Các Dấu Hiệu Bắt Buộc Của Cấu Thành Tội Phạm
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1. Tư vấn quy định về dấu hiệu cấu thành tội phạm
- 2. Các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
- 2.1 SƠ LƯỢC VỀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM (CTTP) VÀ CÁC DẤU HIỆU CỦA NÓ
- 2.2 B. CÁC DẤU HIỆU BẮT BUỘC CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM
1. Tư vấn quy định về dấu hiệu cấu thành tội phạm
Hiện nay, các tội phạm được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đối với mỗi tội phạm lại có các dấu hiệu cấu thành khác nhau, tạo nên đặc điểm phân biệt các tội phạm khác nhau. Khi xem xét một hành vi có cấu thành tội phạm cụ thể hay không, chúng ta cần xác định được cấu thành tội phạm của từng tội cụ thể, từ đó đối chiếu để xác định một hành vi vi phạm đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hay chưa.
Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm đối với từng tội phạm thường khá khó để xác định, dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm đáng tiếc. Do vậy, để tránh các thiệt hại xảy ra đối với bản than và gia đình liên quan đến hình sự, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được chúng tôi tư vấn cụ thể về vấn đề này.
Hiện tại, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn.
2. Các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
SƠ LƯỢC VỀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM (CTTP) VÀ CÁC DẤU HIỆU CỦA NÓ
Tội phạm là một hiện tượng xã hội và một trong những đặc điểm của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở chỗ nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Để xác định hành vi nào đó do con người thực hiện có phải là tội phạm hay không phải dựa vào cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Như vậy, “cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu được quy định trong Luật Hình sự đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể”. Nhắc đến CTTP là đề cập đến các yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm đó cũng như các dấu hiệu của mỗi yếu tố đó. Phụ thuộc vào mỗi chế độ, nhà nước khác nhau và phụ thuộc vào chính sách hình sự của nhà nước đó mà quy định trong pháp luật hình sự những yếu tố nào là các yếu tố cấu thành tội phạm.
Nghiên cứu lịch sử ra đời cho thấy lí luận cấu thành tội phạm xuất hiện từ thế kỉ thứ XVI, đầu tiên là ở các tòa án của nước Đức thời kì phong kiến, sau đó vào các thế kỉ XVIII-XIX vấn đề này được soạn thảo về mặt lí luận trong trường phái cổ điển của khoa học luật hình sự. Khái niệm CTTP (theo tiếng Latinh cổ là “corpus delicti”) đã đóng vai trò tố tụng như là căn cứ đầy đủ cho việc xét xử vụ án hình sự tại tòa án để chứng minh sự hiện diện trong các hành vi của phạm nhân một CTTP. Lí luận CTTP được phát triển trong khoa học luật hình sự Nga trước cách mạng vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX mà đặc biệt là CTTP đã được nghiên cứu rộng rãi và phát triển nhất trong khoa học luật hình sự Xô viết từ những năm 50 của thế kỉ XX và tiếp tục cho đến tận ngày nay.
Cấu thành tội phạm là một ngữ danh từ chỉ những yếu tố cấu thành nên một tội pham. Tuy nhiên việc nghiên cứu các quan điểm khác nhau về khái niệm CTTP cho thấy hiện nay trong khoa học luật hình sự, khái niệm CTTP vẫn còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Chẳng hạng như:
- Nhà hình sự học người Nga nổi tiếng trước Cách mạng tháng Mười – giáo sư viện sĩ Taganxev N.X phân biệt trong CTTP gồm ba nhóm:
Con người thực tế – kẻ phạm tội;
Cái mà hành vi của bị cáo hướng tới – khách thể hoặc là đối tượng của sự xâm hại có tính chất tội phạm;
Chính sự xâm hại có tính chất tội phạm, được xem xét từ mặt bên trong và bên ngoài.
