CÁC DẠNG THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Quản trị kinh doanh
  • Quản lý chất lượng
  • Ma trận SWOT
  • Quản trị học
  • Quản trị nhân sự
  • HOT
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê Trong Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Kinh Doanh Marketing » Quản trị kinh doanh CÁC DẠNG THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG

Chia sẻ: Nguyễn Thúy An | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

Thêm vào BST Báo xấu 1.725 lượt xem 130 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những thất bại của thị trường là cơ sở cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn. Nguyên nhân thất bại của thị trường: - Khi xã hội phân bổ các nguồn lực không hiệu quả - Khi nền kinh tế sản xuất quá nhiều hoặc quá ít một hàng hóa nào đó...

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Ngoại ứng tiêu cực
  • Ngoại ứng tích cực
  • Hàng hóa công cộng
  • Thông tin không đối xứng
  • Hàng hóa khuyến dụng
  • phi khuyến dụng

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: CÁC DẠNG THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG

  1. LỜI MỞ ĐẦU Những thất bại của thị trường là cơ sở cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn. Nguyên nhân thất bại của thị trường: − Khi xã hội phân bổ các nguồn lực không hiệu quả − Khi nền kinh tế sản xuất quá nhiều hoặc quá ít một hàng hóa nào đó Nguồn gốc của các thất bại đó: − Độc quyền − Ngoại ứng − Ngoại ứng tiêu cực − Ngoại ứng tích cực − Hàng hóa công cộng − Thông tin không đối xứng − Hàng hóa khuyến dụng, phi khuyến dụng − Hàng hóa khuyến dụng − Hàng hóa phi khuyến dụng − Bất ổn định kinh tế − Mất công bằng xã hội Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng dạng th ất bại của thị trường, nguyên nhân và giải pháp của Chính phủ. Anny-HVNH Page 1
  2. MỤC LỤC: I. Lời mở đầu .........................................................................1 II. Độc quyền ......................................................................... 3 III. Ngoại ứng ...........................................................................5 IV. Ngoại ứng tiêu cực...............................................................5 V. Ngoại ứng tích cực...............................................................7 VI. Hàng hóa công cộng ...........................................................8 VII. Thông tin không đối xứng ..................................................12 VIII. Hàng hóa khuyến dụng, phi khuyến dụng ..........................13 IX. Hàng hóa khuyến dụng........................................................13 X. Hàng hóa phi khuyến dụng..................................................15 XI. Mất công bằng xã hội .........................................................18 XII. Kết luận...............................................................................20
  3. NỘI DUNG I. ĐỘC QUYỀN. 1. KHÁI NIỆM. Độc quyền là tình trạng trong đó chỉ có một doanh nghiệp sản xuất toàn bộ cung trên thị trường về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền: − Bằng phát minh sáng chế. − Kiểm soát các yếu tố đầu vào. − Quy định của chính phủ cho phép một doanh nghiệp đ ược đ ộc quy ền kinh doanh một loại sản phẩm. − Đạt được hiệu quả kinh tế của quy mô. 2. THỰC TRẠNG. − Một số ví dụ về công ty độc quyền: VNPT, EVN, VINASHIN, CIENCO, PETROVIETNAM. − Độc quyền của 1 số tổng công ty: VÍ DỤ: Các tổng công ty 1990- 1991 + Các công ty này kiến nghị với chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khẩu,chính sách bao cấp, lãi suất ưu đãi để duy trì vị thế độc quyền của mình. +Với ưu thế độc quyền nhiều công ty đã định đưa ra các sản phẩm mà họ sản xuất tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người kinh doanh với nhau trên thị trường. + Cạnh tranh trong nội bộ tổng công ty bị hạn chế. Được bảo hộ của chính phủ, nhiều công ty hoạt động trì trệ, ỷ lại gây tốn kém, lãng phí cho xã hội. +Các tổng công ty này chiếm 27 % số doanh nghiệp nhà nước và 76,5 % tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cả nước. − Độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng: +Tồn tại trong những ngành kinh tế quan trọng,ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi ến lược phát triển kinh tế của đất nước như : Điện, nước,dầu khí,giao thông… ch ỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nhà nước được phép hoạt động +Kinh doanh theo mô hình khép kín, từ khâu đầu đến khâu cuối.= >> đưa ra mức giá chung cao hơn mức giá thực tế của sản phẩm để thu lợi nhuận siêu ng ạch… nên người tiêu dùng mất nhiều chi phí hơn để sử dụng các hàng hóa d ịch v ụ trong khi chất lượng ko tương xứng.. VÍ DỤ: Giá điện ở Việt Nam là 0,07 USD/kwh so với Thái Lan là 0,04USD, phí vận hành, cảng đối với 1 vạn tấn ở cảng Sài Gòn là 40.000USD, cảng Bangkok là 20.000USD, cước viễn thông từ Hà Nội gọi đến Tokyo hết 7,92USD/3 phút, Anny-HVNH Page 3
