Các Bộ Trong Tiếng Trung (phần 1)
Có thể bạn quan tâm
Như đã giới thiệu với các bạn trong bài Kĩ năng nhớ chữ Hán. Học và nhớ các bộ trong tiếng Trung là một trong số những phương pháp học tiếng Trung hiệu quả, giúp bạn ghi nhớ nhanh và sâu các chữ Hán. THANHMAIHSK xin giới thiệu với các bạn kiến thức chung về các bộ trong tiếng Trung qua hai phần bài viết Các bộ trong tiếng Trung.
1. Bộ thủ trong tiếng Trung là gì?
Bộ thủ (部首) là một phần cơ bản của chữ Hán và cả chữ Nôm dùng để sắp xếp những loại chữ vuông này. Trong tự điển chữ Hán từ thời xưa đến nay, các dạng chữ đều được gom thành từng nhóm theo bộ thủ. Dựa theo bộ thủ, việc tra cứu chữ Hán cũng dễ dàng hơn. Trong số hàng ngàn chữ Hán, tất cả đều phụ thuộc một trong hơn 200 bộ thủ.
Sử dụng bộ thủ như thế nào?
Phép dùng bộ thủ xuất hiện thời nhà Hán trong bộ sách Thuyết văn giải tự (説文解字) của Hứa Thận. Tác phẩm này hoàn tất năm 121, liệt kê 9353 chữ Hán và sắp xếp thành 540 nhóm, tức là 540 bộ thủ nguyên thủy. Các học giả đời sau căn cứ trên 540 bộ thủ đó mà sàng lọc dần đến thời nhà Minh thì sách Tự vựng (字彙) của Mai Ưng Tộ chỉ còn giữ 214 bộ thủ. Con số này được giữ tới nay tuy đã có người lược giản thêm nữa, đề nghị rút xuống 132.
Thứ tự của mỗi bộ thủ thì căn cứ vào số nét. Đơn giản nhất là bộ thủ chỉ có một nét và phức tạp nhất là bộ thủ 17 nét. Tổng số bộ thủ di dịch theo thời gian. Sách vở ngày nay thường công nhận 214 bộ thủ thông dụng rút từ Khang Hy tự điển (1716), Trung Hoa đại tự điển (1915), và Từ hải (1936).
2. Vị trí bộ thủ
Vị trí bộ thủ không nhất định mà tùy vào mỗi chữ nên có khi bắt gặp ở bên trên, dưới, phải, trái và chung quanh.
- Bên trái: 略 âm Hán Việt là lược gồm bộ thủ 田 (điền) và 各 (các).
- Bên phải: 期 âm Hán Việt là kỳ gồm bộ thủ 月 (nguyệt) và 其 (kỳ).
- Trên: 苑 âm Hán Việt là uyển gồm bộ thủ 艸 (thảo) và 夗 (uyển). 男 âm Hán Việt là nam gồm bộ thủ 田 (điền) và 力 (lực).
- Dưới: 志 âm Hán Việt là chí gồm bộ thủ 心 (tâm) và 士 (sĩ).
- Trên và dưới: 亘 âm Hán Việt là tuyên gồm bộ thủ 二 (nhị) và 日 (nhật).
- Giữa: 昼 âm Hán Việt là trú gồm bộ thủ 日 (nhật) cùng 尺 (xích) ở trên và 一 (nhất) ở dưới.
- Góc trên bên trái: 房 âm Hán Việt là phòng gồm bộ thủ 戸 (hộ) và 方 (phương).
- Góc trên bên phải: 式 âm Hán Việt là thức gồm bộ thủ 弋 (dặc) và 工 (công).
- Góc dưới bên trái: 起 âm Hán Việt là khởi gồm bộ thủ 走 (tẩu) và 己 (kỷ).
- Đóng khung: 国 âm Hán Việt là quốc gồm bộ thủ 囗 (vi) và 玉 (ngọc).
- Khung mở bên dưới: 間 âm Hán Việt là gian gồm bộ thủ 門 (môn) và 日 (nhật).
- Khung mở bên trên: 凷 âm Hán Việt là khối gồm bộ thủ 凵 (khảm) và 土 (thổ).
- Khung mở bên phải: 医 âm Hán Việt là y gồm bộ thủ 匚 (phương) và 矢 (thỉ).
- Trái và phải: 街 âm Hán Việt là nhai gồm bộ thủ 行 (hành) và 圭 (khuê).
