và cs, 1992). Khối lượng lớn nhất được biết là 11kg. Cá mú Cọp có chiều dài thân bằng 2,6 - 2,9 lần chiều cao, bằng 2,3 - 2,45 chiều dài đầu; hốc mắt phẳng hoặc hơi lõm; ở cá mú Cọp trưởng thành phần đầu tiếp giáp với lưng bị lõm xuống ở hai bên, kéo dài từ mắt đến gần gốc vây lưng.

    Cá mú Cọp thân hình thoi, bắp đuôi ngắn, nhỏ. Xương nắp mang trước hình răng cưa có góc lượn tròn. Rìa trên của nắp mang sau cong lên và nhô về phía sau, còn phần cuối đi xuống gần như thẳng đứng; xương nắp mang chính có 2 gai dẹt chìm dưới da. Lược mang ngắn và chắc với số lượng từ 28 đến 31 lược mang, phía trên có từ 10 đến 12 lược mang, phía dưới có 18 đến 21 lược mang. Cạnh xương phía trước ổ mắt lõm sâu hơn hốc mũi; hốc mũi hình tam giác, phần sau lớn hơn phần trước từ 4 đến 7 lần; hàm trên phát triển, kéo dài tới mắt; răng hình dùi mọc thành đai trên hai hàm, phần giữa hàm dưới có 3 hay 4 hàng răng, hàng răng trong dài hơn hàng răng ngoài; răng nanh không rõ ràng; vây lưng có 11 gai cứng và 13 đến 15 tia vây mềm (thường là 14 tia), gai số 3 hặc số 4 thường là gai dài nhất và bằng 2,9 đến 3,5 lần chiều dài đầu, nhưng ngắn hơn các tia vây lưng mềm dài nhất. Giữa các gai cứng là những màng mỏng có chấm hoa văn; vây hậu môn có 3 tia vây cứng và 8 tia vây mềm; vây số 2 và số 3 gần bằng nhau; vây ngực có 18 đến 20 tia vây mềm, chiều dài bằng 1,75 đến 2,1 lần chiều dài đầu; vây bụng không kéo dài đến gần vây hậu môn và bằng 2.05-2.35 lần chiều dài đầu; vây đuôi tròn.

    Cá mú Cọp có thân hình thoi, da có màu vàng nâu nhạt với 5 đám vân nâu chạy ngang thân, đuôi có một đám chấm đen. Đầu, thân và các vây được bao phủ bởi các chấm nhỏ màu nâu đậm nằm sát nhau, các chấm ở phần đầu và đuôi có màu nâu đậm hơn trên thân cá. Cá bột thường có những điểm lục giác ở đầu và trên cơ thể, khi lớn hơn thì lan rộng về phía sau lưng và dọc theo chiều thẳng đứng của vây (FAO, 1993).

    Vảy cá mú Cọp hình tròn, thân có nhiều vảy phụ, hàm trên có nhiều vảy rất nhỏ. ở phần đầu, trừ mõm, các phần khác đều phủ vảy. Vây lưng liên tục, phần tia vây cao hơn phần gai. Vây ngực tròn, nằm phía trên vây bụng, vây bụng nhỏ, vây đuôi tròn, vảy đường bên có 52 đến 58 chiếc. Số vảy theo chiều dọc thân từ 102 đến 115 chiếc.

    Bảng 1: 36 chỉ tiêu hình thái phân loại cá mú cọp

    Số TT

    Chỉ tiêu hình thái

    Số liệu

    1

    Dạng đầu

    2

    Miệng

    Miệng dưới

    3

    Gai mang

    2 gai nắp mang

    4

    Hình dạng thân

    Hình thoi

    5

    Đốt sống

    20

    - Lưng

    16

    - Đuôi

    4

    6

    Trọng lượng thân (kg)

    1,95 ± 0,75

    7

    Chiều dài tổng (TL – cm)

    55 ± 10,5

    8

    Chiều dài thân (cm)

    49,5 ± 13,5

    9

    Chiều dài đầu (cm)

    20 ± 6

    10

    Chiều cao qua mắt (cm)

    0,6 ± 0,2

    11

    Khoảng cách giữa hai ổ mắt (cm)

