Các Bộ Phận Chủ Yếu Của Dụng Cụ đo - VOER

Bộ phận tạo ra mô men phản kháng

    Mô men phản kháng thường được tạo ra bởi lò xo xoắn (1) (hình 4-3) (nó có hệ số đàn hồi lớn và tránh được ảnh hưởng của từ trường). Hai đầu của lò xo được gắn vào trục (3) của phần động và vít giữ lò xo (5) của phần tĩnh.    Khi phần động quay do mô men quay của cơ cấu biến đổi điện cơ tạo ra, đó là độ biến thiên của năng lượng điện từ Wdt theo góc quay α :

làm cho lò xo (hoặc dây treo) bị xoắn lại sinh ra mô men cản, tỉ lệ với góc quay :

Mc = K. α

    Với K : hệ số cản phụ thuộc vật liệu và kích thước của lò xo. Khi Mq = Mc, phần động ở vị trí cân bằng, lúc đó góc quay

là hàm số của đại lượng cần đo, lò xo xoắn còn làm quay phần động về vị trí ban đầu khi dụng cụ đo được ngắt khỏi mạch điện.    Trục quay của phần động còn được gắn đối trọng (2) để làm phần động và kim được cân bằng về mặt trọng lượng. Khi kim của dụng cụ đo lệch khỏi vị trí số không do nhiệt độ của môi trường hoặc nguyên nhân nào đó, ta sẽ điều chỉnh vít (6) để kim (4) trở về vị trí không.    Để phần động chóng ổn định, các dụng cụ đo thường có bộ phận cản dịu : kiểu không khí (hình 4-4a), kiểu cảm ứng (hình 4-4b), v.v... Trong loại cản dịu kiểu không khí phần động là lá kim loại mỏng có thể chuyển động trong hộp rỗng, lực cản của không khí sẽ có tác dụng làm cản chuyển động.    Trong loại cản dịu kiểu cảm ứng, phần động là lá nhôm chuyển động trong lòng của thanh nam châm vĩnh cửu NS. Lực tác dụng giữa dòng điện cảm ứng trong lá nhôm lên từ trường của nam châm vĩnh cửu có xu hướng làm tắt dần chuyển động. Ngoài ra, người ta còn dùng cản dịu kiểu chất lỏng.    Ở dụng cụ đo trực tiếp bộ phận chỉ thị có thể là kim như hình (4-5a), chỉ thị ánh sáng (hình 4-5b), thiết bị ghi (hình 4-5c), lưỡi rung (4.5d). Quan sát đoạn video sau để hiểu thêm về nguyên lý làm việc của các bộ phận tạo ra mômen phản kháng.

Từ khóa » Cấu Tạo Chung Của Dụng Cụ đo Lường Gồm