  4. từ Bangkok hết 2,48USD. + Giá hàng hóa cao trong khi chất lượng phục vụ hàng hóa còn hạn chế. VÍ DỤ: • Hệ thống giao thông kém phát triển, đường xá ch ật h ẹp, gây ùn t ắc tai nạn, tình trạng ngập úng trên các con đường khi có m ưa… đ ặc bi ệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. • Kho tàng bến bãi cảng biển ít, đường sắt kém phát triển, h ệ th ống c ấp thoát nước thiếu,mất vệ sinh, chỉ có 25% hệ thống đường bộ được rải nhựa. VẬY: Năng suất lao động thấp,giá cả tăng cao 1 cách bất h ợp lí,bu ộc toàn bộ nền kinh tế phải chịu mức giá đầu vào cao,tăng chi phí cho các doanh nghi ệp kinh doanh khác trong nền kinh tế quốc dân. 3. GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ. − Hạn chế bớt các doanh nghiệp nhà nước độc quyền kinh doanh, các rào cản với các doanh nghiệp ngoài nhà nước cần được tháo gỡ dần. − Cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ ch ế cạnh tranh v ận hành 1 cách trôi chảy,hạn chế các hành vi cạnh tranh ko lành mạnh trên th ị tr ường….( ngoài ra còn luật chống độc quyền,luật đầu tư..). − Xây dựng cơ quan chuyên trách theo dõi ,giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền.Rà soát và hạn ch ế bớt các lĩnh v ực đ ộc quyền,kiểm soát giám sát độc quyền chặt chẽ hơn. − Cải thiện môi trường thông tin và pháp lí theo h ướng minh b ạch và k ịp thời hơn,đồng thời cải cách các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh. − Cơ cấu lại và kiểm soát độc quyền − Điều tiết giá cả,khống chế giá trần. − Đánh thuế và lợi nhuận độc quyền.
  5. II. NGOẠI ỨNG. Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nh ưng những ảnh h ưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả th ị trường thì ảnh h ưởng đó đ ược g ọi là ngoại ứng. Ngoại ứng gồm hai loại: Ngoại ứng tiêu cực và Ngoại ứng tích cực. 1. NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC. 1.1. KHÁI NIỆM. Ngoại ứng tiêu cực: là những chi phí áp đặt lên m ột đ ối t ượng th ứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị trường), những chi phí đó lại không được phản ánh trên giá cả thị trường. Đặc điểm ngoại ứng: − Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra. − Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối. − Sự phân biệt tính tích cực hay tiêu cực của ngoại ứng ch ỉ mang tính t ương đối. − Tất cả ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu tính dưới góc độ xã hội. VÍ DỤ: Vấn đề ô nhiễm môi trường do các nhà máy th ải ra đang có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân và đang trở thành v ấn đ ề đ ược d ư luận quan tâm. Ô nhiễm môi trường do nhà máy VEDAN. 1.2. THỰC TRẠNG. Tìm hiểu thực trạng của ngoại ứng tiêu cực ở Việt Nam thông qua sự việc gây ô nhiễm mội trường của công ty VEDAN gây ra. Thành lập từ 1954, công ty thực phẩm VEDAN 100% vốn của Đài Loan, đã gây ra nhiều vụ ồn ào về ô nhiễm môi trường. Nhà máy của Vedan chuyên làm bột ngọt và bột mỳ nằm sát sông Thị Vải, huyện Long Thành tỉnh Đ ồng Nai, đã từng gây ra hiện tượng tôm cá chết hàng loạt. Không chỉ sông Thị Vải mà toàn tuyến lưu vực sông Đồng Nai, từ lâu đã được báo động là ô nhiễm do nước thải các nhà máy sản xuất của 56 khu công nghiệp và khu chế xuất đang hoạt động. Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường, nước sông Đồng Nai, đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại, đã b ắt đ ầu ô nhi ễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, đáng chú ý đã phát hiện hàm lượng chì v ượt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995. Tại đây, chất rắn lơ lửng thường v ượt tiêu chu ẩn 3 - 9 lần, giá trị COD ( nhu cầu ôxy hóa học) vượt 1,8 - 2,8 lần. Một kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM gần đây, cũng cho những con số tương tự về mức độ ô nhiễm của hệ thống sông Sài Gòn (thu ộc lưu v ực Anny-HVNH Page 5
  6. Đồng Nai), các sông khác trong toàn lưu vực, chất lượng n ước cũng đang b ị suy giảm trầm trọng. Ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực đó là sông Th ị Vải, trong đó có m ột đoạn sông dài trên 10 km gọi là “dòng sông chết”. Đây là đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghi ệp M ỹ Xuân. Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có n ơi ch ỉ 0,04 mg/l. Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh v ật h ầu nh ư không còn khả năng sinh sống, các nhà khoa học đã gọi đoạn sông này là “đặc sệt sự chết!”. Việc xả nước thải chưa qua xử lý của công ty Vedan là nguyên nhân chính làm sông Thị Vải ô nhiễm trầm trọng, chiếm khoảng 89%, trên chiều dài 10- 11km. Phần còn lại do nước thải của các khu công nghiêp, doanh nghiệp khác trong khu vực gây nên. Vùng ảnh hưởng nặng gồm một phần các xã Phước An, Long Thọ (huyện Nhơn Thạch) và các xã Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành) của tỉnh Đồng Nai; các xã Mỹ Xuân, thị trấn Phú Mỹ, Tân Phước thuộc huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tổng diện tích tự nhiên vùng này là 157,9km2 trong đó có hơn 1.990 ha đất nuôi trồng thủy hải sản. Vùng này bị ảnh hưởng do nồng độ các chất ô nhiễm như DO, BOD5, COD, NH4+, NO2-… đủ gây ch ết hoặc làm chậm sự phát triển của thủy sản tự nhiên hoặc nuôi trồng v ới t ần su ất xu ất hiện trong các mẫu kết quả quan trắc từ 85% trở lên. Phần ảnh hưởng nhẹ gồm một phần xã Phước An (Nh ơn Trạch- Đồng Nai), một phần xã Tân Phước và Phước Hòa (Tân Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu) và m ột phần xã Thành An (Cần Giờ- Tp Hồ Chí Minh). Vùng này cũng bị ảnh hưởng do các chất ô nhiễm DO, BOD5, COD, NH4+, NO2- không phù h ợp với điều ki ện nuôi trồng thủy sản hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sản tự nhiên với tần suất xuất hiện trong các mẫu kết quả quan trắc khoảng 50%. 1.3. GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ Trên thực tế, Nhà nước đánh thuế môi trường nhằm giảm sản lượng đồng thời làm giảm sự việc gây ô nhiễm nhưng Vedan đã trốn thuế. Đi ều này cho thấy Luật bảo vệ môi trường của chúng ta vẫn còn sơ sài, đơn giản, không để ý đến mức độ tàn phá môi trường của doanh nghiệp, chưa theo kịp t ốc đ ộ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Khâu quản lý nhà nước cũng có ph ần trách nhiệm lớn trong việc để cho doanh nghiệp không bảo vệ môi trường. Xử phạt
