NỀN KINH TẾ XANH: (Kỳ III) Giải Pháp Khắc Phục Những Thất Bại ...

NỀN KINH TẾ XANH: (Kỳ III) Giải pháp khắc phục những thất bại của thị trường LINH NGA (Theo WB) 11/06/2020 05:15

Có nhiều cách để hướng tới tăng trưởng xanh và thích ứng với khí hậu, nhưng tất cả sẽ đòi hỏi các cá nhân và Chính phủ thay đổi tư duy...

Theo WB, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cần nhiều hơn là những cải thiện nhỏ, mà phải đánh giá lại cách thức phát triển và thực hiện công nghệ, sản phẩm và dịch vụ, thực tiễn quản lý, quy định pháp lý và các nguyên tắc, quan hệ đối tác và mô hình kinh doanh.

Đặt môi trường ở vị trí trung tâm trong chương trình cải cách

Con đường mới đến tăng trưởng xanh có thể thâm nhập vào các thị trường mới đang hoặc đã định hình cho các ngành kinh tế xanh chủ chốt như năng lượng tái tạo, bảo tồn năng lượng, cung cấp nước sạch, lâm nghiệp và thủy sản bền vững, tái chế rác thải rắn và rác thải nhựa, cơ sở hạ tầng xanh và các thành phố bền vững. Khi các mục tiêu chính sách và cơ hội thương mại củng cố lẫn nhau, quá trình chuyển đổi sang tăng trưởng xanh có thể diễn ra nhanh chóng.

Một ưu tiên là chuyển từ chỗ coi môi trường là một lĩnh vực tách rời đến chỗ đưa những mối quan tâm về tính bền vững vào mọi hoạt động của Chính phủ, khu vực tư nhân và các hộ gia đình. Các thực tiễn ngành, cho dù trong công nghiệp, nông nghiệp, quản lý chất thải hay cung cấp nước sạch, muốn bền vững đều phải gắn với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế-xã hội quan trọng. 

WB đề xuất ba công cụ chính sách bổ sung mà Chính phủ có thể sử dụng để tác động đến hành vi của cá nhân và tập thể, bao gồm: Chính sách giá, đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ảnh hưởng đến cung và cầu của các nguồn tài nguyên không thể tái tạo; Can thiệp trực tiếp của nhà nước thông qua các quy định pháp lý và đầu tư, và Sự cần thiết phải đảm bảo khả năng tiếp cận dễ dàng đến thông tin và quy trình ra quyết định cho tất cả các bên liên quan.

fas

Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cần nhiều hơn là những cải thiện nhỏ

Chính sách giá

Do đó, Chính phủ nên xem xét việc gắn biểu giá với chi phí cung cấp dịch vụ, và nếu cần có thể sử dụng giá có tính đến cả những ngoại ứng như tác động đến sức khỏe. Để tăng trưởng xanh hơn, điều quan trọng là phải gắn biểu giá với chi phí xã hội của khí thải carbon, ô nhiễm không khí và các tác động tiêu cực khác. 

Ví dụ trong lĩnh vực năng lượng, có rất nhiều cơ hội sử dụng các công cụ thị trường nhằm tạo ra kết quả xã hội và môi trường tích cực hơn. Biểu phí hiện hành đã bao gồm chi phí cung ứng hiện tại nhưng có thể không đủ để chi trả cho hoạt động đầu tư trong tương lai của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và không phản ánh chi phí xã hội (ví dụ như chi phí do ô nhiễm). Việc thúc đẩy năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời,90 cũng sẽ mang lại kết quả tích cực về môi trường và xã hội.

Để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng về năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ phải tiến xa hơn giá bán điện năng vào lưới điện (feed-in tariff) đang được áp dụng để thu hút đầu tư tư nhân. Một phương án sẽ là sử dụng hệ thống đấu giá ngược, đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm chi phí ở các quốc gia khác. Hạn mức tín dụng ưu đãi hoặc quỹ bảo lãnh có thể khuyến khích việc áp dụng các hệ thống năng lượng tái tạo, thúc đẩy khả năng tiếp cận nguồn tài chính rất cần thiết cho các doanh nghiệp công nghiệp...

Mặc dù ít người phản đối hiệu quả của việc sử dụng các chính sách môi trường để thay đổi hành vi, việc tăng giá hoặc thuế có thể gặp khó khăn về chính trị và xã hội trong ngắn hạn. Trên khắp thế giới đôi khi có những phản ứng tiêu cực mạnh mẽ của người tiêu dùng chống lại việc áp dụng thuế carbon hoặc giảm trợ cấp, mà sẽ làm tăng giá nhiên liệu và xăng dầu đối với người tiêu dùng cuối cùng. Vì lý do đó, các chính sách như vậy cần được áp dụng dần dần, với các chiến dịch truyền thông thông minh để giải thích về những lợi ích dài hạn.

xzv

Con đường mới đến tăng trưởng xanh có thể thâm nhập vào các thị trường mới đang hoặc đã định hình cho các ngành kinh tế xanh chủ chốt như năng lượng tái tạo

Quy định và chính sách đầu tư

Giá cả thị trường hiệu quả hơn khi được bổ sung bởi các quy định thông minh và đầu tư công chiến lược. Quy định cũng rất cần thiết khi một mình giá không mang lại hiệu quả mong muốn. Và trong một số trường hợp, chính phủ cần đầu tư trực tiếp hơn để đạt được các mục tiêu mong muốn, đặc biệt là các biện pháp thích ứng hoặc phòng ngừa.

