Các Bước Xây Dựng Sơ đồ Quy Trình Bán Hàng Hiệu ...
Có thể bạn quan tâm
Quy trình bán hàng là một phần vô cùng quan trọng trong Doanh nghiệp. Quy trình này không phải chỉ dừng lại ở việc mua, bán sản phẩm và dịch vụ. Ngược lại, đây là một quá trình vô cùng lâu dài trước và sau khi khách hàng đặt bút ký hợp đồng. Cùng xem qua bài viết này để hiểu hơn về sơ đồ quy trình bán hàng nhé!
1. Thông tin chung về sơ đồ quy trình bán hàng
Sơ đồ quy trình bán hàng có tên tiếng Anh là Sales Process, chính là quá trình Nhân Viên Kinh Doanh chuyển đổi chuyển đổi khách hàng từ khi họ còn là những khách hàng tiềm năng cho đến khi trở thành khách hàng quen thuộc với công ty.
Đây là một quy trình không thể nào thiếu và đóng góp một tỷ trọng không hề nhỏ trong quá trình một người làm sales có thể bán được hàng. Một số những hiệu quả hoạt động trong sơ đồ quy trình bán hàng có thể kể đến như:
- Phát triển và nuôi dưỡng mối quan hệ giữa người mua và người bán;
- Tiết kiệm chi phí tìm kiếm khách hàng và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng cũ;
- Thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả;
- Hỗ trợ các phòng ban khác triển khai các chiến lược tiếp thị một cách có hiệu quả.
Xem thêm: Quy trình bán hàng tại cửa hàng
2. Sơ đồ quy trình bán hàng gồm những bước nào?
Trong phần bên dưới, chúng tôi sẽ đề cập đến cho bạn một bộ sơ đồ quy trình bán hàng vô cùng chuẩn chỉnh. Để có thể đo lường được độ hiệu quả, hãy áp dụng ngay vào team sales của mình để đánh giá nhé!
2.1. Chuẩn bị là bước không thể thiếu
“Nếu cho tôi 6 giờ đến chặt cây thì tôi sẽ dành 4 giờ để mài rìu” - Abraham Lincoln. Câu nói này đã thể hiện được việc tìm hiểu về khách hàng, tìm hiểu về sản phẩm,.. là một điều vô cùng quan trọng. Trong sơ đồ quy trình bán hàng của mình, bạn không thể nào bán được hàng nếu không chuẩn bị những thứ sau:
- Thông tin sản phẩm, dịch vụ của bạn: Nếu bạn không biết về sản phẩm của mình, chưa từng sử dụng sản phẩm, cũng không tin vào sản phẩm mà mình đang bán thì liệu rằng nếu bạn đặt vị trí của mình là một khách hàng, liệu bạn có thật sự mua sản phẩm của một nhân viên sales như vậy. Việc nắm rõ những ưu điểm, nhược điểm sản phẩm và đối thủ cạnh tranh là điều bạn thật sự phải quan tâm khi bán hàng.
- Thông tin khách hàng: Hãy tìm hiểu thật kỹ khách hàng mà bạn đang muốn nhắm tới, nắm rõ thông tin về tuổi tác, sở thích, thu nhập, chi phí mà khách hàng đó có thể bỏ ra cho sản phẩm dịch vụ của bạn để có thể upsales cho phù hợp.
- Kế hoạch bán hàng: Bạn cần chuẩn bị sẵn cho mình một kịch bản bán hàng hoàn chỉnh, lên phương án bán hàng hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng, những thông tin về khách hàng sẽ là một chìa khóa giúp bạn đẩy nhanh quá trình quyết định mua sản phẩm của khách hàng đến công ty của bạn nhé!
- Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ liên quan trong quá trình sales như bảng giá, name card, giấy giới thiệu, thậm chí có thể về hợp đồng,.. Để có thể giúp khách hàng nắm bắt được chi tiết các thông tin đồng thời giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi thông tin với khách hàng
- Chuẩn bị một lối ăn mặc chuyên nghiệp: Đương nhiên, đối với ai đã hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì cần dành thời gian để chăm sóc bản thân, việc quan trọng về hình thức sẽ thể hiện bạn là một chuyên gia có tác phong chuyên nghiệp và xây dựng lòng tin từ khách hàng.