  7. hành chính quá nhẹ, không sắc sảo trong khâu lập và th ẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, không chặt chẽ trong khâu cấp phép cũng nh ư ch ồng chéo và chậm trễ trong khâu thanh tra kiểm tra,… tạo nhiều khe hở cho không ít doanh nghiệp vi phạm môi trường. Quyết định xử phạt hành chính 200 triệu đồng đối với việc Vedan gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Thị Vải 14 năm được coi là mức hình ph ạt cao nh ất hiện nay, song nhiều người lại cho rằng "chẳng bõ bèn gì". Trách nhiệm của Vedan còn nhiều. VÍ DỤ: truy thu phí nước thải, đền bù cho những hộ dân ven sông Thị Vải bị thiệt hại sinh kế, đền bù cho các hộ trồng sắn sử dụng “phân bón” vedagro, đóng góp làm sạch môi trường sông Th ị Vải.Ngoài ra, doanh nghiệp này có thể còn phải trách nhiệm hình sự theo quy đ ịnh ở Chương 17 Bộ luật Hình sự Việt Nam… Yêu cầu cấp thiết đặt ra là công ty VEDAN chấm dứt việc xả chất thải không đạt tiêu chuẩn quy định vào nguồn nước, đồng thời ph ải ti ến hành x ử lý, khắc phục được hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do Công ty gây ra và duy trì được sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, bảo đảm quy ền lợi cho người lao động. 2. NGOẠI ỨNG TÍCH CỰC. II.1 . KHÁI NIỆM. Ngoại ứng tích cực là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba( không phải người mua và người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán. VÍ DỤ: Sự tiến bộ của khoa học công nghệ góp phần cải tiến năng suất lao động hoặc tạo ra những cuộc cách mạng trong mọi mặt của đời sống nhân dân. Hay việc tiêm chủng phòng bệnh ở Việt Nam. 2.1. THỰC TRẠNG. Xét ví dụ về việc tiêm chủng phòng bệnh ở Việt Nam để hiểu h ơn v ề d ạng thất bại này. Chính phủ ta đã tổ chức chiến dích tiêm chủng mở rộng cho trẻ sơ sinh( mỗi năm có gần 1,5triệu trẻ sơ sinh được tiêm đủ 7 loại vacxin thiết yếu bao g ồm : Lao, viêm gan B, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sa bin) Tiêm chủng mở rộng thường được coi là tạo ra ngoại ứng tích cực vì ngoài những người được trực tiếp tiêm chủng sẽ giảm được nguy cơ nhiễm bệnh, cả những người không tiêm chủng sẽ giảm đi nguy cơ bị lây,bị nhiễm bệnh vì số người nhiễm bệnh giảm. Vì vậy, lợi ích của việc tiêm chủng đã vượt ra ngoài lợi ích của nhóm đối tượng được tiêm chủng. 2.2. GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ. − Chính phủ Việt Nam: Anny-HVNH Page 7
  8. + Ra nghị định 373-CT về việc đẩy mạnh tiêm chủng mở rộng toàn quốc + Trợ cấp giá vacxin, mở các điểm y tế địa phương − Liên minh toàn cầu về vacxin và tiêm chủng ( GAVI ) + Giải ngân sách hỗ trợ miễn phí cho hơn 50 nước trên thế giới III. HÀNG HÓA CÔNG CỘNG. 1. KHÁI NIỆM. HHCC là những loại hàng hóa mà cá nhân này hưởng th ụ lợi ích do hàng hóa đó đem lại không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Đặc tính của HHCC: − Không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng: • Cá nhân không cạnh tranh với nhau trong tiêu dùng. • Khi HHCC được cung cấp thì việc có thêm một người sử dụng không làm giảm lợi ích sử dụng của người khác.  HHCC không thể định suất sử dụng.  Chi phí biên sử dụng (MCsd): là chi phí bổ sung để có thêm một người s ử dụng bằng không (MCsd=0). − Không có tính loại trừ: Không thể loại trừ bất bì ai ra kh ỏi quá trình tiêu dùng. • Phân loại: o HHCC thuần túy: là loại HH mang đủ 2 đặc tính trên o HHCC không thuần túy: là loại HH chỉ mang 1 trong 2 đặc tính trên. Bao gồm 2 loại:  HHCC có khả năng tắc nghẽn: đường sá, cầu….  HHCC có khả năng loại trừ trong tiêu dùng: trạm thu phí qua cầu… 2. THỰC TRẠNG. − Hiện nay, có những loại hàng hóa rất quan trọng phục vụ nhu cầu chung của cả cộng đồng, nhưng tư nhân không muốn hoặc chưa đủ điều kiện tham gia, vì nó không mang lại lợi nhuận, hoặc do tư nhân không đủ đầu t ư l ớn đ ể xây dựng kết cấu hạ tầng. Ví dụ như dịch vụ tiêm chủng, cứu hỏa, thoát nước, … Đối với những loại hàng hóa này, hơn ai hết nhà nước có khả năng và trách nhiệm cung ứng cho người dân. − Bên cạnh đó, cũng có những loại hàng hóa mà th ị tr ường có th ể cung c ấp nhưng cung cấp không đầy đủ hoặc dễ tạo ra sự bất bình đẳng trong xã h ội, làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng nói riêng và toàn th ể xã h ội nói chung, chẳng hạn như dịch vụ y tế, giáo dục, điện, nước sinh ho ạt,… Trong trường hợp đó, nhà nước có trách nhiệm trực tiếp cung ứng hoặc kiểm soát thị trường tư nhân để đáp ứng những quyền lợi cơ bản của người dân.
  9. − Tuy nhiên trên thực tế, nhà nước không ph ải là tác nhân duy nh ất cung ứng hàng hóa công cộng. Tuỳ theo tính chất và loại hình, Hàng hóa công c ộng có thề do các CQNN trực tiếp thực hiện hoặc có th ể được chuy ển giao cho khu vực tư nhân. Có thể thấy rõ rằng, theo thời gian, vai trò c ủa nhà n ước và các t ư nhân khác trong cung ứng HHCC có sự biến đối đáng kể dẫn đ ến các d ạng th ức cung ứng HHCC khác nhau. Tại sao HHCC là một thất bại của thị trường?? • HHCC thường có lợi ích lớn hơn chi phí tạo ra. Do v ậy v ề m ặt xã h ội đó là hàng hóa cần thiết được cung cấp. • Với 2 thuộc tính là không cạnh tranh và không loại trừ thì xu ất hi ện tình trạng “kẻ ăn theo”.  