Các Cách Sơ Cứu Cầm Máu Nên Biết để Xử Trí đúng Cách | TCI Hospital

Kiến thức về sơ cứu cầm máu là rất cần thiết với mỗi chúng ta vì khi gặp những trường hợp động mạch hoặc tĩnh mạch lớn bị tổn thương, chảy máu nhiều nếu không được sơ cứu cầm máu kịp thời và đúng cách sẽ ảnh hưởng đến mạng sống của người bệnh.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Các phương pháp sơ cứu cầm máu cho nạn nhân
    • Băng ép
    • Ấn động mạch
    • Gấp chi
    • Băng đút nút
    • Đặt ga rô
  • Những lưu ý khi sơ cứu cầm máu cho nạn nhân
    • Ép trực tiếp lên vết thương đang chảy máu
    • Nâng cao vùng bị tổn thương
    • Nếu vết thương đâm xuyên còn dị vật
    • Để nạn nhân được nghỉ ngơi
    • Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế khi cần thiết
    • Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu nạn nhân

Các phương pháp sơ cứu cầm máu cho nạn nhân

Tùy theo tính chất chảy máu của nạn nhân để có biện pháp cầm máu phù hợp, các biện pháp cầm máu thông thường:

Băng ép

Dùng băng với các vòng băng siết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để cầm máu. Biện pháp này thích hợp với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn.

Ấn động mạch

Dùng ngón tay ấn, đè chặt vào động mạch đoạn trên vết thương tính từ tim đến vết thương. Có thể dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn động mạch, tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn.

Gấp chi

Gấp chi tối đa, khi chi bị gấp, động mạch cũng bị gấp và các khối cơ bao quanh đè ép vào động mạch làm cho máu ngừng chảy, những biện pháp gấp chi tối đa chỉ được áp dụng để cầm máu đối với những vết thương không có gãy xương kèm theo.

Băng đút nút

Là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Biện pháp này thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vết thương vùng cổ, vùng chậu.

Đặt ga rô

Là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi. Các trường hợp cần thiết đặt ga rô: vết thương cụt chi, chi bị đứt gần lìa, chi bị dập nát quá nhiều, khi bị rắn độc cắn…

Cach sơ cứu cầm máu

Biện pháp cầm máu bằng ga rô (ảnh minh họa)

Tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp sơ cứu tạm thời vì vậy sau khi sơ cứu cầm máu cần đưa nạn nhân tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp cứu chữa kịp thời.

Những lưu ý khi sơ cứu cầm máu cho nạn nhân

Khi người bệnh bị chảy máu ngoài thì cần sơ cứu cầm máu theo nguyên tắc chung như sau:

Ép trực tiếp lên vết thương đang chảy máu

Nhanh chóng ép trực tiếp lên vết thương, trước khi ép trực tiếp lên vết thương có thể đặt lên vết thương một miếng gạc hoặc miếng vải sạch.

Nếu vết thương chảy máu nhiều thì có thể dùng tay của bệnh nhân hoặc bàn tay của bạn để ép vết thương lại (nếu bệnh nhân không tự làm việc này)

Biện pháp sơ cứu cầm máu

Tùy theo tính chất chảy máu của nạn nhân để có biện pháp cầm máu phù hợp (ảnh minh họa)

Nâng cao vùng bị tổn thương

Đặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái, thuận tiện, nâng cao vùng bị tổn thương để giảm áp lực máu tới vùng này

Dùng băng cuộn hoặc dây vải băng ép miếng gạc hoặc miếng vải vào vết thương. Không băng quá chặt như hình thức ga rô.

Nếu vết thương đâm xuyên còn dị vật

Nếu các vết thương chảy máu có dị vật như mảnh gỗ, kim loại hay bất kỳ vật gì đâm vào và vẫn cắm ở vết thương thì không được rút dị vật ra.

Dùng miếng vải vuông hoặc một khăn tam giác quấn lại thành vòng đệm xung quanh dị vật, sau đó dùng băng ép lại như với vết thương không có dị vật, chú ý không gây áp lực trực tiếp lên dị vật.

Để nạn nhân được nghỉ ngơi

Kể cả khi bị thương ở tay hay nửa trên của người, nạn nhân cần được nghỉ ngơi trong tư thế thuận tiện ít nhất 10 phút để giúp cầm máu. Giữ yên tĩnh cho nạn nhân và động viên giúp nạn nhân tỉnh táo

Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế khi cần thiết

Nếu vết thương nhỏ và nạn nhân có thể di chuyển bằng ô tô, xe máy thông thường thì chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần đó.

Nếu vết thương nặng hay tình trạng nạn nhân xấu thì gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu nạn nhân

Cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các loại dịch khác từ cơ thể nạn nhân. Sử dụng găng tay dùng một lần nếu có thể. Nếu không có găng tay thì dùng túi nilon thông thường để thay thế.

Đưa nạn nhân tới bệnh viện sau khi sơ cứu cầm máu

Nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu sau khi thực hiện cầm máu tạm thời (ảnh minh họa)

Khi nạn nhân bị chảy máu nhiều kèm theo những chấn thương khác bạn có thể đưa bệnh nhân đến Hệ thống y tế Thu Cúc gần nhất hoặc còn những thắc mắc về cách sơ cứu cầm máu bạn có thể liên hệ 0936 388 288 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Từ khóa » Phiếu Garo Cầm Máu