- Giáo sư Kixchiakôvxki A.O gọi CTTP là những dấu hiệu cần thiết chủ yếu mà thiếu chúng hoặc là thiếu một trong số chúng thì không thể có tội phạm và đó là bốn dấu hiệu:
Chủ thể,
Khách thể,
Hoạt động bên trong, hoạt động bên ngoài của chủ thể
Kết quả của hoạt động đó.
- Nghiên cứu cổ luật Việt Nam ta thấy, các nhà luật học thời này đã xác nhận có ba yếu tố của cấu thành tội phạm, đó là:
Yếu tố pháp luật
Yếu tố tâm lý
Yếu tố thực tế
- Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành thì cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu có tính chất đặc trưng chung cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Có hai nhóm dấu hiệu CTTP là:
+ Nhóm các dấu hiệu không bắt buộc của CTTP: chỉ có ở những tội phạm cụ thể được quy định trông luật hính sự chứ không bắt buột có ở mọi tội phạm. bao gồm:
Hậu quả của tội phạm;
Động cơ, mục đích của tội phạm;
Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt.
+ Nhóm các dấu hiệu bắt buộc của CTTP: gồm có:
Khách thể của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm
Chủ thể của hành vi tội phạm
- Các dấu hiệu bắt buộc CTTP là một nội dung quan trọng nhất trong việc xác định tội phạm, nó tổng hợp những yếu tố cấu thành nên một tội phạm mà nếu thiếu một trong những yếu tố này thì hành vi sẽ không cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, việc quy định về cấu thành tội phạm cũng như các yếu tố cấu thành tội phạm mới chỉ là bước đầu tiên có ý nghĩa xác định tội phạm, mục đích xa hơn nữa của pháp luật hình sự là phải quy định biện pháp xử lý đối với tội phạm đó. Nói cách khác, đó là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm.
Để góp phần xác định tội phạm và áp dụng hình phạt trong tình hình hiện nay, đứng ở góc độ là một người nghiên cứu pháp luật, người viết sẽ trình bày một số nội dung liên quan đến việc xác định các dấu hiệu bắc buộc để cấu thành nên một tôi phạm và biện pháp chế tài tương ứng với tội phạm đó.
Quy định về Dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
B. CÁC DẤU HIỆU BẮT BUỘC CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM
I. Khái niệm của các dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc:
CTTP bắt buộc là Những yếu tố đặc trưng của các loại tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự. Chỉ khi nào có đầy đủ các dấu hiệu bắt buột này thì hành vi vi phạm pháp luật mới được coi là hành vi phạm tội. Những dấu hiệu bắt buộc bao gồm: khách thể, chủ thể, khách quan, chủ quan.
II. Đặc điểm của các dấu hiệu CTTP bắt buộc:
1. Khách thể của tội phạm:
a. Khái niệm: Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại như: “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa (khoản 1 điều 8 BLHS)”, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp thống trị được nhà nước (đại diện cho giai cấp thống trị) bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự.
b. Các loại khách thể tội phạm:
Khao học luật hình sự dựa trên mức độ khái quát của quan hệ xã hội chia khách thể tội phạm thành ba loại:
- Khách thể chung của tội phạm: là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm. các quan hệ xã hội đó là “chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” nghĩa (Điều 1 BLHS) và “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” (khoản 1 điều 8 BLHS).
- Khách thể loại của tội phạm: là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất, được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm như an ninh 1 nhóm, con người 1 nhóm, trật tự XH 1 nhóm … có 14 nhóm trong phần các tội phạm của BLHS hiện hành. Vì dụ: tội phản bội Tổ Quốc (điều 78 BLHS) và tội bạo loạn (điều 82 BLHS) tuy hai tội khác nhau nhưng có chung tính chất là xâm hại đến an ninh quốc gia nên được xếp chung nhóm “các tội xâm phạm an ninh quốc gia”
- Khách thể trực tiếp: của tội phạm: là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại.