Tư nhân không đầu tư, HHCC không tồn tại. Nghĩa là giải pháp thị trường bị thất bại đối với hàng hóa này. − Tính phi hiệu quả của khu vực tư nhân khi cung cấp HHCC: • Đối với HHCC không có tính loại trừ: vì tồn tại kẻ ăn không  xu hướng cả xã hội muốn tiêu dùng HHCC nhưng không muốn trả tiền  doanh nghiệp tư nhân không cung cấp cho xã hội. VÍ DỤ: o Cư dân thị trấn Hội An thích xem “hội hoa đăng” vào ngày t ết nguyên tiêu. Mỗi cư dân trong số 5 nghìn cư dân ở thị trấn trả một mức phí 2 nghìn đ ồng cho mỗi lần xem. Chi phí hội hoa đăng là 5 triệu đồng. Vì th ế, 10 tri ệu đ ồng doanh thu vượt quá 5 triệu đồng chi phí  thật hiệu quả cho cư dân thị trấn Hội An xem hội hoa đăng vào ngày tết nguyên tiêu. o Giả sử việc tổ chức hội hoa đăng do doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm. Doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp rắc rối trong việc bán vé cho sự kiện này vì một lượng lớn cư dân biết rằng họ có thể xem hội hoa đăng mà không cần vé  nhận được lợi ích của hội hoa đăng mà không trả tiền. Mặc dù h ội hoa đăng được sự mong đợi của xã hội nhưng đó không phải là lợi nhu ận cá nhân  Doanh nghiệp đã quyết định không tổ chức hội hoa đăng. o Biện pháp: Chính quyền địa phương có th ể hỗ trợ cho ngày h ội này b ằng cách hỗ trợ và thuê một DN chủ trì tổ chức hội hoa đăng. • Đối với HHCC không có tính cạnh tranh: Thu phí nhằm giảm tắc nghẽn giao thông ở thủ đô Hà Nội. o Thành phố hiện có 3,7 triệu xe máy, gần 400.000 ô tô, đó là ch ưa k ể m ỗi ngày còn có hàng nghìn ô tô vãng lai từ các tỉnh về Hà Nội. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2011, cơ quan chức năng Hà Nội đã cấp 137.894 giấy phép lái xe trong đó Anny-HVNH Page 9
  10. có 48.881 giấy phép lái xe ô tô. Số lượng xe máy tăng 155.000 chiếc, ô tô tăng 28.000 chiếc trong 8 tháng đầu năm 2011. o Đây là sức ép lớn đối với hạ tầng giao thông của Thủ đô. Thế nhưng, cơ sở hạ tầng, giao thông của Hà Nội hiện nay quá nhỏ bé so với số l ượng ph ương tiện khổng lồ trên. Toàn thành phố hiện có 1.714 Km đường bộ; trong đó 80% đường bộ có khổ rộng dưới 11m, tổng diện tích dành cho giao thông chiếm 6,8% trong khi nhu cầu hiện tại là 20%. o Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống giao thông công cộng ở Thủ đô Hà Nội là xe buýt mới đáp ứng được hơn 7% nhu cầu đi lại của người dân, 79% nhu cầu đi lại được giải quyết bằng xe gắn máy và khoảng 14% bằng ô tô cá nhân và taxi.  Cuối tháng 11/2011 Bộ GTVT đã đề xuất với Chính ph ủ đ ề án thu phí l ưu hành phương tiện cá nhân và phí ô tô đi vào trung tâm thành ph ố gi ờ cao đi ểm ở Thủ đô Hà Nội. Do bị phản ứng vì tên gọi phí lưu hành phương ti ện cá nhân, giữa tháng 3/2012 đổi tên thành phí hạn chế phương tiện cá nhân và cho đến nay vẫn chưa được phê duyệt. 3. GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ. − Đối với HHCC thuần túy: • Thu thuế để có ngân sách tài trợ cho cung cấp HHCC. • Quy định nghĩa vụ bắt buộc đối với người dân tham gia cung c ấp HHCC. VD: Quốc phòng toàn dân. • Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp HHCC thuần túy • Tăng cường hợp tác Quốc tế trong việc cung cấp HHCC, kêu gọi s ự hỗ trợ khoa học, công nghệ, tài chính từ các nước phát triển. − Đối với HHCC không thuần túy: • Quy định mức phí, hoặc lệ phí bằng MC khi sử d ụng HHCC không thu ần túy: đường cao tốc, cáp truyền hình….. • Khuyến khích khu vực tư nhân cung cấp HHCC. • Phát triển hệ thống thông tin để khai thác hiệu quả HHCC không thu ần túy: thông báo tình trạng ùn tắc giao thông trên VOV giao thông. IV. THÔNG TIN KHÔNG ĐỐI XỨNG. 1. KHÁI NIỆM. Thông tin không đối xứng là tình trạng xuất hi ện trên th ị tr ường khi m ột bên nào đó tham gia giao dịch mà có thông tin không đầy đ ủ b ằng bên kia v ề các đ ặc tính của sản phẩm. 2. THỰC TRẠNG.
  11. Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, là một trong những ph ương tiện chủ yếu để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên thông tin về thuốc thì chỉ bác sĩ, dược sĩ, các nhà sản xuất phân phối mới nắm rõ; bệnh nhân, ng ười s ử d ụng thuốc là những người không nắm rõ bằng. VÍ DỤ: Các loại thuốc không đạt tiêu chuẩn nh ư: nhi ễm khuẩn, không đ ủ độ hòa tan, không đủ độ định lượng, thuốc bị nước ngoài cấm lưu hành… − Thuốc kém chất lượng bị đình chỉ lưu hành ngày càng tăng, thậm chí trong đó nhiều loại khi bị đề nghị thu hồi đã được tung ra thị trường, đến các cơ s ở khám chữa bệnh, được bác sĩ kê đơn và bệnh nhân dùng hết. Các đơn vị, cá nhân liên quan vô can trong khi bệnh nhân lãnh đủ, ngay c ả vi ệc b ồi th ường cũng chưa ai tính đến. − Việc nhà sản xuất, phân phối hoặc các cửa hàng có thu h ồi toàn b ộ thu ốc kém chất lượng hay không thì rất khó kiểm soát. Vì lẽ đó mà nhiều loại thuốc kém chất lượng chỉ được thu hồi trên… văn bản. − Mỗi năm, Việt Nam có hàng trăm mặt hàng tân dược kém chất lượng phải thu hồi và tiêu hủy. Các loại thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng rất đa dạng, gồm cả thuốc nội lẫn thuốc nhập khẩu; từ kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, corticoid, giảm béo, đau dạ dày, tim mạch, đái tháo đường, tuần hoàn não đ ến các loại vitamin, đông dược… − Nhiều loại tân dược nhập lậu không rõ nguồn gốc. − Người Việt Nam ta do thói quen mua thuốc không c ần đ ơn của bác sĩ, không cần hóa đơn chứng từ dẫn đến thuốc kém chất lượng bây giờ không chỉ ở các loại thuốc đắt tiền, biệt dược mà ở cả những loại có giá trị thấp. 3. GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ. − Người dân cần tìm hiểu rõ thông tin về công dụng và ph ản ứng c ủa thu ốc qua bác sĩ, báo chí, internet… trước khi mua và sử dụng. − Khi đi mua thuốc người sử dụng nên giữ đơn thuốc, hóa đơn ch ứng t ừ liên quan − Áp dụng hệ thống quản lí chất lượng toàn diện từ khâu sản xu ất, b ảo quarb, kiểm nghiệm, phân phối, sử dụng và hậu kiểm. − Xây dựng và thống nhất qui trình liên hoàn từ khâu l ấy m ẫu, thông báo kết quả kiểm nghiệm, quyết định đình chỉ lưu hành thuốc, nơi nhận thuốc thu hồi và hoàn tiền... − Nhà sản xuất, nhập khẩu phải chịu trách nhiệm cao nh ất trong gi ải quy ết bồi hoàn và hậu quả trên người bệnh khi sử dụng thuốc của mình. V. HÀNG HÓA KHUYẾN DỤNG, PHI KHUYẾN DỤNG. 1. HÀNG HÓA KHUYẾN DỤNG. Anny-HVNH Page 11
