Các Biện Pháp Xử Lý Vi Phạm Hợp đồng - Luật Long Phan
Có thể bạn quan tâm
Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng đang là một vấn đề được các bên tham gia giao kết hợp đồng vô cùng quan tâm. Trên thực tế, không ít trường hợp vì vi phạm hợp đồng đã khiến cho mục đích hợp đồng không thể đạt được, thậm chí còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho quý khách về vấn đề trên.
Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng
>> Xem thêm: Cách Xử Lý Khi Nhà Thầu Vi Phạm Hợp Đồng Không Bàn Giao Mặt Bằng Đúng Hạn
Mục Lục
- 1 Thế nào là vi phạm hợp đồng?
- 2 Các dạng vi phạm hợp đồng
- 2.1 Vi phạm về chủ thể
- 2.2 Vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng
- 3 Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng
- 3.1 Bồi thường thiệt hại
- 3.2 Phạt vi phạm hợp đồng
- 4 Các biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng
- 4.1 Thương lượng – hòa giải
- 4.2 Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết
- 4.3 Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng
- 4.4 Yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự
Thế nào là vi phạm hợp đồng?
Trong hệ thống pháp luật nước ta, khái niệm vi phạm hợp đồng chưa được giải thích cụ thể, tuy nhiên, nhiều đạo luật như Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại đã sử dụng thuật ngữ vi phạm hợp đồng với cách hiểu tương đối thống nhất. Vi phạm hợp đồng là việc một bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy định của pháp luật.
Các dạng vi phạm hợp đồng
Vi phạm về chủ thể
Dạng vi phạm hợp đồng này thường được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:
- Không chịu thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không giải thích rõ lý do cho bên kia (hợp đồng chưa được bên nào thực hiện).
- Không chịu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng. Chẳng hạn như vay tiền sau khi nhận được tiền vay thì sau đó không thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng (mặc dù có thực hiện hợp đồng).
Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng
Vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng
Dạng vi phạm hợp đồng này thường được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:
- Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng chủ thể. Nghĩa là người tham gia giao kết không có tư cách để ký kết hợp đồng
- Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định. Việc vi phạm thể hiện ở chỗ những hợp đồng bắt buộc phải làm thành văn bản, phải công chứng, phải chứng thực nhưng lại không thực hiện đúng.
- Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm. Nhiều trường hợp các bên tham gia ký kết không am hiểu những hàng hóa hoặc các giao dịch bị pháp luật cấm hoặc hạn chế nên vẫn ký kết dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.
- Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này.
- Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định do một hoặc nhiều bên đã có sự lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi thế tuyệt đối cho mình.
>> Xem thêm: Cách Xác Định Thiệt Hại Khi Đối Tác Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại
Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng
Bồi thường thiệt hại
- Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
- Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
- Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
(Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015)
Phạt vi phạm hợp đồng
- Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
- Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Phạt vi phạm hợp đồng
>> Xem thêm: Cách Tính Mức Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Như vậy, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Có thể hiểu, nếu trong hợp đồng không có ghi nhận về vấn đề phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với bên vi phạm. Còn đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự, cho dù các bên có thỏa thuận hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015)
Các biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng
Để có thể xử lý có hiệu quả các vi phạm hợp đồng khi xảy ra, tùy theo tính chất sự việc, bạn có thể tiến hành một hoặc các biện pháp sau:
Thương lượng – hòa giải
Việc thương lượng – hòa giải nhìn chung luôn được khuyến khích khi xảy ra bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào nhằm giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất vụ việc. Việc thương lượng hòa giải có thể do các bên chủ động gặp gỡ nhau để giải quyết nhưng nhiều trường hợp phải do Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài thương mại hòa giải.
>>> Xem thêm: Nguyên tắc giải thích khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng
Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết
Việc yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết là biện pháp cần thiết và hữu hiệu khi không còn biện pháp nào có thể làm thay đổi được tình hình bởi các cơ quan này, nhất là Tòa án, là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi phạm các phán quyết này có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc.
Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng
Đây là biện pháp bất đắc dĩ sau khi đã thương lượng hòa giải không được nhưng nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả xấu hơn nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hợp đồng hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên cũng cần hết sức cân nhắc thận trọng để tránh nóng vội không cần thiết.
Yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự
Đây là biện pháp cứng rắn được áp dụng nếu bên đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm.
Trên đây là bài viết về các trường hợp vi phạm hợp đồng, đặc biệt là các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN VỀ HỢP ĐỒNG, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh
Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.
IPO là gì? Thủ tục tiến hành IPO như thế nào? Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán không công chứng giải quyết như thế nào?Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.
Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tên
Điện Thoại *
Bình luận *
Dịch vụ nổi bật
Kênh Youtube Video mới nhất
ĐƠN YÊU CẦU XỬ LÝ HÌNH SỰ VIẾT THẾ NÀO?
