Các Biến Chứng Nguy Hiểm Có Thể Xảy Ra Khi Sinh - Vitamin Cho Bà Bầu
Có thể bạn quan tâm
Số lượng trường hợp mang thai gần đến ngày sinh xảy ra các biến chứng nguy hiểm có thể trực tiếp đến tính mạng của cả mẹ và bé tuy không nhiều nhưng cần hiểu rõ và chú ý để kịp thời xử lý nếu có xảy ra.
Dưới đây là những biến chứng cực nguy mẹ có thể gặp khi sinh nở, chị em cần biết để đề phòng:
TẮC MẠCH ỐI
Tắc mạch ối (hay còn gọi thuyên tắc ối) là một trong những căn bệnh hiếm gặp, xảy ra đột ngột, không có triệu chứng báo trước, bệnh có thể xảy ra trong lúc đang chuyển dạ hay ngay sau sinh. Xảy ra thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng, tồi tệ, khả năng tử vong ở người bệnh là rất cao.
Tắc mạch ối xảy ra đột ngột, không có triệu chứng báo trước, bệnh có thể xảy ra trong lúc đang chuyển dạ hay ngay sau sinh. Nguyên nhân do dịch ối đi vào tuần hoàn của mẹ; trong khi thành phần của dịch ối chứa rất nhiều tế bào của da thai nhi, lông tơ, tóc và cả phân su. Đường xâm nhập của dịch ối thông qua việc rách màng ối và nhau thai, rách tĩnh mạch ở chỗ bám của nhau thai, vỡ tử cung hay các mạch máu trong cổ tử cung. Việc xâm nhập này gây cho mẹ bị co thắt động mạch phổi, dẫn đến tăng áp phổi, tăng áp lực lên tim khiến cơ thể thiếu oxy, thiếu máu cơ tim, suy tim và suy hô hấp nhanh chóng. Hoặc có khi dịch ối vào tuần hoàn của mẹ khiến rối loạn đông máu, xuất huyết nhiều.
Các dấu hiệu và triệu chứng của thuyên tắc ối có thể bao gồm: Khó thở đột ngột, phù phổi, huyết áp thấp, trụy tim mạch, rối loạn đông máu, buồn nôn hoặc nôn, ớn lạnh, nhịp tim nhanh, suy thai, co giật… Do tai biến xảy ra đột ngột và tiến triển rất nhanh nên đa số bệnh nhân đều tử vong.
Tắc mạch ối thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ, mổ đẻ chỉ huy,… Hội chứng này là một tai biến sản khoa hiếm gặp và khó có thể dự báo, dự phòng trước. Do số lượng các trường hợp không nhiều nên cho tới nay, giới chuyên môn chưa có bằng chứng rõ ràng về các yếu tố gọi là nguyên nhân.
VỠ ỐI SỚM
Vỡ ối sớm là khi thai nhi trong tử cung, xung quanh bao bọc bởi một lớp màng mỏng, gọi là màng thai, dịch thể được bao bọc bởi màng thai gọi là nước ối. Khi gần sinh, tử cung co rút, ép nước ối trong màng thai đến miệng tử cung, làm cho miệng tử cung mở lớn dần. Trong quá trình mở rộng của miệng tử cung, thì màng thai tăng lớn dần, cho đến khi bị căng vỡ, chảy nước ối ra. Nước ối chảy ra gọi là “vỡ ối”. Nước vỡ ở tình trạng bình thường là vào trước ngày sau khi miệng tử cung mở hoàn toàn, khi nước vỡ thì nước ối chảy ra ngoài thông qua âm đạo, sau này nước ối cũng sẽ không ngừng chảy ra ngoài. Nếu vỡ ối 12 giờ trước khi sinh, thì gọi là ối vỡ sớm.