  12. 1.1. KHÁI NIỆM. Hàng hóa khuyến dụng là những hàng hóa hay dịch vụ mà vi ệc tiêu dung chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguy ện tiêu dùng khiến chính phủ phải bắt buộc họ sử dụng. VÍ DỤ: Như việc đội mũ bảo hiểm đi xe máy tham gia giao thông. 1.2. THỰC TRẠNG. Dựa vào nghiên cứu vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đ ể hiểu rõ hơn về thực trạng của hàng hóa khuyến dụng tại Việt Nam. Mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng hơn 30 người chết do TNGT đường b ộ, trong đó có nhiều trường hợp chết do chấn thương sọ não. Nh ằm giảm thi ểu tai nạn giao thông Việt Nam đang tiến hành các mục tiêu đ ặt ra: Đ ội mũ b ảo hi ểm khi đi mô tô xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường; không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi đã sử dụng rượu, bia và các chất kích thích; không có gi ấy phép lái xe không điều khiển xe mô tô; đi mô tô, xe gắn máy đúng làn đ ường, không chở quá số người quy định, không phóng nhanh, vượt ẩu, vi phạm quy định tốc độ tối đa cho phép. Trong đó chính sách bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe g ắn máy đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, và là một trong nh ững th ất b ại c ủa Chính Phủ Việt Nam trong thị trường hàng hóa khuyến dụng. − Kết quả đáng ghi nhận là hiện có tới trên 90% người Việt Nam tham gia giao thông thực hiện nghiêm việc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe g ắn máy, giảm hơn 10% số người chết do tai nạn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, ch ất lượng mũ bảo hiểm vẫn là vấn đề đáng bàn. − Người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe máy đ ội mũ không đúng quy cách: không cài quai mũ, không có quai mũ, đội mũ ngược, mũ bị méo mó… − Người dân đội các loại mũ thời trang đa phong cách, mẫu mã, rẻ tiền nhưng kém chất lượng… − Một bộ phận người dân chỉ đội mũ để đối phó với pháp luật mà không quan tâm tới an toàn bản thân. − Trênthị trường hiện đang có 70%-80% mũ kém chất lượng, không an toàn cho người sử dụng. 1.3. GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ. − Việt Nam cần có chính sách bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên mọi tuy ến đường đối với người đi xe máy và cưỡng chế thực thi có hiệu quả chính sách này.Bởi lợi ích kinh tế mang lại là rất lớn không ch ỉ cho gia đình, mà còn cho c ả ngành Y tế và toàn thể xã hội. − Phối hợp với các cơ quan truyền thông, đặc biệt là những đơn vị có uy tín, trách nhiệm trong việc đưa thông tin tới tất mọi người dân, nhất là những người
  13. dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; xây dựng những chương trình tuyên truyền phù hợp với đặc thù từng vùng miền, đô thị… − Huy động được toàn hệ thống chính trị - xã hội t ừ Trung ương đ ến đ ịa phương tích cực tham gia vận động với các chiến dịch tuyên truyền lớn. − Các cơ quan chức năng cũng cần có nh ững biện phát c ứng rắn và hi ệu quả nhằm xử lý dứt điểm tình trạng bán mũ bảo hiểm không đ ảm b ảo ch ất lượng để bảo vệ tính mạng cho người dân khi tham gia giao thông. − Cần chú trọng tới sản xuất mũ bảo hiểm theo tiêu chuẩn chất lượng cao phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam cho người tham gia giao thông. Đ ặc biệt là chú trọng tới sản xuất mũ bảo hiểm với những kích cỡ phù h ợp, ch ất lượng được kiểm nghiệm riêng dành cho từng lứa tuổi. 2. HÀNG HÓA PHI KHUYẾN DỤNG. 2.1. KHÁI NIỆM. Hàng hóa phi khuyến dụng là những hàng hóa hay dịch vụ mà vi ệc tiêu dùng chúng có hại cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân l ại không t ự nguy ện t ừ bỏ, khiến chính phủ phải có biện pháp không khuyến khích hoặc ngăn cấm sử dụng hàng hóa đó. − Ở Việt Nam, rượu, thuốc lá là hàng hóa phi khuy ến dụng mà nhà n ước hạn chế sử dụng. − Cờ bạc, ma túy, vũ khí là hàng hóa phi khuyến dụng bị ngăn cấm. 2.2. THỰC TRẠNG. − Đối với rượu, thuốc lá. • Ở Việt Nam, rượu, bia đã trở thành loại văn hóa ẩm th ực không th ể thi ếu được của người dân. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay tình trạng thanh niên l ạm dụng rượu, bia rồi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã và đang trở thành nguy cơ gây ra nhiều vụ TNGT. • Qua theo dõi và thông qua các kết quả nghiên cứu ban đầu của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho thấy, hiện nay thanh niên l ạm d ụng r ượu, bia có xu hướng tăng về số lượng và mức độ( mở rộng về đối tượng, cả nam và nữ, không trừ đối tượng nào, tất cả thanh niên các vùng). • Kết quả của 1 cuộc điều tra vào năm 2005 cho thấy: Có tới 70,9% số sinh viên được hỏi cho biết: bản thân đã từng u ống rượu, bia t ừ 1 l ần/tu ần đ ến vài lần/tuần, uống 1 lần/tháng đến vài lần/tháng và đáng lưu ý trong số đó có tới 3,1% trả lời là uống hàng ngày. Theo các điều tra của ngành Y tế ở Việt Nam, nghiện rượu gây tử vong chiếm khoảng 60% những ca TNGT, từ 10 đến 20% số tai nạn lao động và 25% số tử vong do tự sát. Anny-HVNH Page 13
