Các Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án - Công Ty Luật TNHH Lâm Trí Việt
Có thể bạn quan tâm
Các biện pháp bảo đảm thi hành án
Điều 66 Luật thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2014, quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành án:
1. Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.
2. Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
3. Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:
a) Phong toả tài khoản;
b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Điều 13 Nghị định 62/2015 hướng dẫn Điều 67 Luật thi hành án dân sự về việc Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
1. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp. Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định này. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án.
2. Ngoài những trường hợp không tổ chức cưỡng chế thi hành án do Luật Thi hành án dân sự quy định, cơ quan thi hành án dân sự không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án; các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
3. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự báo cáo Chủ tịch Ủy bannhân dân cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu báo cáo Tư lệnh quân khu và tương đương ít nhất là 05 ngày làm việc trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 172, Khoản 2 Điều 173 và Khoản 2 Điều 174 của Luật Thi hành án dân sự.
4. Tài sản đã được giao trên thực tế cho người được nhận tài sản và người đó đã ký nhận vào biên bản giao, nhận tài sản nhưng sau đó bị chiếm lại thì cơ quan thi hành án dân sự không có trách nhiệm giao lại tài sản cho người được nhận tài sản.
Người đã nhận tài sản có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản yêu cầu người chiếm lại tài sản trả lại tài sản cho họ. Nếu người chiếm lại tài sản không trả lại thì người đã nhận tài sản có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chia sẻ:
Lưu ý: Bài viết nêu trên là ý kiến tư vấn của Luật sư, Luật gia, Chuyên gia pháp lý uy tín, giàu kinh nghiệm thuộc Hãng Luật Lâm Trí Việt. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính chất định hướng, tham khảo vì lý do vụ việc cụ thể của mỗi Khách hàng có điểm khác biệt hoặc các văn bản pháp luật dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm Khách hàng tham khảo bài viết. Quý Khách hàng không nên tự ý áp dụng văn bản hoặc bài viết khi chưa có ý kiến chính thức của Luật sư. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư qua Đường dây nóng Luật sư: 0868 518 136 – 098 445 3801 hoặc Email: hangluatlamtriviet@gmail.com
Tin liên quan- Thời hiệu yêu cầu thi hành án (21.09.2017)
- Thỏa thuận thi hành án (21.09.2017)
- Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án (21.09.2017)
- Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản để bảo đảm thi hành (21.09.2017)
- Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự để bảo đảm thi hành án (21.09.2017)
- Biện pháp phong tỏa tài khoản tài sản đảm bảo thi hành án (21.09.2017)
- Quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án (12.08.2017)
- Quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án (12.08.2017)
Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Dân Sự
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Trong Thi Hành án Dân Sự
-
Bảo đảm Thi Hành án Là Gì? Các Biện Pháp Bảo ... - Luật Dương Gia
-
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
-
Quy định Và Thực Hiện Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Góp Phần Cải ...
-
Hiệu Quả áp Dụng Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Trong Công Tác Thi ...
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Dân Sự - Luật Toàn Quốc
-
Quy định Cung Cấp Thông Tin Nhằm áp Dụng Biện Pháp Ngăn Chặn ...
-
Một Số Vấn đề Trong Các Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Dân Sự?
-
Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Là Gì ? Phân Tích ... - Luật Minh Khuê
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Dân Sự? - Luật Hoàng Anh
-
[PDF] Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Dân Sự
-
Các Biện Pháp Ngăn Chặn, đảm Bảo Thi Hành án - Báo Đồng Nai
-
Bản Chất Pháp Lý Của Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Dân Sự Theo ...
-
Các Biện Pháp Giúp Bảo đảm Thi Hành án