2.2. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình
Đây chính là một bước quan trọng không kém trong sơ đồ quy trình bán hàng của bạn, bạn cần tìm ra đúng người thông qua nhu cầu của khách hàng, mức độ chi trả của khách hàng đó đối với sản phẩm và dịch vụ đó của mình như thế nào, đánh giá nhận định xem liệu rằng đó có phải khách hàng thật sự tiềm năng không,..
Để có thể trở thành khách hàng thực sự tiềm năng, khách hàng đó có thể phải trải qua 4 giai đoạn cốt yếu như sau:
- Khách hàng truy cập (Visitor): Đây là những khách hàng biết đến các sản phẩm và dịch vụ của bạn;
- Khách hàng tiềm năng (Lead): Đây là những người có hứng thú với sản phẩm dịch vụ của bạn;
- Khách hàng tiềm năng chất lượng (Qualified Lead): Những người đã dùng thử sản phẩm và dịch vụ của bạn, có tương tác với sản phẩm, dịch vụ;
- Khách hàng (Customer): Những người đã mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Chúng ta có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình mọi lúc, mọi nơi, trên tất cả những nền tảng mạng xã hội khác nhau. Bên cạnh đó, nguồn khách hàng trong Admin của site chính là nguồn dữ liệu chứa rất nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng để bạn có thể khai thác.
Bên cạnh tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc khách hàng đã sử dụng dịch vụ là vô cùng quan trọng, điều này thể hiện bạn là một người luôn luôn quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng của mình và để có thể giúp khách hàng có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình lâu dài hơn nữa.
2.3. Tiến tới tiếp cận đối tượng khách hàng
Có thể nói rằng, trong tất cả những giai đoạn trong sơ đồ quy trình bán hàng, giai đoạn nào cũng có một tầm quan trọng nhất định, đây là giai đoạn khách hàng đánh giá về bạn, về những sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Đối với thời điểm hiện tại, việc của bạn không phải là bán hàng, vì khách hàng họ chưa hiểu rõ về bạn cũng như những sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, chính vì vậy giai đoạn này là giai đoạn bạn sẽ tạo mối quan hệ đối với khách hàng của mình, từ đó nắm được đúng nhu cầu của khách hàng, chi phí mà công ty, khách hàng có thể bỏ ra cho bạn là bao nhiêu, từ đó xác định những gói dịch vụ phù hợp với họ.
Mỗi cá nhân sẽ áp dụng những phương pháp và cách thức riêng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, có thể là thông qua nhắn tin Zalo, hoặc gửi qua Gmail,..
Tùy thuộc vào cách bạn chăm sóc, bước này có thể là bước ngoặt khiến cho sản phẩm dịch vụ của bạn được lưu tâm đến trong mắt khách hàng đấy nhé!
Tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng khác nhau mà bạn sẽ có những gói dịch vụ khác nhau phù hợp với điều kiện tài chính của bên đối tác, bên cạnh việc giới thiệu dịch vụ, bạn cần thêm vào những ưu đãi, chiết khấu để khách hàng ngày càng thêm tin tưởng và sử dụng dịch vụ của mình.
Trong những cuộc trò chuyện với khách hàng, phải luôn đảm bảo yếu tố chân thật, không được lợi dụng lòng tin của khách hàng mà nói ra những điều sai về sản phẩm dịch vụ của mình. Như vậy thì bạn chỉ có thể bán dịch vụ của mình đúng một lần mà thôi.
Thêm vào đó, khi bạn nói chuyện với khách hàng của mình, hãy hỏi khách hàng của mình những câu hỏi mở, như vậy sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin về khách hàng từ đó hiểu hơn và khách hàng khiến cho quá trình bán hàng trở nên suôn sẻ hơn rất nhiều đấy nhé!
2.4. Chốt đơn khách hàng khi thời cơ chín muồi
Nếu như bạn đã làm rất tốt những bước phía trên mà chúng tôi đã đưa ra thì còn chần chừ gì nữa, nếu như khách hàng đã xem báo giá của bạn và hỏi chi tiết hơn về sản phẩm dịch vụ của bạn thì bạn hãy nắm bắt ngay cơ hội và chốt đơn với khách hàng thôi.