Ví dụ: A trộm cắp tài sản của B. A đã xâm hại đến khách thể trực tiếp là quyền sở hữu tài sản của B và gây hại đến khách thể chung và khách thể loại là quyền sở hữu của công dân. Vậy nên 1 tội phạm phải có it nhất 1 khách thể trực tiếp.
c. Đối tượng tác động của tội phạm: là 1 bộ phận của khách thể, bị hành vi phạm tội tác động đến, để gây thiệt hại cho khách thể. Ví dụ: Khách thể quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người (đang sống) là đối tượng tác động của tội giết người mà tội phạm gây ra. Tội phạm thông thường tác động đến các đối tượng sau:
- Chủ thể của quan hệ xã hội (con người)
- Nội dung của các quan hệ xã hội (quyền và nghĩa vụ của chủ thể)
- Đối tượng tác động của các quan hệ xã hội ( vật thể)
Khách thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về cả mặt lý luận lẩn thực tiển lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự.
2. Mặt khách quan của tội phạm:
a. khái niệm: Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những dâu hiệu cũa TP, diễn ra và tồn tại bên ngoài thê giới khách quan.
b. Dấu hiệu: Mặt khách quan của tội phạm có các dấu hiệu sau: hành vi, hậu quả, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài.
b.1. Hành vi khách quan của tội phạm: là tất cả những xử sự của con người được biểu hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định (hành động hoặc không hành động) gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Để trở thành hành vi khách quan của tội phạm thì hành vi đó phải có các đặc điểm sau:
Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội ( thuộc tính hiển nhiên)
Hành vi khách quan của tội phạm trái pháp luật hình sự.
Hành vi khách quan của tội phạm phải có sự kiểm soát của ý thức và phải có sự điều khiển của ý chí
- Các hình thức biểu hiện của hành vi khách quan gồm hành động và không hành động:
+ Hành động phạm tội: là làm 1 việc mà pháp luật hình sự cấm. vị dụ: giết người bằng cách bóp cổ, dùng súng bắn, dao đâm…, trộm xe đạp bằng cách dùng tay bẻ khoá, dẫn đi…
+ Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của nó bằng việc chủ thể không thực hiện một việc mà pháp luật yêu cầu hoặc làm không đến mức yêu cầu dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện. Đó là các trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc cụ thể nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng chủ thể đã không hành động và là nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân. Chẳng hạng người mẹ cố ý không cho con bú dẫn đến đứa trẻ bị chết là một trường hợp của không hành động. Hành vi giết người còn có thể thực hiện thông qua hành động của người không có năng lực trách nhiệm hình sự, trường hợp khác: một người đã thành niên xúi giục một cậu bé dưới 14 tuổi thực hiện hành vi giết người, thì hành vi xúi giục đó được coi là hành vi giết người và người có hành vi xúi giục là người thực hành trong tội giết người…
b.2. Hậu quả khách quan của tội phạm: Là hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.
Phân loại hậu quả:
+ Hậu quả vật chất là những thiệt hại mà con người trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện kỹ thuật có thể xác định được một cách chính xác mức độ của nó. Thiệt hại loại này có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thể chất.
Thiệt hại về vật chất thường được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các đối tượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội. Ví dụ, tài sản bị phá huỷ, bị chiếm giữ, bị sử dụng trái phép…
Thiệt hại về thể chất biểu hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên con người. Nó có thể là tính mạng, sức khoẻ..
