Các Công Cụ Dùng Trong Mixing & Mastering 101: Dynamic EQ
Có thể bạn quan tâm
Mình là Glu, kỹ thuật viên thu âm của MCMA Studio.
Ở các bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về các thông số cơ bản của eq và compressor, multiband compressor. Nếu chưa xem, mời bạn tìm và đọc qua tại đây vì mình sẽ dùng rất nhiều thuật ngữ chuyên môn mà không giải thích lại ở bài viết này.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dynamic eq, một công cụ rất mạnh trong mixing – mastering.
Dynamic EQ là gì?
Dynamic eq được thiết kế như một eq thông thường nhưng mỗi filter được tích hợp thêm các thông số của một compressor/expander như range, threshold, attack, release… (hình 1). Khi được kích hoạt, các thông số này sẽ giúp filter cắt/cộng thêm âm lượng tùy thuộc vào dynamic của âm thanh.
Các bạn có thể hiểu nôm na mỗi filter trong dynamic eq gần giống với một band trong multiband compressor (đọc về multiband compressor tại đây). Khác biệt duy nhất chính là khoảng tần số tác động của các band trong multiband compressor thường tách biệt nhau (hình 2), còn các filter trong dynamic eq có thể tác động chồng lấp lên nhau trong cùng một khoảng tần số.
Có một số điểm cần lưu ý khi sử dụng các thông số dynamic trong mỗi filter :
- Trong các plug-in F6 (Waves) và Pro-Q3 (Fabfilter), thông số Range mặc định là 0, filter đó sẽ như một filter thông thường trong eq. Nếu đặt giá trị range là âm, filter sẽ được kích hoạt thêm tính năng compressor – cắt đi một lượng dB tùy thuộc vào âm lượng khoảng tần số đó vượt threshold bao xa. Ngược lại nếu giá trị range dương, filter sẽ được kích hoạt thêm tính năng expander – cộng thêm một lượng dB tùy thuộc vào âm lượng khoảng tần số đó vượt threshold bao xa.
- Lượng dB compress/expand cũng bị giới hạn bởi thông số range. Muốn filter compress càng nhiều thì nên chọn threshold càng thấp, range càng âm (hoặc càng dương nếu muốn filter expand càng nhiều).
- Sử dụng thông số attack và release giống hệt như dùng với compressor/expander.
Vì sao cần dùng dynamic eq?
Chúng ta cùng nghe qua bản thu dưới đây (trích từ series demo ngoài lộ – Con Mèo của Bột Màu Khoai Tây Cà Rốt)
️🎧 Lưu ý bạn nên đeo tai nghe để nghe các ví dụ âm thanh dưới đây được rõ hơn!
Bạn có thể nghe thấy bản thu có một số note guitar rất lớn gây khó chịu. Chúng ta có thể dùng eq thông thường để cắt bớt khoảng tần số chứa các note này đi. Tuy nhiên vì các note này lúc có lúc không, lúc to lúc nhỏ nên cắt đi quá sâu cũng tiếc vì có thể ảnh hưởng cả vocal. Chúng ta có thể automation để filter chỉ cắt những lúc có các note này, tuy nhiên làm vậy khá mất thời gian và không đồng nhất. Một giải pháp tối ưu là dùng một dynamic eq.
Dynamic eq sẽ cắt khoảng tần số này theo dynamic, tức là sẽ cắt mạnh tay mỗi khi có các đỉnh âm lượng cao, cắt nhẹ tay hơn với các đỉnh thấp hơn. Điều này giúp ta vừa giảm bớt âm đục của đoạn guitar vừa kiểm soát tốt dynamic của các note guitar, một công đôi việc ai mà không mê 😊 ! Bạn có thể nghe đoạn audio 2 các note bass của guitar vừa bị cắt nhỏ đi vừa nghe đều hơn.
Công dụng của dynamic eq
Vừa “cắt eq” vừa kiểm soát dynamic
Mình thường dùng tính năng dynamic eq của pro-Q3 mỗi khi vừa muốn tăng/giảm gain của một khoảng tần số vừa muốn kiểm soát dynamic của khoảng tần số đó. Nói chung chung là như thế nhưng nó có thể giải quyết rất nhiều vấn đề như:
- Vừa tăng độ sáng cho vocal vừa kiểm soát các âm s/x/t (các âm sibilance).
