Đẻ Chỉ Huy - Wiki Phununet

Đó là khi người ta cho khởi đầu chuyển dạ một cách giả tạo vì quá trình chuyển dạ đã không được bắt đầu một cách tự phát hoặc vì bác sĩ quyết định không thể chờ việc sinh tự nhiên lâu hơn được nữa bởi những lý do quan trọng. Gần như bao giờ người ta cũng lên kế hoặc đẻ chỉ huy trước, để bạn được nhập viện hôm trước ngày người ta dự tính cho bạn đẻ chỉ huy.

Các phương pháp áp dụng để đẻ chỉ huy đôi khi được dùng để thúc đẩy quá trình chuyển dạ tự phát nếu nó không tiến triển một cách bảo đảm cho mẹ tròn con vuông

Tại sao lại cho đẻ chỉ huy?

Việc chỉ huy tiến trình đẻ là một sự can thiệp, do đó bạn cần phải chắc chắn là các lý do để chỉ huy tiến trình đẻ của bạn phải được bạn chấp nhận. Tuy nhiên, chắc hẳn là điều không phải nếu bạn chống đối việc đẻ chỉ huy trong trường hợp bác sĩ đã chỉ định cho bạn thấy những lý do rất chính đáng giải thích tại sao phải làm như vậy. (Đã có lúc người ta thường lựa chọn một ngày hay một giờ nhất định trong ngày để đẻ chỉ huy nhưng giờ đây làm như vậy có thể được coi là một cuộc can thiệp không cần thiết)

Những lý do bác sĩ có thể khuyên bạn nên làm là:

- Đã chậm trễ so với ngày sinh dự kiến hay quá hạn sinh. Có những phương pháp chẩn đoán kiểm tra như quét siêu âm và đo chiều dài đáy tử cung (mỏm trên cùng của tử cung) chẳng hạn. Tuy nhiên có 80% các em bé ra đời do một quá trình chuyển dạ tự phát sinh ra sau ngày sinh dự kiến

- Nếu em bé của bạn trễ mất 14 ngày so với ngày dự kiến, và đặc biệt nếu bạn ngưng lên cân, bác sĩ có thể khuyên nên đẻ chỉ huy chủ yếu bởi vì bánh nhau có thể không còn thích nghi để hỗ trợ em bé đang trở nên quá lớn so với nguồn cung cấp thức ăn của mình (suy nhau)

- Bạn đã quá 35 tuổi và đặc biệt nếu đây là con đầu lòng của bạn. Các bác sĩ sản khoa thường nhạy bén với việc bánh nhau có khả năng suy thoái ở một nười phụ nữ trên 35 tuổi. Một khi bạn được theo dõi thật sát, bác sĩ sẽ không quyết định cho bạn đẻ chỉ huy khi không cần thiết.

- Trong trường hợp thai chậm phát triển vì một căn bệnh nào đó của người mẹ như cao huyết áp, xuất huyết thai kỳ, bệnh tiểu đường hay tính tương kỵ loại máu Rhesus. Bạn sẽ được cho đẻ chỉ huy nếu bé có thể phát triển bình thường bên ngoài hơn là nằm bên trong tử cung.

Quá trình chuyển dạ sẽ được thúc đẩy một cách giả tạo nếu:

- Cổ tử cung không đủ rộng hoặc tiến trình chuyển dạ không diễn tiến trơn tru mà cứ ngưng rồi lại bắt đầu làm bà mẹ cùng thai nhi trở nên kiệt sức.

Thực hiện đẻ chỉ huy như thế nào?

Đẻ chỉ huy có nhiều phương pháp, cả tự nhiên lẫn y khoa. Người ta có thể sử dụng một phương pháp hay nhiều tùy theo tình trạng cổ tử cung và những lý do để chỉ định cho đẻ chỉ huy. Trước bất cứ ca đẻ chỉ huy nào, bác sĩ khám cổ tử cung của bạn để xác định xem nó đã “chín muồi” chưa, đã mềm và đã phần nào mở rộng ra chưa. Đây là dấu hiệu sắp chuyển dạ. Nếu cổ tử cung chưa chín muồi, bác sĩ có thể cần tới các hormone nhân tạo để cho đẻ chỉ huy.

THỦ THUẬT CHỌC NƯỚC ỐI

Người ta chỉ thực hiện thủ thuật chọc nước ối khi tới ngày sinh, bởi vì một khi nước ối đã vỡ có nghĩa là em bé phải được đỡ đẻ trong vòng 24 giờ, nếu không sẽ có nguy cơ nhiễm trùng.