Công dụng bộ thủ:
Chức năng dễ nhận diện nhất của bộ thủ là cách phân chia các loại chữ Hán. Căn cứ vào đó việc soạn tự điển cũng có quy củ hơn.
Bộ thủ ngoài ra còn có công dụng biểu nghĩa tuy không hẳn chính xác nhưng người đọc có thể suy ra nghĩa gốc, ví dụ như:
- 沐 (âm Hán Việt là mộc, nghĩa là tắm) có bộ thủy bên trái chữ mộc, giúp làm rõ chữ này liên quan đến nước.
- 柏 (âm Hán Việt là bách, một loại cây gỗ) có bộ mộc bên trái chữ bá, nhắc rằng chữ này liên quan đến cây gỗ.
Cách dùng bộ thủ để gợi nghĩa được khai thác nhiều trong chữ Nôm tiếng Việt của người Việt.
3. CÁC BỘ TRONG TIẾNG TRUNG( PHẦN 1) [1 nét-10 nét]
1 Nét
1. 一 nhất : số một
2. 〡 cổn : nét sổ
3. 丶 chủ : điểm, chấm
4. 丿 phiệt : nét sổ xiên qua trái
5.乙 ất : vị trí thứ 2 trong thiên can
6. 亅quyết : nét sổ có móc
2 Nét
7. 二 nhị : số hai
8.亠 đầu : (không có nghĩa)
9. 人 nhân (亻) : người
10. 儿 nhân : người
11. 入 nhập : vào
12. 八 bát : số tám
13. 冂 quynh : vùng biên giới xa; hoang địa
14.冖 mịch : trùm khăn lên
15. 冫 băng : nước đá
16. 几 kỷ : ghế dựa
17. 凵 khảm : há miệng
18. 刀 đao (刂) : con dao, cây đao (vũ khí)
19. 力 lực : sức mạnh
20. 勹 bao : bao bọc
21. 匕 chuỷ : cái thìa (cái muỗng)
22.匚 phương : tủ đựng
23. 匚 hệ : che đậy, giấu giếm
24. 十 thập : số mười
25. 卜 bốc : xem bói
26. 卩 tiết : đốt tre
27. 厂 hán : sườn núi, vách đá
28. 厶 khư, tư : riêng tư
29. 又 hựu : lại nữa, một lần nữa
*********************************
3 Nét
30. 口 khẩu : cái miệng
31. 囗 vi : vây quanh
32. 土 thổ : đất
33. 士 sĩ : kẻ sĩ
34. 夂 trĩ : đến ở phía sau
35. 夊 truy : đi chậm
36. 夕 tịch : đêm tối
37. 大 đại : to lớn
38. 女 nữ : nữ giới, con gái, đàn bà
39. 子 tử : con
40. 宀 miên : mái nhà mái che
41. 寸 thốn : đơn vị «tấc» (đo chiều dài)
42. 小 tiểu : nhỏ bé
43. 尢 uông : yếu đuối
44. 尸 thi : xác chết, thây ma
45. 屮 triệt : mầm non, cỏ non mới mọc
46. 山 sơn : núi non
47. 巛 xuyên : sông ngòi
48. 工 công : người thợ, công việc
49. 己 kỷ : bản thân mình
50. 巾 cân : cái khăn
51. 干 can : thiên can, can dự
52. 幺 yêu : nhỏ nhắn
53. 广 nghiễm : mái nhà
54. 廴 dẫn : bước dài
55. 廾 củng : chắp tay
56. 弋 dặc : bắn, chiếm lấy
57. 弓 cung : cái cung (để bắn tên)
58. 彐 kệ : đầu con nhím
59 彡 sam 1: lông tóc dài
60. 彳 xích : bước chân trái
********************************
4 Nét
61. 心 tâm (忄): quả tim, tâm trí, tấm lòng
62. 戈 qua : cây qua (một thứ binh khí dài)
63. 戶 hộ 6: cửa một cánh
64. 手 thủ (扌): tay
65. 支 chi : cành nhánh
66. 攴 phộc (攵): đánh khẽ
67. 文 văn : văn vẻ, văn chương, vẻ sáng
68. 斗 đẩu 7: cái đấu để đong
69. 斤 cân : cái búa, rìu
70. 方 phương 9: vuông
71. 无 vô : không
72. 日 nhật : ngày, mặt trời