HÌNH THỨC TƯ VẤN TRỰC TUYẾN CỦA LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN- 18 Tháng mười hai, 2024 Tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến và hướng giải quyết Tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp phổ biến trong quan hệ giao dịch...
- 19 Tháng mười một, 2024 Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng mua căn hộ chung cư ở Cần Thơ Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng mua căn hộ chung cư ở Cần Thơ là...
- 7 Tháng mười một, 2024 Hợp đồng kinh tế – các tranh chấp thường gặp và hướng xử lý Hợp đồng kinh tế là công cụ pháp lý để điều chỉnh các quan hệ giao dịch...
- 26 Tháng mười, 2024 Yêu cầu tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền quản lý bất động sản Yêu cầu tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền quản lý bất động sản đòi hỏi...
- 24 Tháng mười, 2024 Khởi kiện tranh chấp hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng Khởi kiện tranh chấp hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng là thủ tục pháp lý...
- 22 Tháng mười, 2024 Khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng cộng tác viên kinh doanh Tranh chấp hợp đồng cộng tác viên kinh doanh là xảy ra khi các bên không đạt...
- 21 Tháng mười, 2024 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán chứng khoán Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán chứng khoán là quá trình giải quyết...
- 21 Tháng mười, 2024 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu bằng Trọng tài Tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu bằng Trọng tài là phương thức giải...
- 20 Tháng mười, 2024 Khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng tư vấn thiết kế Khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng tư vấn thiết kế là bước pháp...
- 18 Tháng mười, 2024 Giải quyết tranh chấp hợp đồng Condotel bằng Trọng tài Condotel (viết tắt của Condominium và Hotel) là một loại hình bất động sản...
- Về Chúng Tôi
- Giới Thiệu
- Khu Vực Hoạt Động
- Giải Thưởng
- Dịch vụ luật sư
- Tư Vấn Thường Xuyên
- Luật Sư Nhà Đất
- Luật Sư Hợp Đồng
- Luật Sư Doanh Nghiệp
- Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
- Luật Sư Lao Động
- Luật Sư Dân Sự
- Luật Sư Thừa Kế
- Luật Sư Hình Sự
- Luật Sư Hành Chính
- Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ
- Dịch vụ Kế toán – Thuế
- Tư vấn luật
- Luật Đất Đai
- Luật Dân Sự
- Luật Hôn Nhân Gia Đình
- Luật Doanh Nghiệp
- Luật Hình Sự
- Luật Lao Động
- Luật Hợp Đồng
- Luật Thừa Kế
- Luật Sở Hữu Trí Tuệ
- Luật Xây Dựng
- Luật Hành Chính
- Trọng Tài Thương Mại
- Tư vấn Kế toán – Thuế
- Biểu Mẫu
- Doanh Nghiệp – Đầu Tư
- Khởi Kiện
- Nhà Đất
- Hôn Nhân Gia Đình
- Khiếu Nại – Tố Cáo
- Lao Động
- Mẫu Hợp Đồng
- Mẫu Tờ Khai
- Mẫu Giấy Tờ Thủ Tục Hành Chính
- Cập Nhật
- Sự Kiện và Tin Tức
- Văn Bản Pháp Luật
- Đội Ngũ Luật Sư
- Liên Hệ
- Tuyển Dụng
Miễn Phí: 1900.63.63.87
Từ khóa » Hình Phạt đối Với Vi Phạm Dân Sự
-
Vi Phạm Dân Sự Là Gì? Ví Dụ Về Vi Phạm Dân Sự - Pháp Luật
-
Vi Phạm Pháp Luật Dân Sự Là Gì, Lấy Ví Dụ Về Vi Phạm Dân Sự?
-
VI PHẠM DÂN SỰ LÀ GÌ? PHÂN BIỆT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, VI ...
-
Vi Phạm Dân Sự Là Gì? Ví Dụ Vi Phạm Dân Sự - Luật Hoàng Phi
-
Xử Lý Vi Phạm Dân Sự (Cập Nhật Mới 2022) - Luật ACC
-
Vi Phạm Dân Sự Là Hành Vi Xâm Phạm Tới Quan Hệ Nào? - Luật Sư X
-
Phạt Vi Phạm, Bồi Thường Hợp đồng Dân Sự Theo Bộ Luật Dân Sự Năm ...
-
Phân Biệt Các Loại Vi Phạm Pháp Luật ? So Sánh Các Loại Trách Nhiệm ...
-
Mức Phạt Vi Phạm Hợp đồng Dân Sự Mới Nhất Hiện Nay Là Bao Nhiêu ...
-
Phân Biệt Vi Phạm Hành Chính, Vi Phạm Hình Sự Và Vi Phạm Dân Sự
-
Lỗi Trong Dân Sự Và Hình Sự Có Gì Khác Nhau? - AZLAW
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình
-
Phạt Vi Phạm Trong Hoạt động Thương Mại Một Số Bất Cập Và Giải ...
-
PHẦN IV: XỬ LÝ BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH, HÌNH SỰ VÀ ...