Bác sĩ làm bể màng bọc nước ối bằng một cặp kẹp forceps nhỏ hoặc bằng một dụng cụ gần giống cái móc. Dụng cụ này được nhét vào tử cung và chọc một lỗ vào bọc nước ối. Thủ thuật này thường không đau và nước ối chảy ào ra. Bọc nước ối cung cấp cho đầu em bé một tấm đệm khi mỏm đầu đè lên cổ tử cung. Một khi các lớp màng đã bị chọc đò, đầu bé sẽ ép trực tiếp lên cổ tử cung, và nếu quá trình chuyển dạ thực sự sắp xảy ra như vậy có lẽ đúng lúc để khởi sự các đợt co thắt và thúc đẩy chuyển dạ.

Nếu bạn đã chuyển dạ rồi, việc chọc dò màng ối khiến cho các co thắt gia tăng cường độ vì đầu em bé đã hạ xuống. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dạ từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối nhanh hơn nhiều.

Trong quá trình chuyển dạ bình thường,các màng bọc nước ối thường không vỡ ra cho đến gần cuối giai đoạn đầu. Việc chọc dò các màng bọc nước ối khi đã bắt đầu tự phát chuyển dạ rồi thì có điều bất lợi là mọi việc tăng tốc một cách đáng lo ngại và nếu em bé bị cuống rốn quấn quanh cổ, việc giải phóng lớp nước đệm có thể gia tăng sức ép và ảnh hưởng đến lưu lượng máu dẫn tới em bé thông qua dây rốn.

Trong trường hợp bác sĩ muốn theo dõi nhịp tim thai nhi bằng một điện cực, người ta sẽ phải chọc dò bọc nước ối để gắn cực điện vào đầu em bé. Khám nghiệm nước ối cũng là một cách để kiểm tra xem em bé có kiệt sức hay không. Nếu kiệt sức, thì sẽ có dấu vết của lần đi cầu đầu tiên – ra phân su – trong nước ối.

OXYTOCIN

Oxytocin là một hormone tự nhiên được tuyến yên tiết ra trong não. Chất này kích thích quá trình chuyển dạ và nếu cho thúôc dưới dạng tổng hợp, qua thuốc Pitocin, thuốc có thể khởi đầu việc chuyển dạ và giữ cho tiến trình này tiếp diễn. Người ta có thể cho thuốc bằng nhiều cách:

Cách cho Pitocin thông thường và được ưa chuộng nhất là qua dây truyền đưa trực tiếp vàp một tĩnh mạch. Tốc độ truyền dịch có thể cho chậm lại nếu bạn đi vào quá trình chuyển dạ quá nhanh và cổ tử cung mở khá rộng.

Điều bất lợi của việc truyền dịch chất Pitocin là tiến trình chuyển dạ có thể nhanh và mạnh đếnmức cản nhiều thuốc giảm đau hơn. Các cơn co thắt cũng thường gần sát nhau và điều này có thể ảnh hưởng đến cái thai vì lưu lượng máu dẫn tới thai bị ngắt quãng mỗi khi co thắt.

Sẽ không được tháo gỡ dịch truyền cho đến sau khi em bé ra đời bởi vì tử cung cần tiếp tục co thắt để tránh băng huyết sau khi sinh.

Đẻ chỉ huy có nguy cơ nào?

Nhiều phụ nữ thích được đẻ chỉ huy, đặc biệt là nếu họ đã trải qua một quátrình chuyển dạ kép dài và khó chịu trong lần sinh trước. Việc thúc đẩy nhanh một tiến trình chuyển dạ kéo dài được một số bà mẹ nhiệt liệt hoan nghênh. Không ai có thể phủ nhận rằng cần phải cho đẻ chỉ huy khi thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên dường như việc này chỉ xảy ra ở một tỷ lệ nhỏ thai kỳ và ở một số trung tâm có khoảng một nửa các trường hợp sinh đều có sử dụng một hình thức cho đẻ chỉ huy giả tạo nào đó.

Cường độ của các cơn co thắt trong một tiến trình đẻ chỉ huy co phép dùng các thuốc chống đau, việc theo dõi thai nhi và những phương pháp can thiệp khác nhau như dùng kẹp forceps và thủ thuật cắt tần sinh môn được sử dụng thường hơn. Em bé sẽ có nhiều nguy cơ bị vàng da hơn. Điều này khiến cho việc sinh con trở nên khác hẳn, nếu như trước đó bạn đã trong sinh đẻ một cách tự nhiên.

CHỌC NƯỚC ỐI

Người ta phải lấy đi bọc nước ối để cho em bé đi xuống chui qua đường kênh sinh nở. Bình thường bọc nước ối bể ra một cách tự nhiên vào khoảng cuối giai đoạn chuyển dạ thứ nhất, tuy nhiên đôi khi người ta phải chọc cho nó bể một cách nhân tạo

Một trong những chức năng của bọc nước ối là đệm lót cho cái đầu em bé

Một khi đã vỡ nước ối, sức ép của cái đầu lên cổ tử cung khiến cho các cơn có gia tăng hiệu quả.

(St)

Từ khóa » đẻ Chỉ Huy Có Nguy Hiểm Không