Ối vỡ sớm làm tăng tỷ lệ sinh non, tăng tỷ lệ tử vong của trẻ ở thời kỳ sinh, tỷ lệ nhiễm trùng trong tử cung và tỷ lệ nhiễm trùng sau khi sinh tăng cao. Ối vỡ sớm còn gây cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi, kéo dài thời gian sinh, làm nên hiện tượng nhiễm khuẩn tử cung của thai phụ. Khi nước ối chảy ra hết, cũng có thể dẫn đến việc tử cung co rút không có sức, làm cho thời gian sinh càng kéo dài hơn. Trẻ lâu quá không sinh ra được, có thể phát sinh nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Ối vỡ sớm là có thể phòng tránh được. Cách phòng tránh có những điểm sau:
– Chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe vệ sinh trong thời kỳ mang thai, tăng thêm dinh dưỡng cho thai phụ.
– Nghiêm cấm giao hợp trong giai đoạn sau của thời kỳ mang thai (tháng cuối cùng).
– Phòng tránh việc va chạm vào bụng của thai phụ.
– Tránh quá mệt mỏi và mang vác quá nặng.
– Nếu ngôi thai không đúng, nên đến bệnh viên nhờ bác sĩ chỉnh sửa. Nếu gần đến lúc sinh mà ngôi thai vẫn không thể chỉnh sửa được, thì phải đề phòng
SA DÂY RỐN
Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối). Trường hợp này hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Khi bị sa dây rốn, thai phụ cần đến bệnh viện để được cấp cứu ngay, vì hiện tượng này dễ gây ra suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông, hoặc do khi bị sa ra ngoài âm đạo, việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ do co thắt của các mạch máu dây rốn. Nếu không lấy thai ra ngay thì có khả năng thai nhi sẽ bị chết trong vòng 30 phút.
SUY THAI
Suy thai là một quá trình bệnh lý do tình trạng thai thiếu oxy trong máu hoặc thiếu oxy tổ chức khi thai đang sống trong tử cung. Hiện nay, người ta còn gọi suy thai là tình trạng bất ổn của thai nhi bao gồm: giảm thành phần oxy trong máu, giảm oxy trong tổ chức, tình trạng tăng ion hydro trong máu (thai nhi nhiễm toan), biểu hiện với những thay đổi về nhịp tim thai được ghi nhận bằng máy theo dõi nhịp tim thai (ví dụ: nhịp giảm biến đổi lặp lại, nhịp giảm muộn, nhịp nhanh, nhịp chậm hoặc tình trạng bất thường).
Suy thai cấp thường xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, đe doạ tính mạng đứa bé, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đứa bé trong tương lai nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Đánh giá được tình trạng sức khoẻ của thai nhi trong chuyển dạ có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo một cuộc đẻ an toàn cho cả mẹ và con. Suy thai cấp chiếm tỷ lệ dưới 20% các cuộc đẻ.
Suy thai mãn xảy ra từ từ trong quá trình mang thai, các triệu chứng thường không rầm rộ, tuy nhiên có thể nhanh chóng chuyển thành suy thai cấp khi chuyển dạ.
Cách đề phòng suy thai tích cực nhất là chữa khỏi bệnh mạn tính trước khi có thai, giảm mọi ưu tư phiền muộn cho thai phụ, khám 6-8 lần cho mỗi thai kỳ. Cần bảo đảm tăng cân cho mẹ 20% đến cuối thai kỳ bằng dinh dưỡng đủ chất và không bị phù, tăng huyết áp.
Trong khi chuyển dạ, cần giữ mối liên hệ thường xuyên với thân nhân để tránh tình trạng cô đơn, lo lắng, hỗ trợ tâm lý và không để sản phụ nằm ngửa lâu quá một giờ. Tránh để chuyển dạ kéo dài quá 24 giờ ở tuyến cơ sở. Người hộ sinh đỡ đẻ nên đồng thời là người theo dõi chăm sóc thai phụ trong khi có thai.