- Xử lý những note guitar trầm khó chịu như trong bản thu demo “Con mèo” ở trên, nhất là đối với các bản thu vừa guitar vừa vocal.
Dynamic eq giải quyết rất tốt các trường hợp cần cắt eq phần tần số khó chịu nhưng lại rất dynamic – lúc có lúc không, tiết kiệm cho chúng ta khối thời gian vẽ automation với eq truyền thống (hình 3).
Nâng sidechain lên một tầm cao mới
Mình hay dùng một dynamic eq cắt khoảng 2-6k Hz ở vùng mid của beat, sidechain với track vocal. Như vậy mỗi lần vocal hát, track beat sẽ tự động bị trừ đi từ 3-6dB ở khoảng tần số chỉ định. Trick này giúp vocal nổi bật và quyện với beat mà không cần phải giảm âm lượng của beat quá thấp hay cho vocal quá to.
Ngoài ra mình còn hay dùng dynamic eq để side chain giữa guitar bass với kick. Thông thường công việc này là của compressor. Tuy nhiên compressor sẽ nén full dải tần số của bass như vậy thì hơi phí, vì kick và bass thường chỉ đá nhau ở khoảng sub ( <80Hz). Sử dụng một dynamic eq sẽ giúp việc sidechain tinh tế hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
Tạm kết
Vậy là chúng ta đã cùng đi qua những thông tin cơ bản nhất về một dynamic eq. Đừng ngại để lại bình luận nếu bạn cần trao đổi thêm hay có thắc mắc gì nhé. Bên dưới đây là một số video cho các bạn thao khảo thêm về công dụng của dynamic eq. Mình là Glu và hẹn gặp lại các bạn ở bài viết “Các công cụ dùng trong mixing & mastering 101” kỳ sau.
- Hướng dẫn sử dụng Plugin Waves F6 Dynamic EQ.
- Giới thiệu Fabfilter Pro-Q 3
- Tự tạo dynamic eq bằng các công cụ sẵn có của Ableton Live và Max4live
Bài viết liên quan
- Các công cụ dùng trong mixing & mastering 101: Multiband compressor
- Các công cụ dùng trong mixing & mastering 101: Compressor – phần 1
- Các công cụ dùng trong mixing & mastering 101: Compressor – phần 2
Từ khóa » Dynamic Trong âm Nhạc Là Gì
-
Dynamic Trong âm Nhạc Là Gì - Xây Nhà
-
Cường độ Trong âm Nhạc Là Gì? (Thuật Ngữ Tiếng Anh Là Dynamics)
-
NHÓM THUẬT NGỮ CHỈ CƯỜNG ĐỘ (DYNAMICS) - Website Nhạc ...
-
Audio Dynamics 101: Compression & Gating Cơ Bản - Tạp Chí MIX
-
Những Thuật Ngữ Chuyên Môn Trong âm Nhạc - Việt Thương Music
-
Dynamics Trong âm Nhạc - đây Là Một Trong Những Phương Tiện ... - Ad
-
Liệu Bạn đã Hiểu Những Thuật Ngữ... - Divo,Diva Fan Vietnam
-
Dynamic EQ - Tương Lai Của Mix Master??? - Vbkmusicteam
-
Cách Dynamic Range, Compression Và Headroom ảnh Hưởng đến ...
-
Chi Tiết Từ A-Z Về DYNAMIC EQUALIZER Mà Bạn Phải Biết! Xem Ngay!
-
Cường độ Trong âm Nhạc Là Gì? (Thuật Ngữ Tiếng Anh Là Dynamics ...
-
DYNAMIC MUSIC Tiếng Việt Là Gì - Trong Tiếng Việt Dịch
-
Khái Niệm Và Lý Thuyết ÂM Nhạc | Đôi Điều Về Dynamic Processor
-
Học Trống Căn Bản - Dynamic Và Dấu Accent - Bài Tập Snare Drum Solo