  14. • Theo 1 nghiên cứu năm 2010, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao trên thế giới (56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ gi ới), 2/3 s ố ph ụ nữ và 1/2 số trẻ em bị ảnh hưởng thụ động của khói thuốc lá. Theo ước tính, c ả nước có khoảng 17 triệu người hút thuốc và có tới hơn 60 triệu người còn lại phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Ngoài ra, tỷ lệ hút thu ốc trong thanh thiếu niên đang có xu hướng ngày càng tăng, độ tuổi hút cũng sớm hơn. • Theo ước tính của Bộ Y tế, ở Việt Nam hàng năm có khoảng 40.000 ca t ử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, gần g ấp 4 l ần s ố ca t ử vong vì tai n ạn giao thông đường bộ. Thực tế, khói thuốc lá chứa hơn 4.000 chất hóa h ọc, trong đó có 43 chất gây ung thư, gây ra 25 căn bệnh nguy hiểm khác nhau nh ư ung th ư phổi, bệnh tim mạch, phổi tắc nghẽn, vô sinh... − Đối với cờ bạc, ma túy. • Theo thống kê cuối năm 2011, cả nước có hơn 158.000 người nghiện, tăng hơn 8.500 người so với năm trước, và hơn 48% người nghiện tuổi 16 – 30. Theo số liệu báo cáo của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) năm 2012, hiện người nghiện ma túy đang có xu hướng "trẻ hóa”. Trong 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có khoảng 10 vạn người nghiện ma tuý, trong đó có tới 70% số người nghiện dưới 30 tuổi, đặc biệt có tới 50% tổng số người nghiện là trẻ em (dưới 16 tuổi). Đây là một vấn đề gây bao lo lắng, bức xúc cho các nhà giáo dục và toàn xã hội nói chung. • Ngoài ra, số liệu của Bộ Y tế cũng cho biết, năm 2011 cả nước có h ơn 14.000 người xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV và hầu hết ở lứa tuổi khá trẻ, t ừ 20 - 39 tuổi chiếm 82% và lây truyền qua đường máu (46,7%) và tình d ục (41,4%) là chủ yếu. Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS giảm dần, tuy nhiên, nguy cơ tiềm tàng cao ở nhóm nghiện chích ma tuý vẫn đang là mối nguy cho cả cộng đồng. • Từ đầu năm 2011 đến nay, lực lượng công an (CA) trên cả nước có nhi ều chiến dịch triệt phá những ổ nhóm đánh bạc lớn, xử lý hình sự nhiều đối tượng. Qua các vụ việc được phát hiện, cơ quan CA nhận định, tệ nạn cờ bạc đang diễn biến phức tạp, tăng cả về số lượng và mức độ, kéo theo nhiều h ậu quả xấu về trật tự an toàn xã hội. • Ngoài những loại hình cờ bạc "truyền thống" còn có đường dây đánh b ạc, cá độ bóng đá qua mạng internet cũng hoạt động khá mạnh, với số lượng tiền chuyển ra nước ngoài rất lớn. Từ đầu năm đến nay, CA các đ ơn v ị, đ ịa ph ương đã phát hiện, triệt phá gần 2 nghìn vụ đánh bạc, b ắt và x ử lý g ần 9.600 đ ối tượng. nhiều tổ chức cờ bạc đã lợi dụng CNTT, trong đó cá độ bóng đá đã có sự
  15. liên kết, móc nối của các đối tượng ở nhiều vùng miền và với các tổ chức cá độ ở nước ngoài. Từ tội phạm và tệ nạn cờ bạc đã dẫn tới sự gia tăng của nhiều loại tội phạm khác như cho vay nặng lãi, cướp, cướp giật, trộm cắp và nhiều hệ lụy xã hội khác gây ảnh hưởng không tốt đến ANTT và bức xúc trong d ư luận xã hội. 2.3. GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ. − Đối với rượu, thuốc lá: • Đẩy mạnh công tác truyền thông và giáo dục nâng cao nh ận th ức v ề lu ật pháp quy định về sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, xây dựng thái độ, hành vi đúng đắn của thanh niên với rượu, bia thông qua các giải pháp truy ền thông để làm cho thanh niên biết những tác hại đến s ức kh ỏe và nh ững h ậu qu ả xã hội do việc lạm dụng rượu , bia gây ra. • Ngoài ra, còn triển khai nhiều phong trào và cuộc v ận đ ộng, l ồng ghép cuộc vận động thanh niên không lạm dụng rượu, bia với các phong trào khác. • Cần sớm ban hành Luật phòng chống tác hại thuốc lá • Thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, cần sớm ban hành Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có nội dung m ạnh m ẽ và toàn di ện, t ạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá. • Ngoài ra, chính phủ còn có quan điểm cần kiểm soát bán buôn và bán l ẻ thuốc lá chặt chẽ hơn. − Đối với cờ bạc, ma túy: • Tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý, đấu tranh phòng chống các t ệ nạn cờ bạc, số đề, cá cược nhằm đảm bảo an ninh trật tự, đ ịnh h ướng hoạt động của người dân theo hướng lành mạnh. • Các cấp ủy, chính quyền phải coi chống cờ bạc, số đề, cá cược là m ột trong những nhiệm vụ chính để lãnh đạo, chỉ đạo điều hành h ệ th ống chính tr ị, các cơ quan chức năng trong phạm vi quản lý của mình cùng tham gia đ ấu tranh phòng chống. • Các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng phải có kế hoạch tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật làm cho các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về tác hại của tệ nạn. • Các cơ quan chức năng nhất là cơ quan công an cần phải th ường xuyên mở các chiến dịch truy quét các ổ nhóm cờ bạc, số đề, cá cược trên toàn đ ịa bàn Anny-HVNH Page 15
  16. thành phố. Đối với các vụ việc tham gia cờ bạc, số đề, cá cược phát hiện bắt giữ được, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng hoàn thiện hồ s ơ và xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai và thông báo rộng rãi trên các ph ương ti ện thông tin đại chúng để người dân được biết nhằm góp phần giáo dục, răn đe chung đối với mọi người. • Giáo dục tác hại của ma túy và các biện pháp phòng tránh các vấn đến liên quan đến ma túy ngay từ các cấp học phổ thông, nhằm trang bị cho mỗi học sinh kiến thức phòng tránh tốt nhất. • Ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật số 16/2008/QH12 của Quốc hội : Luật Sửa đổi, bổ sung một s ố điều của Lu ật Phòng, chống ma túy, Luật số 23/2000/QH10 của Quốc hội : Luật Phòng, Chống ma túy. VI. MẤT CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1. KHÁI