Chú ý khi bạn chốt sales, những lời nói mà bạn đưa ra sẽ là những lời cam kết vô cùng chắc chắn đối với khách hàng của mình, từ cử chỉ, lời nói, phải thật sự rõ ràng chắc chắn, nêu lại những tính năng, dịch vụ một lần nữa cho khách hàng và chốt giá làm hợp đồng ngay cho khách khi khách hàng đã đồng ý.
2.5. Chăm sóc khách hàng sau khi khách hàng đồng ý mua dịch vụ
Việc hỗ trợ khách hàng sau khi đã bán dịch vụ là vô cùng cần thiết, có thể nó sẽ chiếm đến 50-60% việc khách hàng quay lại mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Trừ khi sản phẩm của bạn là cực kỳ tốt, khách hàng vô cùng hài lòng và không cần đến sự hỗ trợ của bạn, nhưng điều đó thật sự rất khó. Chính vì vậy, để có thể hợp tác lâu dài đối với khách hàng của mình.
Việc người sales cần làm đó là tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng, cố gắng làm hết sức để hỗ trợ họ thì mọi việc có thể diễn ra thuận lợi hơn đấy. Biết đâu khách hàng đó sau này lại chính là đồng nghiệp với bạn trong công ty.
Dưới đây là một số cách mà bạn có thể làm để chăm sóc khách hàng hiệu quả:
- Chúc khách hàng vào những ngày đặc biệt như ngày lễ, Tết,..
- Hỏi ý khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và những điều cần cải thiện;
- Duy trì tương tác với khách hàng thường xuyên, hỏi họ về những khó khăn họ đang gặp phải;
- Luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng nhiều nhất có thể.
Để tối ưu hóa quá trình quản lý khách hàng, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện những phần mềm quản lý khách hàng vô cùng hữu dụng như phần mềm quản lý khách hàng crm online.
Phần mềm quản lý khách hàng crm online là một phần mềm giúp tích hợp đa kênh, chuẩn hóa dữ liệu đầu vào. Bên cạnh đó, chúng còn giúp tối ưu hóa hiệu quả hiển thị, tăng tỷ lệ chốt sales cũng như tăng tỷ lệ hài lòng của khách hàng. Để tìm hiểu về phần mềm, bạn có thể đọc thêm về phần mềm quản lý khách hàng crm online nhé!
Trên đây chính là những bước không thể thiếu trong sơ đồ quy trình bán hàng, hy vọng bạn có thể áp dụng chúng một cách thành công cho đội nhóm kinh doanh của mình, góp phần giúp công ty ngày càng gặt hái được nhiều thành công và phát triển hơn nữa.
Từ khóa » Sơ đồ Quá Trình Bán Hàng
-
Sơ đồ Quy Trình Bán Hàng 7 Bước Chuẩn Cho Mọi Doanh Nghiệp
-
Hướng Dẫn Xây Dựng Sơ Đồ Quy Trình Bán Hàng 7 Bước Thực Hiện
-
[Updated] Hướng Dẫn Các Bước Xây Dựng Sơ đồ Quy Trình Bán Hàng
-
Các Bước Xây Dựng Sơ đồ Quy Trình Bán Hàng Chuyên Nghiệp - Paroda
-
Sơ đồ Quy Trình Bán Hàng Của Doanh Nghiệp Chuyên Nghiệp - Bravo
-
Sơ đồ Quy Trình Bán Hàng: Vai Trò, Lợi ích Và Cách Xây Dựng - Magenest
-
7 Bước Xây Dựng Sơ Đồ Quy Trình Bán Hàng Đơn Giản, Hiệu Quả ...
-
1. Sơ đồ Quy Trình Bán Hàng: - Tài Liệu Text - 123doc
-
Sơ đồ Quy Trình Bán Hàng Của Doanh Nghiệp Chuyên Nghiệp
-
Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Sơ đồ Quy Trình Bán Hàng Chuẩn Chỉnh
-
Sơ đồ Mô Tả Quy Trình Bán Hàng Online Hiệu Quả Tất Tần Tật Từ A-Z
-
Các Bước Xây Dựng Sơ đồ Quy Trình Bán Hàng Hiệu Quả Nhất
-
Quy Trình Bán Hàng Chuẩn Nhất Tại Doanh Nghiệp Năm 2016