+ Hậu quả phi vật chất là những thiệt hại không thể tính toán một cách chính xác bằng các phương tiện đo lường. Sự thiệt hại này chỉ được đánh giá thông qua hoạt động tư duy của con người. Thiệt hại loại này có thể kể đến như danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con người, chính trị, xã hội, đạo đức…
b.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là mối quan hệ giữa các hiện tượng trong đó một hiện tượng được gọi là nguyên nhân (là hành vi khách quan) làm phát sinh một hiện tượng khác là kết quả (là hậu quả của tội phạm).Dùng để chỉ hành vi khách quan đóng vai trò là nguyên nhân, hậu quả nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là hậu quả. Ví dụ A bị B đánh tuần trước, tuần sau A chết, nếu kết luận giám định của pháp y xác định nguyên nhân cái chết của A liên quan đến bị B đánh thì A sẽ bị truy cứu, còn không liên quan thì không bị truy cứu. Một ví dụ khác A thù B, A đến nhà B đâm B, nhưng đến nhà thì B đã chết trước, A đâm thêm vài nhát tuy không có mối quan hệ nhân quả tuy nhiên vẫn có tội. Để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chúng ta cần dựa vào các cơ sở có tính nguyên tắc sau:
+ Hành vi được coi là nguyên nhân phải là hành vi trái pháp luật hình sự và xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian. Ví dụ: A bị phát hiện là chết đuối. Tuy nhiên, qua khám nghiệm tử thi không cho thấy các dấu hiệu của chết đuối ( như:dạ dầy có nước, ngạt thở…). Mặt khác, trong dạ dày A có một loại chất độc và theo kết luận, A chết do loại chất độc đó. Như vậy, hành vi rơi xuống sông xảy ra sau hậu quả chết người vì vậy nố không có mối quan hệ nhân quả với hậu quả này.
+ Giữa nguyên nhân và hậu quả phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu. Một nguyên nhân bao giờ cũng chứa đựng mầm mống nội tại nhằm phát sinh kết quả nhất định. Đối với hành vi (với tư cách là nguyên nhân) cũng thế.Ví dụ, A lái xe tông vào B gây trọng thương B và được đưa đi cấp cứu nhưng do bệnh viện chậm trễ nên dẫn đến B chết vì vết thương đó. Hành vi của A có mối quan hệ nhân quả với cái chết của B.
Trong thực tế, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả của tội phạm tồn tại dưới các dạng sau đây:
+ Dạng quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là quan hệ nhân quả mà chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả tội phạm. Bản thân sự vận động nội tại của hành vi trái pháp luật này độc lập đã có khả năng trực tiếp đưa đến hậu quả. Ví dụ, hành vi A lén lút vào nhà B trộm tài sản…
+ Dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp là quan hệ nhân quả trong đó nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả của tội phạm. Trong thực tế, chúng ta rất khó xác định dạng quan hệ nhân quả thuộc loại này. Ví dụ, A bắn nhằm một người (người này núp trong bụi cây, A tưởng là thú) thủng dạ dày, đầu đạn đã được lấy ra coi như an toàn, thoát chết. Không may, người nhà không biết nên cho ăn cơm, dạ dày bị nhiễm trùng mà chết. Hậu quả chết người do hai nguyên nhân là bắn nhằm và cho ăn cơm (A phạm tội “vô ý gây thương tích nặng” , người nhà không có tội).
b.4. Những biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm:
Bên cạnh các mặt biểu hiện đã nêu, mặt khách quan của tội phạm còn được biểu hiện qua các nội dung khác như phương pháp, phương tiện, công cụ phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội…Phương tiện phạm tội như phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, tiền…Công cụ phạm tội như gậy gộc, súng, chất độc… là những đối tượng được chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Phương tiện phạm tội trong một số trường hợp là dấu hiệu định tội và định khung hình phạt. Ví dụ, tội phạm tại khoản 2 Điều 133, Điều 202…
- Mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội phạm và áp dụng hình phạt.
3. Chủ thể của tội phạm
a. Khái niệm: chủ thể của tội phạm là một cá nhân có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình và có độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo điều 12 của BLHS 1999 quy định:” khoãn1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; khoản 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Vi dụ: A sinh ngày 10/8/xx thực hiện hành vi giết 3 người một cách dã man vào ngày 21/6/201x tại B để chiếm đoạt tài sản nhưng do chưa đủ 18 tuổi nên căn cứ vào điều 74 BLHS thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là không quá mười tám năm tù nên luyện không bị tử hình, ở đây có thể thấy A có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng với độ tuổi chưa đủ 18 thì A chưa nhận thức được một cách đầy đủ về hành vi của mình nên áp dụng hình phạt 18 năm tù đối với A là hoàn toàn thích đáng. Tuy nhiên bản án này một số người không đồng tình họ đề nghị phải sửa lại luật tử hình A để pháp luật có tính răn đe và ngăn chặn tội ác. Tuy nhiên muốn xây dựng được một nhà nước pháp quyền thì cần phải tôn trọng pháp luật hiện hành. Do đó chỉ có thể xét xử A theo pháp luật hiện hành mà không thể nâng cao hình phạt lên được.