    2 ± 0,2

    12

    Đường kính mắt (cm)

    1,6 ± 0,2

    13

    Chiều cao lớn nhất (cm)

    23 ± 1,2

    14

    Chiều cao nhỏ nhất (cm)

    3,8 ± 0,7

    15

    Khoảng cách trước tia vây D (cm)

    12 ± 2,2

    16

    Khoảng cách trước tia vây V (cm)

    11 ± 1,1

    17

    Khoảng cách trước tia vây A (cm)

    21 ± 1,8

    18

    Chiều dài cuốn đuôi (cm)

    5 ± 1,2

    19

    Khoảng cách P-V (cm)

    3 ± 0,5

    20

    Khoảng cách V-A (cm)

    9 ± 1,1

    21

    Chiều dài gốc vây D (cm)

    15 ± 2,2

    22

    Chiều dài gốc vây A (cm)

    5 ± 1

    23

    Chiều cao vây D (cm)

    5,5 ± 1,2

    24

    Chiều cao vây A (cm)

    5,5 ± 1,5

    25

    Chiều dài gốc vây P (cm)

    2 ± 0,2

    26

    Chiều dài gốc vây V (cm)

    2 ± 0,4

    27

    Chiều cao vây P (cm)

    6 ± 1,2

    28

    Chiều cao vây V (cm)

    5 ± 0,5

    29

    Số tia vây D (vây lưng)

    - Vây cứng

    11

    - Vây mềm

    14 - 15

    30

    Số tia vây A (vây hậu môn)

    - Vây cứng

    3

    - Vây mềm

    8

    31

    Số tia vây P (vây ngực mềm)

    18-20

    32

    Số tia vây V (vây bụng)

    - Vây cứng

    1

    - Vây mềm

    5

    33

    Số tia vây C (vây đuôi)

    15 - 17

    34

    Vẩy đường bên

    52-58

    35

    Lược mang

    27-33

    - Trên

    10-12

    - Dưới

    17-21

    36

    Số vảy dọc thân

    102-115

  • 1.2.2. Phân bố

    Cá mú cọp Epinephelus fuscoguttatus thuộc giống Epinephelus, họ Serranidae, là nhóm cá khá phổ biến ở các vùng biển ấm, chúng phân bố ở nhiều nơi trên thế giới (FAO, 1993). Cá mú cọp phân bố rộng ở vùng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chúng xuất hiện ở hầu khắp các đảo thuộc Ấn Độ Dương và phía Tây trung tâm Thái Bình Dương, dọc theo thềm lục địa phía Đông Phi đến Môzămbich. Từ Madagasca đến Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêsia, vùng biển nhiệt đới Australia, Nhật Bản, Philippin, New Guinea và New Caledonia.

    Cá mú cọp là một trong những loài cá ăn thịt lớn nhất ở các rạn san hô. Đây không phải loại cá phổ biến và rất khó để tiếp cận được chúng ở dưới nước (John và Phillip, 1991). Cá mú cọp sống ở vùng biển mặn, có rạn đá san hô hay nền đáy có đá tạo thành hang hốc, độ sâu từ 1 – 60m và có độ trong cao. Cá mú cọp thích ăn mồi sống, thức ăn của chúng là các loài giáp xác, cá và một số loài nhuyễn thể (FAO, 1993). Ở Việt Nam, cá mú cọp tập trung ở vùng biển miền Trung và Nam Bộ, chủ yếu là vùng biển Phú Quý – Bình Thuận (Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Nguyên, 1994).

  • 1.3. Một số đặc điểm sinh học

    1.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng

  • 1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản

Cá bắt đầu sinh sản tự nhiên vào khoảng tháng 3- 5 hàng năm. Trứng thụ tinh nở ra ấu trùng sau 19 - 21 giờ ấp. Một số hình ảnh mô tả về các giai đoạn phát triển phôi và các giai đoạn biến thái của ấu trùng, con giống cá mú cọp ương ở nhiệt độ nước trung bình 27 – 29 oC.

  • 2. Bản đồ phân bố trên thế giới

Từ khóa » Cá Mú Cọp Tên Khoa Học