Các Bạn Trẻ Cần Phải Chắt Lọc, đánh Giá Thông Tin, đặc Biệt Là Thông ...
Có thể bạn quan tâm
Các bạn trẻ cần phải chắt lọc, đánh giá thông tin, đặc biệt là thông tin trên mạng xã hội sao cho hiệu quả
20 01 2021
in trangVới những bước tiến vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, nhất là trên lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang từng bước làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người trong việc tiếp cận, nghiên cứu, tìm kiếm, chia sẻ thông tin.
Một thực tế đáng báo động hiện nay, đó là sự nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng. Bên cạnh hệ thống cơ quan thông tấn, báo chí, trang tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương được cấp phép và hoạt động tuân thủ quy định của pháp luật, còn tồn tại một số lượng khổng lồ các trang web, blog, mạng xã hội… của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đăng tải hàng triệu thông tin, bài viết, ý kiến trao đổi, bình luận ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, dưới nhiều góc độ, khía cạnh, mục đích khác nhau mà không đảm bảo tính chính xác, khách quan của thông tin.
Trước tiên, phải kể đến là những thông tin, bài viết đăng tải trên các trang web, blog của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống phá cách mạng Việt Nam, chúng đã lập ra hàng nghìn trang web, blog, đăng tải nhiều tin, bài viết với nội dung tuyên truyền xuyên tạc lịch sử; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại đến an ninh, quốc phòng. Thủ đoạn của chúng thường là thêm bớt, cắt xén nội dung thông tin; bình luận, phân tích, đánh giá vấn đề một cách chủ quan, quy chụp, giả khoa học; viết bài rút tít giật gân, đặt tiêu đề gắn với những sự kiện chính trị, xã hội có tính thời sự, nhạy cảm; làm giả các tài liệu nội bộ, con dấu của các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị, chính quyền các địa phương… rồi đăng tải công khai trên các trang web, blog để gợi trí tò mò, lừa bịp dư luận quần chúng.
Với tốc độ phát triển của Internet như hiện nay, thật không khó để ai đó có thể lập ra một trang web, blog, facebook… phục vụ cho việc trao đổi, chia sẻ thông tin trên không gian mạng. Về bản chất, đây là những trang cá nhân, tuy nhiên, những trang này hoàn toàn có thể được xây dựng, hoạt động với các tính năng gần giống với trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước.
Bên cạnh đó, việc các đối tượng phạm tội triệt để lợi dụng môi trường mạng Internet để thực hiện các hành vi phạm tội như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mại dâm; tuyên truyền những sản phẩm văn hóa đồi trụy, độc hại… thông qua các trang web đen hiện nay có dấu hiệu diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát.
Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài sản, vật chất mà còn trực tiếp tác động làm suy thoái, biến chất tư tưởng, đạo đức lối sống của người dân, đặc biệt là giới trẻ khi tiếp cận những nguồn tin này.
Một trong những kênh thông tin thông dụng, phổ biến nhất hiện nay chính là Internet. Tuy nhiên, việc tìm gì? đọc gì? nghiên cứu, tiếp nhận, chắt lọc, sử dụng thông tin trên Internet như thế nào cho đúng cách, hiệu quả lại là vấn đề mà không phải ai cũng làm tốt. Đã có không ít người vì nhẹ dạ, mất cảnh giác, tin theo vào thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc, phản động đăng tải trên các trang web đen mà dấn thân vào con đường tội lỗi, phải chịu sự chế tài nghiêm khắc của luật pháp. Chính vì vậy, tránh những hậu quả đáng tiếc khi tiếp cận thông tin trên Internet, người dùng Internet cần phải có nhãn quan chính trị sắc bén, bản lĩnh chính trị vững vàng; đồng thời cao tinh thần cảnh giác, sàng lọc, kiểm tra độ chính xác của thông tin trước khi nghiên cứu, sử dụng.
Cần hình thành thói quen so sánh, đối chiếu với những thông tin chính thống đăng, phát trên các trang báo online, trang thông tin điện tử đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về báo chí, sở hữu trí tuệ để kiểm tra mức độ tin cậy của thông tin trên Internet nếu bạn chưa chắc chắn về độ chính xác.
Ban Tuyên giáo Thành đoàn
Chia sẻ:
Từ khóa » Chắt Lọc Thông Tin
-
Nghệ Thuật Của Sự Thành Công: Đọc Sách, Chắt Lọc Thông Tin, Liên Kết ...
-
Bí Quyết Giúp Con Chọn Lọc Thông Tin Trên Internet - Trường EMASI
-
Chắt Lọc Thông Tin Theo Cách Của Napoleon - Sách Hay - Zing News
-
Quản Lý Thông Tin Hay Nghệ Thuật Chắt Lọc Giá Trị Từ Những Nguồn ...
-
LỰA CHỌN VÀ CHẮT LỌC THÔNG TIN ĐÚNG ... - MarvelVietnam
-
Top 14 Chắt Lọc Thông Tin
-
'Người Dùng Mạng Xã Hội Cần Biết Chắt Lọc Thông Tin' - Báo Thanh Niên
-
Chắt Lọc Thông Tin | English Translation & Examples - ru
-
LỰA CHỌN VÀ CHẮT LỌC THÔNG TIN ĐÚNG, CHÍNH XÁC TRÊN ...
-
Chắt Lọc Thông Tin«phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh | Glosbe
-
Chắt Lọc Thông Tin - CafeF
-
TẬP 3: SÀNG LỌC THÔNG TIN ĐỂ GIAO TIẾP HIỆU QUẢ - LinkedIn
-
Người Dùng Mạng Xã Hội Cần Chọn Lọc Thông Tin – Nói Không Với ...