- Pháp luật hình sự Việt Nam chưa thừa nhận chủ thể của tội phạm là pháp nhân đều này về nguyên tắc là hợp lý nhưng trên thực tế có nhiều vấn đề mà xã hội bức xúc về nguyên tắc này. Ví dụ công ty X thường xuyên gây ô nhiểm nguồn nước, về mặc lý thuyết công ty này mang tính có lỗi và đáng phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng vì đây là pháp nhân,còn luật hình sự Việc Nam hình phạt chỉ hướng tới cá nhân, nên không thể áp dụng hình phạt tù cho pháp nhân được, nếu cần thì thay đổi lý thuyết, xử lý hành chính pháp nhân tối đa 500 triệu, một công ty lớn như Vedan thì sồ tiền đó là không lớn họ không ngại đóng phạt và thế là tình trạng cứ tiếp diển. Tuy nhiên một cá nhân thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích của pháp nhân (trốn thuế), cá nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
4. Mặt chủ quan của tội phạm:
a. khái niệm
Tội phạm là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan. Vì vậy, Luật hình sự Việt nam không chấp nhận việc quy tội khách quan, nghĩa là truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ căn cứ vào những biểu hiện của hành vi nguy hiểm cho xã hội không kể hành vi đó bắt nguồn từ đâu, diễn biến tâm lý của người thực hiện hành vi ra sao. Hoạt động định tội phải là sự kết hợp giữa mặt khách quan và chủ quan, giữa hành vi biểu hiện và thái độ bên trong của người thực hiện hành vi. Mặt chủ quan của tội phạm biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Mỗi yếu tố có ý nghĩa khác nhau trong việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.
- Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó.
- Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội muốn đạt được khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nó xác định khuynh hướng ý chí và khuynh hướng hành động của người phạm tội.
- Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội
b. nội dung mặt chủ quan của tội phạm
b.1. Lỗi: Lỗi là biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý . ví dụ A ghét B nên đạp phá nhà B thì A có lỗi, tuy nhiên đám cháy xảy ra: buộc phải phá bỏ ngôi nhà để vào hẽm chữa cháy thì không có lỗi. vậy nên để xem xét một hành vi có lỗi không ta xem xét trên hai phương diện:
+ Xã hội: Một hành vi của bị xem là có lỗi khi hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan để lựa chọn và thực hiện những xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
+ Tâm lý (cơ sở để pháp lý quy định): là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý: lý trí và ý chí, tình cảm (không được tính, do ko chi phối thường xuyên thường trực).
Phân loại lỗi
- Cố ý trực tiếp: được quy định tại Khoản 1, Điều 9 BLHS “Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra”.
+ Dấu hiệu pháp lý:
Lý trí:
Đối với hành vi: người phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
Đối với hậu quả: người phạm tội nhận thức hậu quả là tất yếu xảy ra.
Ý chí: mong muốn cho hậu quả xảy ra.
Ví dụ, A thù B đã từ lâu , nên một ngày kia A cầm lựu đạn đến nhà B để giết B. Khi đến nhà B thì thấy B đang ngồi nhậu, thấy vậy nhưng mà A vẫn ném lựu đạn vào khiến B chết tại chổ. Như vậy trong tình huống trên thì A do thù B đã lâu và đã chuẩn bị sẵn công cụ để thực hiện hành vi giết B. Về hành vi của A thì rõ ràng A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm và có thể gây nên cái chết cho B nhưng vẫn ném, vậy rõ ràng hành vi của A là cố ý, mặc khác A mong muốn hậu quả sẽ xảy ra.Như vậy hành vi của A là cố ý trực tiếp.