NIỆM Có 2 khái niệm về công bằng xã hội: • Công bằng theo chiều ngang: đối xử như nhau v ới người có đóng góp nh ư nhau • Công bằng theo chiều dọc: đối xử khác nhau v ới ng ười có khác bi ệt b ẩm sinh hoặc có điều kiện xã hội khác nhau (do kh ả năng và kĩ năng lao đ ộng khác nhau, cường độ làm việc khác nhau, sự khác nhau về nghề nghiệp, sự khác nhau về giáo dục đào tạo, thừa kế và chiếm hữu tài sản khác nhau, gánh chịu rủi ro khác nhau.) 2. CÁC THƯỚC ĐO CÔNG BẰNG XÃ HỘI • Phân phối thu nhập theo đầu người hoặc các nhóm dân c ư: tính phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nh ận được trong m ột th ời gian nh ất định, không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập và môi trường s ống c ủa dân cư, mà chia đều thu nhập cho mọi thành phần dân cư. • Đường cong Lorentz: mô tả chênh lệch trong phân phối thu nh ập, được biểu thị bằng một hình vuông mà cạnh đáy biểu thị phần trăm cộng đồn số ngươờ được nhận thu nhập và cạnh bên biểu thị phần trăm cộng dồn tổng thu nhập được phân phối.
  17. • Hệ số Gini cũng là thước đo phổ biến để xác định mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, hệ số Gini được đưa ra nhằm lượng hoá đ ường cong Lorenz. • Chỉ số nghèo khổ : tỉ lệ phần trăm giữa số dân sống dưới mức tối thiểu với tổng số dân. • Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người: Thước đo này đựoc coi là một chỉ số đánh giá trình độ phát triển của một nước ở một thời kì nhất đinh. Những nhu cầu ơ bản này bao gồm mức min dinh d ưỡng, s ức kho ẻ, m ặc, ở và các khả năng đảm bảo sự phát triển cá nhân. • Chỉ số phat triển xã hội tổng hợp do Liên hợp quốc nêu ra. Bao gồm 73 chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, trên th ực t ế r ất ít n ước có th ể tho ả mãn các chỉ tiêu này. • Chỉ số chát lượng vật chất cuộc sống: được tính toán dựa trên 3 tiêu chí cơ bản là : tuổi thọ, tỉ lệ tử trẻ sơ sinh, tỉ lệ xoá nạn mù chữ. 3. THỰC TRẠNG − Chênh lệch giàu nghèo là biểu hiện rõ nhất của m ất công b ằng xã h ội, nếu khoảng cách chênh lệch này ngày càng giãn ra trong khi kinh tế đất nước vẫn có tốc độ tăng trưởng khá, song mức độ cải thiện thu nhập của lớp người nghèo không được bao nhiêu, thì đây là một vấn đề rất đáng được báo động. • Theo Báo cáo phát triển con người 2007-2008 c ủa UNDP, ở n ước ta, 10% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 4,2% thu nhập và chi tiêu qu ốc gia; 10% giàu nh ất chiếm 28,8% thu nhập và chi tiêu quốc gia; 20% dân số nghèo nh ất chi ếm 9% thu nhập và chi tiêu quốc gia, còn 20% dân số giàu nhất chiếm 44,3% thu nh ập và chi tiêu quốc gia. Chênh lệch giữa 10% dân số giàu nh ất v ới 10% dân s ố nghèo nhất là 6,9 lần. • Còn theo chỉ số Gini (chỉ số chênh lêch giàu nghèo) ở Vi ệt Nam là 34,4 lần. Theo số liệu thống kê của nước ta, nếu như năm 1993, thu nhập của 20% số hộ có thu nhập cao nhất gấp 4,43 lần số hộ có thu nhập thấp nhất, thì năm 1996, con số này đã là 7,3 lần và năm 2005 đã là khoảng 9 l ần. Nh ư v ậy kho ảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng rộng ra. − Ở Việt Nam, vấn đề còn quan trọng và gay gắt hơn nhi ều chính là chênh lệch về thu nhập và chi tiêu giữa nông thôn và thành thị. • Theo số liệu thống kê năm 2004, thu nh ập bình quân đ ầu ng ười một tháng (theo giá thực tế) của dân thành thị là 815.400 đồng, còn của dân nông thôn là 378.100 đồng; riêng vùng Tây Bắc là thấp nhất, chỉ có 265.700 đồng. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng (theo giá thực tế) của thành thị là Anny-HVNH Page 17
  18. 594.500 đồng, còn của nông thôn là 283.500 đồng. Cũng có nghĩa là v ề thu nh ập cũng như chi tiêu, thành thị đều gấp hơn hai lần so với nông thôn. • Nhưng đó cũng chỉ là những con số đã được “bình quân hóa”, trong thực tế, khoảng cách giàu nghèo còn nặng nề và đau xót hơn rất nhiều. Nhiều vùng nông thôn miền núi còn thiếu lương thực, hoặc chỉ có bắp không có gạo, thiếu nước sinh hoạt, thiếu các dịch vụ công cộng tối thiểu. 4. GIẢI PHÁP − Cần điều chỉnh lại chiến lược đầu tư công để đẩy mạnh đầu t ư vào khu vực nông nghiệp và phát triển nông thôn − Sự di cư từ nông thôn ra thành thị − Thiết lập cơ chế phân phối lại thu nhập và phi thu nhập − Tăng đầu tư các dự án công vào khu vực kém phát triển − Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công − Đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh sự bất bình đẳng về tài sản VII.
  19. KẾT LUẬN Qua những tìm hiểu, phân tích trên thì chúng ta cũng có thể hiểu hơn về những biến động về kinh tế diễn ra xung quanh mỗi ngày. Tất cả mọi người đã đặt vấn đề lợi ích của mình là trên hết cùng với đó là nh ững tác đ ộng t ừ bên ngoài đã dẫn tới các thất bại của thị trường. Vậy thì để làm hạn ch ế những thất bại thị trường thì chính phủ cũng đã có nh ững chính sách đ ối phó giúp n ền kinh tế có thể ổn định trở lại,và phải thận trọng trong việc cứu chữa cái gọi là tính phi hiệu quả của thị trường. Chính phủ luôn muốn xã hội đạt được hiệu quả nhưng cũng ph ải đảm b ảo công bằng xã hội. Nhưng vấn đề này là một vấn đề rất khó, và chúng ta ch ỉ có thể cân nhắc hai vấn đề để phù hợp với từng thời điểm cụ th ể.Vì khi v ấn đ ề này được giải quyết thì vấn đề kia lại bị bóp méo và ng ược l ại.Cho nên b ất k ể khi nào cần có sự can thiệp của chính phủ thì đều ph ải cân nh ắc thật đ ầy đ ủ giữa cái lợi và cái hại của từng chính sách can thiệp. Anny-HVNH Page 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi Ro Doanh Nghiệp 249 tài liệu 1533 lượt tải
  • Đề thi Quản trị chất lượng - Trường ĐH Văn Lang

