Các Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Dân Sự? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự lần đầu tiên được quy định ở nước ta tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008, do chấp hành viên tiến hành nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án, đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền được thi hành một cách triệt để và hiệu quả.
1. Thế nào là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự?
- Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản trốn tránh việc thi hành án và đôn đốc họ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình do chấp hành viên áp dụng trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
- Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đều là biện pháp được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước do chấp hành viên áp dụng trên tài sản của người phải thi hành án nhưng tính chất cưỡng chế ở các mức độ khác nhau.
- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án được quy định tại Điều 66 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật Thi hành án dân sự) và hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP.
“Điều 66. Biện pháp bảo đảm thi hành án
1. Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.
2. Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
3. Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:
a) Phong tỏa tài khoản;
b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.”
Như vậy các biện pháp bảo đảm thi hành án là: Phong tỏa tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ và Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Các biện pháp này lần lượt được quy định tại Điều 67, 68, 69 Luật Thi hành án dân sự.
2. Căn cứ áp dụng
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 13. Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.”
Chấp hành viên được áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.
3. Nguyên tắc áp dụng
- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp:
+ Tài sản duy nhất của người phải thi hành án lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản; tài sản bảo đảm đã được bản án, quyết định tuyên xử lý để thi hành án hoặc
+ Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, đó là trường hợp người phải thi hành án tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án, các chi phí liên quan thì Chấp hành viên lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án. Người phải thi hành án bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.
- Trường hợp đương sự, người đang quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản không thực hiện theo yêu cầu của Chấp hành viên thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Chấp hành viên tổ chức cưỡng chế mở khóa, mở gói; buộc ra khỏi nhà, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất hoặc các biện pháp cần thiết khác để kiểm tra hiện trạng, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản hoặc giao tài sản cho cá nhân, tổ chức khác bảo quản theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế mà không thực hiện được việc giao bảo quản đối với tài sản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp, hỗ trợ bảo quản trong thời gian chưa xử lý được tài sản.
- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP: Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án.
- Tài sản đã được giao trên thực tế cho người được nhận tài sản và người đó đã ký nhận vào biên bản giao, nhận tài sản nhưng sau đó bị chiếm lại thì cơ quan thi hành án dân sự không có trách nhiệm giao lại tài sản cho người được nhận tài sản.
Người đã nhận tài sản có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản yêu cầu người chiếm lại tài sản trả lại tài sản cho họ. Nếu người chiếm lại tài sản không trả lại thì người đã nhận tài sản có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi hành án dân sự
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Dân Sự
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Trong Thi Hành án Dân Sự
-
Bảo đảm Thi Hành án Là Gì? Các Biện Pháp Bảo ... - Luật Dương Gia
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án - Công Ty Luật TNHH Lâm Trí Việt
-
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
-
Quy định Và Thực Hiện Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Góp Phần Cải ...
-
Hiệu Quả áp Dụng Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Trong Công Tác Thi ...
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Dân Sự - Luật Toàn Quốc
-
Quy định Cung Cấp Thông Tin Nhằm áp Dụng Biện Pháp Ngăn Chặn ...
-
Một Số Vấn đề Trong Các Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Dân Sự?
-
Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Là Gì ? Phân Tích ... - Luật Minh Khuê
-
[PDF] Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Dân Sự
-
Các Biện Pháp Ngăn Chặn, đảm Bảo Thi Hành án - Báo Đồng Nai
-
Bản Chất Pháp Lý Của Biện Pháp Bảo đảm Thi Hành án Dân Sự Theo ...
-
Các Biện Pháp Giúp Bảo đảm Thi Hành án