- Lỗi cố ý gián tiếp: được quy định tại Khoản 2, Điều 9 BLHS: “Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước hậu quả của hành vi đó (lý trí) có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra (y chí)”. Từ quy định chung trên có thể thấy cố ý gián tiếp trong tội giết người là trường hợp người có hành vi phạm tội thấy rõ hành vi của mình có khả năng làm chết người khác, mặc dù họ không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng vẫn thực hiện hành vi đó và để mặc cho hậu quả xảy ra. Điều đó có nghĩa là trong ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của người khác, mà họ chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn đến đâu thì đến. Vậy thì hậu quả xảy ra đến đâu thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm đến đó thôi. Ví dụ, như trong lúc ngồi nhậu, A và B có xích mích dẫn đến cãi nhau. Bạn bè đã can ngăn nhưng B vẫn chửi A. A tức mình nên cầm một chai bia phang mạnh vào đầu B làm B chết trên đường đi cấp cứu. Trường hợp này phải xác định hành vi của A là hành vi giết người với lỗi cố ý gián tiếp. Vì, tuy A thực hiện hành vi trong lúc có nóng giận, nhưng với nhận thức của một người bình thường thì A hoàn toàn có khả năng nhận thức được cú đánh mạnh của mình có khả năng làm B bị chết, nhưng A vẫn thực hiện. Mặc dù không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng A đã để mặc cho hậu quả xảy ra. Nếu người phạm tội không thấy được hành vi của mình có khả năng làm chết người thì đó là hành vi cố ý gây thương tích,Ví dụ, như cũng trường hợp trên, nhưng A không dùng chai bia đánh B mà chỉ dùng tay đấm vào mặt B làm cho B bị ngã ra phía sau đập đầu vào vật cứng dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này, A chỉ mong muốn làm cho B bị đau và không thấy được cú đấm của mình có khả năng làm cho B bị chết. Do đó A phạm tội cố ý gây thương tích (trong trường hợp dẫn đến trết người)
- Lỗi vô ý vì quá tự tin (khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự): Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ, một người bán thức ăn đã quá hạn sử dụng có thể nguy hiểm đến tính mạng cho người dùng nhưng vẫn tin vào kinh nghiệm của mình rằng dù thức ăn quá hạn nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, do đó người bán hàng đã bán thức ăn cho khách hàng và người tiêu dùng đã bị ngộ độc.
Xét ở phương diện ý chí, trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp có sự khác nhau. Ở lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng có ý thức để mặc cho nó xảy ra và chấp nhận hậu quả đó. Ở lỗi vô ý vì quá tự tin, người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả sẽ xảy ra nên đã thực hiện hành vi, nếu họ ý thức được hậu quả thực tế có thể xảy ra thì họ không thực hiện hành vi. Đó là yếu tố khiến lỗi cố ý gián tiếp có tính nguy hiểm cao hơn lỗi vô ý vì quá tự tin.
- Lỗi vô ý do cẩu thả (khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự): Lỗi vô ý do cẩu thả là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù điều kiện khách quan buộc họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.Ví dụ: Anh A ở tầng năm khu trung cư ném cục đá to ra cửa sổ mà không quan sát phía dưới không may B đi ngang nên bị trúng làm B chết. ở đây A đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội (làm B chết) nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù điều kiện khách quan buộc A phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
- Ngoài ra còn có các trường hợp đặc biệt về lỗi như:
+ Trường hợp hỗn hợp lỗi:Trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp trong cùng một cấu thành tội phạm có hai loại lỗi (cố ý và vô ý) đối với những tình tiết khách quan khác nhau. Vậy, lỗi hỗn hợp Trường hợp một người cố ý thực hiện hành vi tội phạm nhưng vô ý gây ra hậu quả của tội phạm.Trường hợp rõ ràng nhất là trường hợp vi phạm các qui định về an toàn giao thông vận tải, trong trường hợp này, người điều khiển phương tiện giao thông vận tải cố tình vi phạm các qui định về an toàn như đi quá tốc độ, không đúng tuyến đường, không có bằng lái, lái xe trong tình trạng say rượu, nhưng cho rằng mình có thể làm chủ được và hoàn toàn không mong muốn hậu quả xảy ra. Trên thực tế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra hoàn toàn nằm ngoài ý nghĩ chủ quan ( vô ý) của người điều khiển phương tiện. Khái niệm “ lỗi hỗn hợp” không được sử dụng trong BLHS nhưng vẫn được các nhà hình sự học dùng đến khi nghiên cứu yếu tố “ lỗi” trong hành vi phạm tội nhằm phân biệt một cách chính xác yếu tố lỗi trong các trường hợp phạm tội.
