Phân Biệt Vi Phạm Hành Chính, Vi Phạm Hình Sự Và Vi Phạm Dân Sự
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1 I. Vi phạm là gì?
- 2 II. Sự khác nhau giữa các loại vi phạm pháp luật
- 2.1 1. Sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh
- 2.2 2. Sự khác nhau về chế tài xử lý vi phạm.
- 3 Bảng tóm tắt sự khác nhau giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự dưới góc nhìn Luật sư
- 4 Các câu hỏi liên quan tới vi phạm hành chính, dân sự và hình sự?
I. Vi phạm là gì?
Hệ thống pháp luật Việt Nam được chia thành rất nhiều ngành luật, mỗi một ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau bằng những quy phạm pháp luật của ngành luật đó.
Các ngành luật như hành chính, hình sự, dân sự đều là các ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng đều có các đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội khác nhau.
Sự vi phạm hành chính, hình sự, dân sự chính đều vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý. Các hành vi vi phạm đều xâm hại đến quan hệ xã hội mà các ngành luật bảo vệ bằng hành động hoặc không hành động. Mỗi ngành luật đều đặt ra các nguyên tắc của nó và cụ thể bằng những quy phạm pháp luật, sự vi phạm chính là việc không làm đúng những quy định trong các quy phạm pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, tổ chức, xã hội.
Như vậy, để thấy sự khác nhau giữa các loại vi phạm hành chính, vi phạm hình sự và vi phạm dân sự thì chúng ta phải đem ra so sanh chúng về đối tượng điều chỉnh.
II. Sự khác nhau giữa các loại vi phạm pháp luật
1. Sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh
– Đây chính là các quan hệ pháp luật mà chủ thể đã có hành vi vi phạm.
Vi phạm hành chính là sự xâm phạm đến các quan hệ pháp luật hành chính phát sịnh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung chính là chấp hành và điều hành. Những hành vi vi phạm được quy định chung trong Luật xử lý vi phạm hành chính.
Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
2. Sự khác nhau về chế tài xử lý vi phạm.
Do mỗi ngành có các nguyên tắc điều chỉnh khác nhau nên khi có vi phạm thì chế tài cũng khác nhau.
Chế tài hành chính là bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử phạt hành chính gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất.
Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó.
Chế tài dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự.
Bảng tóm tắt sự khác nhau giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự dưới góc nhìn Luật sư
Tiêu chí đánh giá | Vi phạm hành chính | Vi phạm hình sự |
Luật điều chỉnh | Luật xử lý vi phạm hành chính | Bộ luật Hình sự |
Đối tượng | Xâm phạm các quy định trong quản lý hành chính nhà nước | Xâm phạm các mối quan hệ được Bộ luật Hình sự bảo vệ: tính mạng, sức khỏe công dân… |
Mức độ nguy hiểm | Nhẹ hơn | Nặng hơn |
Chế tài xử lý | Không có các chế tài hạn chế quyền tự do của con người | Có các hình phạt hạn chế quyền tự do thậm chí tước đi quyền sống của con người: Phạt tù, tử hình… |
Thẩm quyền xử phạt | Có cơ quan ngoài cơ quan quản lý hành chính nhà nước: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam,… | Tòa án |
Tiền án, tiền sự | Bị ghi tiền sự nếu vi phạm các hành vi có tính chất hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | Người phạm tội có bản án xét xử của Tòa án thì bị xem là có tiền án |
Chủ thể thực hiện | Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tổ chức, cá nhân | Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hình sự là cá nhân, pháp nhân thương mại |
Nhìn chung, các chế tài hành chính và hình sự mang tính bảo vệ lợi ích công, lợi ích của Nhà nước. Dựa vào mức độ nghiêm trọng thì chế tài hành chính áp dụng đối với các hành vi ít nghiêm trọng hơn chế tài hình sự, do đó các hình thức xử phạt hành chính cũng ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt áp dụng đối với tội phạm.
Mặt khác, đối với chế tài dân sự, nó được đặt ra để bảo vệ quyền và lợi ích mang tính tư giữa các chủ thể trong xã hội với nhau, là điều kiện cần thiết để bảo đảm cho cam kết giữa các bên được thực hiện
Do đó, các chế tài dân sự thường là bồi thường thiệt hại, xin lỗi, cải chính.
Các câu hỏi liên quan tới vi phạm hành chính, dân sự và hình sự?
Vi phạm hành chính nhiều lần thì có bị xử phạt hình sự không?Không, nếu bạn vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử phạt một lần và áp dụng tình tiết tăng nặng để đảm bảo nguyên tắc có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm
Đánh nhau đã xử phạt hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?Có, tùy vào tỷ lệ thương tật và mức độ nghiêm trọng của hành vi bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trộm điện thoại giá 1 triệu đồng sau đó trả lại thì bị xử phạt hành chính hay hình sự?Trong trường hợp này, bị báo chị bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 1 đến 2 triệu đồng về hành vi trộm cắp tài sản. Bị cáo chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở nên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Vi phạm hành chính không bị xử phạt khi nào?Hành vi vi phạm hành chính sẽ không bị xử phạt trong các trường hợp sau:– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết. Ví dụ đưa bệnh nhân cấp cứu tới bệnh viện vượt đèn đỏ– Thực hiện phòng vệ chính đáng– Thực hiện vi phạm hành chính khi bị yếu tố bất ngờ– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính khi bị bất khả kháng
- tweet
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!
Việt Nam có bao nhiêu dân tộc (trả lời bằng số 64)
Từ khóa » Hình Phạt đối Với Vi Phạm Dân Sự
-
Vi Phạm Dân Sự Là Gì? Ví Dụ Về Vi Phạm Dân Sự - Pháp Luật
-
Vi Phạm Pháp Luật Dân Sự Là Gì, Lấy Ví Dụ Về Vi Phạm Dân Sự?
-
VI PHẠM DÂN SỰ LÀ GÌ? PHÂN BIỆT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, VI ...
-
Vi Phạm Dân Sự Là Gì? Ví Dụ Vi Phạm Dân Sự - Luật Hoàng Phi
-
Xử Lý Vi Phạm Dân Sự (Cập Nhật Mới 2022) - Luật ACC
-
Vi Phạm Dân Sự Là Hành Vi Xâm Phạm Tới Quan Hệ Nào? - Luật Sư X
-
Phạt Vi Phạm, Bồi Thường Hợp đồng Dân Sự Theo Bộ Luật Dân Sự Năm ...
-
Phân Biệt Các Loại Vi Phạm Pháp Luật ? So Sánh Các Loại Trách Nhiệm ...
-
Mức Phạt Vi Phạm Hợp đồng Dân Sự Mới Nhất Hiện Nay Là Bao Nhiêu ...
-
Lỗi Trong Dân Sự Và Hình Sự Có Gì Khác Nhau? - AZLAW
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình
-
Các Biện Pháp Xử Lý Vi Phạm Hợp đồng - Luật Long Phan
-
Phạt Vi Phạm Trong Hoạt động Thương Mại Một Số Bất Cập Và Giải ...
-
PHẦN IV: XỬ LÝ BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH, HÌNH SỰ VÀ ...