Mục đích ở đây không phải là trình bày một danh sách dài các quy định và đầu tư tiềm năng mà Chính phủ có thể xem xét ở Việt Nam (báo cáo có đề xuất một số quy định), mà nhấn mạnh một vài nguyên tắc mang tính hướng dẫn dựa trên thông lệ quốc tế. Những nguyên tắc này cho thấy chính sách thông minh cần phải bao gồm cân bằng việc sử dụng các ràng buộc mềm và cứng, các hành động được phối hợp chặt chẽ hướng tới sự phát triển của nền kinh tế tuần hoàn, và lồng ghép các vấn đề môi trường trong quản lý tài chính công.

Mặc dù nhiều lợi ích của tăng trưởng xanh đã được biết đến, cần có nhiều chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với các nhà lãnh đạo địa phương để thúc đẩy tăng trưởng xanh và thích ứng với khí hậu. Việt Nam có thể điều chỉnh hỗ trợ tài chính dựa trên kết quả hoặc có mục đích cụ thể để khuyến khích các nhà lãnh đạo địa phương quản lý và sử dụng tốt hơn các tài sản tự nhiên và môi trường. 

Cuối cùng, Chính phủ cũng có thể điều chỉnh chiến lược tài chính bằng cách sử dụng các công cụ được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ chương trình đầu tư thân thiện với môi trường. Một số quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, đã phát hành thành công trái phiếu xanh (với số lượng đăng ký vượt số lượng chào bán).98 Quan hệ đối tác với khu vực tư nhân có thể có hiệu quả khi ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng đầu tư vào các chương trình đầu tư xanh.

Chính phủ cũng nên xem xét tăng cường giáo dục môi trường để khuyến khích các thói quen xanh hơn và tạo cơ hội thúc đẩy nghiên cứu và phát triển về các chủ đề như công nghệ xanh. Giáo dục, ở nhiều cấp độ, về các chủ đề như thói quen xanh hơn, kỹ thuật xanh và công nghệ xanh rất quan trọng để tăng năng lực ngay tại địa phương nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh. Thông tin về thói quen xanh hơn, có thể giúp tăng nhận thức của người dân về quyền đối với không khí, nước và đất sạch, cũng như trách nhiệm của họ trong việc duy trì các tài nguyên này. Có thể mất nhiều thời gian để thay đổi thói quen ở cấp địa phương. Tuy nhiên, thay đổi từ địa phương sẽ giúp duy trì lâu hơn những thay đổi trong quản trị và thúc đẩy việc lồng ghép môi trường liên tục.

Tăng trưởng xanh cần sự tham gia của nhiều bên liên quan và doanh nghiệp đóng vai trò chính trong việc cung cấp các giải pháp để tăng trưởng xanh. Doanh nghiệp có thể đưa ra giải pháp để kiểm soát chi phí phát triển xanh bằng cách đổi mới và điều chỉnh quy trình sản xuất của mình. 

Có thể bạn quan tâm

  • NỀN KINH TẾ XANH: (Kỳ II) Thay đổi tư duy của cả cá nhân và nhà nước

    NỀN KINH TẾ XANH: (Kỳ II) Thay đổi tư duy của cả cá nhân và nhà nước

    05:00, 10/06/2020

  • NỀN KINH TẾ XANH: (Kỳ I) Vì sao mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam không bền vững?

    NỀN KINH TẾ XANH: (Kỳ I) Vì sao mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam không bền vững?

    11:00, 09/06/2020

  • Kinh tế tuần hoàn: Xu thế tất yếu hướng đến một nền kinh tế xanh

    Kinh tế tuần hoàn: Xu thế tất yếu hướng đến một nền kinh tế xanh

    16:25, 25/07/2019

  • Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo hướng đến nền kinh tế xanh

    Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo hướng đến nền kinh tế xanh

    08:09, 25/06/2019

  • Doanh nhân nữ sẽ tiên phong tạo dựng nền kinh tế xanh

    Doanh nhân nữ sẽ tiên phong tạo dựng nền kinh tế xanh

    16:22, 08/03/2017

  • Phụ nữ sẽ là người đi tiên phong trong việc xây dựng nền kinh tế xanh

    Phụ nữ sẽ là người đi tiên phong trong việc xây dựng nền kinh tế xanh

    14:50, 06/03/2017

  • Hướng đến nền kinh tế xanh

    Hướng đến nền kinh tế xanh

    22:20, 10/02/2017

Từ khóa » Những Thất Bại Của Nền Kinh Tế Thị Trường