73. 曰 viết : nói rằng
74. 月 nguyệt : tháng, mặt trăng
75. 木 mộc : gỗ, cây cối
76. 欠 khiếm : khiếm khuyết, thiếu vắng
77. 止 chỉ : dừng lại
78. 歹 đãi : xấu xa, tệ hại
79. 殳 thù : binh khí dài
80.毋 vô : chớ, đừng
81. 比 tỷ : so sánh
82. 毛 mao B: lông
83. 氏 thị : họ
84. 气 khí : hơi nước
85. 水 thuỷ (氵): nước
86. 火 hỏa (灬): lửa
87. 爪 trảo : móng vuốt cầm thú
88. 父 phụ : cha
89. 爻 hào : hào âm, hào dương (Kinh Dịch)
90. 爿 tường (丬): mảnh gỗ, cái giường
91. 片 phiến : mảnh, tấm, miếng
92. 牙 nha : răng
93.牛 ngưu ( 牜): trâu
94. 犬 khuyển (犭): con chó
**********************************
5 Nét
95. 玄 huyền : màu đen huyền, huyền bí
96. 玉 ngọc : đá quý, ngọc
97. 瓜 qua : quả dưa
98. 瓦 ngõa : ngói
99. 甘 cam : ngọt
100. 生 sinh : sinh đẻ, sinh sống
101. 用 dụng : dùng
102. 田 điền : ruộng
103. 疋 thất ( 匹) : đơn vị đo chiều dài, tấm (vải)
104. 疒 nạch : bệnh tật
105. 癶 bát : gạt ngược lại, trở lại
106. 白 bạch : màu trắng
107. 皮 bì : da
108. 皿 mãnh : bát dĩa
109. 目 mục : mắt
110. 矛 mâu : cây giáo để đâm
111. 矢 thỉ : cây tên, mũi tên
112. 石 thạch : đá
113. 示 thị; kỳ (礻) : chỉ thị; thần đất
114. 禸 nhựu : vết chân, lốt chân
115. 禾 hòa : lúa
116. 穴 huyệt : hang lỗ
117. 立 lập : đứng, thành lập
*******************************
6 Nét
118. 竹 trúc : tre trúc
119. 米 mễ 7C73 : gạo
120. 糸 mịch (糹, 纟) : sợi tơ nhỏ
121. 缶 phẫu : đồ sành
122. 网 võng (罒, 罓) : cái lưới
123. 羊 dương : con dê
124. 羽 vũ (羽) : lông vũ
125. 老 lão : già
126. 而 nhi : mà, và
127. 耒 lỗi : cái cày
128. 耳nhĩ : tai (lỗ tai)
129. 聿 duật : cây bút
130. 肉 nhục : thịt
131. 臣thần : bầy tôi
132. 自 tự : tự bản thân, kể từ
133. 至 chí : đến
134. 臼 cữu : cái cối giã gạo
135. 舌 thiệt : cái lưỡi
136. 舛 suyễn : sai suyễn, sai lầm
137. 舟 chu : cái thuyền
138. 艮 cấn : quẻ Cấn (Kinh Dịch); dừng, bền cứng
139. 色 sắc : màu, dáng vẻ, nữ sắc
140.艸thảo (艹) : cỏ
141. 虍 hô : vằn vện của con hổ
142.虫trùng : sâu bọ
143. 血 huyết : máu
144. 行 hành : đi, thi hành, làm được
145. 衣 y (衤) : áo
146. 襾 á : che đậy, úp lên
*******************************
7 Nét
147. 見 kiến (见) : trông thấy
148. 角 giác : góc, sừng thú
149. 言 ngôn : nói
150. 谷 cốc : khe nước chảy giữa hai núi, thung lũng
151. 豆 đậu : hạt đậu, cây đậu
152. 豕 thỉ : con heo, con lợn
153. 豸 trãi : loài sâu không chân
154. 貝 bối (贝) : vật báu
155. 赤 xích : màu đỏ
156. 走 tẩu ,(赱) : đi, chạy
157. 足 túc : chân, đầy đủ
158. 身 thân : thân thể, thân mình
159. 車 xa (车) : chiếc xe
160. 辛 tân : cay
161. 辰 thần : nhật, nguyệt, tinh; thìn (12 chi)
162. 辵 sước (辶 ) : chợt bước đi chợt dừng lại
163. 邑 ấp (阝) : vùng đất, đất phong cho quan