    pdf 4 p | 502 | 56

  • Những bước đi về phía thành công

    pdf 6 p | 149 | 50

  • “Thương mại siêu nhỏ” sẽ thành công lớn

    pdf 4 p | 163 | 49

  • Nghệ thuật đăng ký tên miền và hosting

    pdf 5 p | 120 | 28

  • Hãy tạo bản sắc riêng cho công việc kinh doanh của bạn

    pdf 5 p | 134 | 25

  • Thách thức thương trường

    pdf 3 p | 106 | 17

  • Làm thế nào có chương trình CRM thực sự hiệu quả?

    pdf 4 p | 103 | 15

  • Xây dựng công ty đột phá: Bài học kinh doanh từ Apple

    pdf 7 p | 78 | 15

  • Kinh nghiệm đứng lên từ thất bại

    pdf 3 p | 113 | 14

  • Con đường cải tiến thương hiệu hàng Trung Quốc đi về đâu?

    pdf 6 p | 102 | 12

  • Chiến lược, ứng dụng và những thử thách

    pdf 3 p | 78 | 11

  • Cần đánh giá thị hiếu khách hàng cẩn thận

    pdf 6 p | 146 | 8

  • Sự thực sau chiêu bài “miễn phí” của Google

    pdf 4 p | 67 | 6

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Những Thất Bại Của Nền Kinh Tế Thị Trường