BĂNG HUYẾT SAU SINH
Băng huyết sau sinh hay còn gọi là ra máu sản hậu. Đây là tình trạng tai biến sản khoa nặng, là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ, chiếm 25% trường hợp tử vong ở người mẹ.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới – WHO, băng huyết sau khi sinh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở các bà mẹ trên thế giới mỗi năm, và xếp hàng đầu về mức độ nguy hiểm trong số các tai biến của quá trình sinh nở. Sản phụ được xác định là bị băng huyết sau khi sinh nếu như trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, lượng máu tiếp tục ra khoảng 500ml trở lên.
Nên chú ý rằng không chỉ ngay tức thời sau khi sinh, sản phụ cần được theo dõi mà người nhà cần quan tâm đến sản phụ những ngày trong tuần lễ đầu tiên sau sinh. Có những trường hợp một vài ngày sau sinh, hiện tượng băng huyết ồ ạt mới xuất hiện. Trường hợp này được gọi là chảy máu sau sinh thứ phát, có thể do tử cung nhiễm khuẩn hoặc còn sót nhau. Nếu lúc này sản phụ đã về nhà và chủ quan không quay lại kiểm tra ngay thì dễ trở tay không kịp.
Ngoài ra, những bà mẹ mới sinh con lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm cần hỏi bác sĩ để phân biệt sản dịch với băng huyết sau sinh.
VỠ TỬ CUNG
Vỡ tử cung là một tai biến hết sức nguy hiểm, nguy cơ tử vong có thể xảy ra cho cả mẹ và con nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời bởi những bác sĩ chuyên khoa sản có kinh nghiệm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sản khoa này, như: mẹ có khung xương chậu hẹp, u tiền đạo, có vết sẹo mổ cũ ở tử cung, ngôi thai bất thường hoặc do thực hiện thủ thuật forcep không đúng kỹ thuật…
Thông thường, những phụ nữ đã từng sinh mổ đều được khuyến cáo sau khoảng 3 năm mới nên có thai lần nữa. Tại vết mổ này, sự do dãn của da đã trở nên kém đi, da mỏng hơn bình thường, do đó có thể bị nứt khi thai to lên hoặc khi tử cung co bóp. Nếu xảy ra tai biến này, nguy cơ tử vong là rất lớn do sản phụ bị mất máu quá nặng, đồng thời em bé cũng có thể không được lấy ra ngoài kịp thời sẽ chết do thiếu oxy.
Từ khóa » đẻ Chỉ Huy Có Nguy Hiểm Không
-
Đẻ Chỉ Huy Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về đẻ Chủ động
-
Đẻ Chỉ Huy Là Gì: Tất Tần Tật Từ A đến Z Về Phương Pháp ... - Mamamy
-
Đẻ Chủ động (Đẻ Chỉ Huy) Và Những điều Cần Biết
-
Đẻ Chỉ Huy Bằng Truyền Oxytocin Tĩnh Mạch - Bệnh Viện Thu Cúc
-
ĐẺ CHỈ HUY BẰNG OXYTOCIN TRUYỀN TĨNH MẠCH
-
Giục Sinh Dễ đẻ, Liệu Có An Toàn?
-
Các Trường Hợp Mẹ Bầu được Chỉ định Phương Pháp Sinh Chỉ Huy
-
Các Phương Pháp Gây Chuyển Dạ Trong Sản Khoa - Vinmec
-
Kích Thích Chuyển Dạ Bằng Thuốc: Khi Nào Nên Sử Dụng? - Vinmec
-
Giục Sinh Và Những điều Mà Bạn Nên Biết - Hello Bacsi
-
Đẻ Chỉ Huy - Wiki Phununet
-
Đẻ Chỉ Huy - Tài Liệu Bộ Y Tế | Bác Sĩ Đa Khoa
-
Thai Quá Ngày Dự Kiến Sinh - Mẹ Bầu Cần Xử Trí Như Nào?
-
Kỹ Thuật Bấm ối được Thực Hiện Như Thế Nào?
-
“Đẻ Không đau” Bằng Phương Pháp Gây Tê Ngoài Màng Cứng
-
Nên Sinh Thường Hay Sinh Mổ? - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Khi Nào Cần Dùng Các Biện Pháp Giục Sinh Và Các Vấn đề Liên Quan