164. 酉 dậu : một trong 12 địa chi
165. 釆 biện : phân biệt
166. 里 lý : dặm; làng xóm
*****************************
8 Nét
167. 金 kim : kim loại; vàng
168. 長 trường (镸 , 长) : dài; lớn (trưởng)
169. 門 môn (门) : cửa hai cánh
170. 阜 phụ (阝) : đống đất, gò đất
171. 隶 đãi : kịp, kịp đến
172. 隹 truy, chuy : chim đuôi ngắn
173. 雨 vũ : mưa
174. 青 thanh (靑) : màu xanh
175. 非 phi : không
******************************
9 Nét
176. 面diện (靣) : mặt, bề mặt
177. 革 cách : da thú; thay đổi, cải cách
178. 韋 vi (韦) : da đã thuộc rồi
179. 韭 phỉ, cửu : rau phỉ (hẹ)
180. 音 âm : âm thanh, tiếng
181. 頁 hiệt (页) : đầu; trang giấy
182. 風 phong (凬, 风) : gió
183. 飛 phi (飞) : bay
184. 食 thực (飠, 饣) : ăn
185. 首 thủ : đầu
186. 香 hương : mùi hương, hương thơm
******************************
10 Nét
187. 馬 mã (马) : con ngựa
188. 骫 cốt : xương
189. 高 cao : cao
190. 髟 bưu, tiêu : tóc dài; sam : cỏ phủ mái nhà
191. 鬥 đấu : chống nhau, chiến đấu
192. 鬯 sưởng : rượu nếp; bao đựng cây cung
193. 鬲 cách : tên một con sông xưa; : cái đỉnh
194. 鬼 quỷ : con quỷ
*********************************
Tham khảo các khoá học cơ bàn cùng THANHMAIHSK ngay dưới đây bạn nhé.
ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY Chọn cơ sởTrực TuyếnCơ sở Đống Đa - Hà NộiCơ sở Hà Đông - Thanh Xuân - Hà NộiCơ sở Cầu Giấy- Hà NộiCơ sở Hai Bà Trưng - Hà NộiCơ sở Từ Liêm - Hà NộiCơ sở Hoàng Mai - Hà NộiCơ sở Bắc NinhCơ sở quận 1 - HCMCơ sở Tân Bình - HCMCơ sở quận 10 - HCMCơ sở Thủ Đức - HCMCơ sở Quận 5 - HCMCơ sở Bình Thạnh - HCM Chọn khóa họcTích hợp 4 kỹ năng (nghe nói đọc viết)Luyện thi HSKKhóa học Trực tuyếnGiao tiếpÔn thi tiếng Trung khối D4Luyện thi HSKK trung cấpLuyện thi HSKK cao cấp
Từ khóa » Bộ Lý Trong Tiếng Trung
-
Bộ Thủ 166 – 里 – Bộ LÝ - Học Tiếng Trung Quốc
-
Học Bộ Thủ Tiếng Trung: Bộ Lực 力 Lì
-
214 Bộ Thủ Chữ Hán Trong Tiếng Trung: Ý Nghĩa, Cách Học Siêu Nhanh
-
Cách Viết 214 Bộ Thủ - Lý (lǐ) (bộ 166) | Học Tiếng Trung Từ A-Z
-
Full 214 Bộ Thủ Tiếng Trung: Ý Nghĩa Và Cách Học Dễ Nhớ
-
Cách Ghép Các Bộ Trong Tiếng Trung
-
214 Bộ Thủ Tiếng Trung: Đọc, Viết, Ý Nghĩa (bản Mới 2022)
-
KỸ THUẬT HỌC TỪ QUA BỘ THỦ - Tiếng Trung Thăng Long
-
Học 214 Bộ Thủ Tiếng Trung Quốc: Bộ Thực
-
TRỌN BỘ 214 BỘ THỦ TRONG TIẾNG TRUNG - Du Học - Qtedu
-
Ý Nghĩa 214 Bộ Thủ Tiếng Trung | Cách đọc & Cách Viết
-
Bộ Ly Hợp Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Bộ Sước Trong Tiếng Trung - Edumall Blog
-
CÁCH NHỚ 214 BỘ THỦ TIẾNG TRUNG THÔNG QUA THƠ VĂN
-
Chữ Hán – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 4: 214 Bộ Thủ Trong Tiếng Trung - Cách Học Chữ Hán Nhanh Nhất