+ Sự kiện bất ngờ: Theo quy định của Điều 11 Bộ luật hình sự thì, “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Ví dụ, Một người đi bằng xe môtô ( có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ) chạy xe trên đoạn đường làng, khúc đường đang mùa gặt lúa. Đường trống trải nhưng lờ mờ do khối đốt đồng nên Anh ta chạy xe với tốc độ vừa phải . Có một đám trẻ đang chơi đùa ở phía trước bên cạnh có một đống rơm ( rạ) nằm ngay bên đường, tới khúc đường trên anh ta bóp kèn mà mấy đứa nhỏ chằng chịu tránh đường. Anh ta liền chạy thằng qua đống rơm đó. Xui cho anh ta là trong đồng rơm có một đứa trẻ đang ở trong đó. Xe Anh ta cán qua ngang người làm chết đứa trẻ ngay tại chỗ. ví dụ nêu trên thì nó là sự kiện bất ngờ thuộc trường hợp không thể thấy trước hậu quả của hành vi. Tức là khi thực hiện hành vi cho xe chạy qua đống rơm, anh ta không nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả chết người. Bởi xét về mặt khách quan trong hoàn cảnh cụ thể đó, pháp luật không buộc anh ta hay bất cứ người nào phải kiểm tra để biết được trong đống rơm có người hay không. Do đó mà anh ta hay bất cứ người nào cũng không thể thấy trước được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp do lỗi do sự kiện bất ngờ nhưng vẩn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhất là trong vụ việc tai nạn giao thông.
Như vậy, để xác định người phạm tội thuộc hình thức lỗi nào chúng ta phải căn cứ vào hai mặt đó là ý chí và lý trí.
b.2. Động cơ phạm tội:
Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội (có thể hiểu là nguyên nhân tinh thần của tội phạm). Ví dụ, tội phạm trộm cắp tài sản có thể vì nghèo, thù ghét người bị hại hoặc để chia cho người nghèo khác…
Trong Luật hình sự Việt nam, động cơ phạm tội rất ít được phản ánh trong cấu thành tội phạm với ý nghĩa định tội. Ví dụ, tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 Bộ luật hình sự) đòi hỏi dấu hiệu động cơ “vụ lợi” là dấu hiệu bắt buộc. Động cơ phạm tội có thể được phản ánh trong cấu thành tăng nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định khung. Chẳng hạn, “động cơ đê hèn” là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội giết người (Điều 93). Mặt khác, động cơ phạm tội cũng có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46, 48 Bộ luật hình sự
b.3. mục đích phạm tội:
Mục đích phạm tội là điểm cuối cùng mà người phạm tội đặt ra cho hành vi phạm tội phải đạt tới (kết quả mà kẻ phạm tội mong muốn đạt được).
Trong Luật hình sự, mục đích phạm tội không được thể hiện trong cấu thành tội phạm ở tất cả các tội phạm. Tuy nhiên, ở một số tội phạm, dấu hiệu mục đích là bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Ví dụ, các tội xâm phạm an ninh quốc gia bắt buộc phải có mục đích “chống chính quyền nhân dân”. Khi đó, để chứng minh tội phạm xâm phạn an ninh quốc gia, chúng ta cần chứng minh khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội phải có mục đích đó.
ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI
Nhà nước sẽ không tồn tại nếu không có pháp luật, pháp luật chính là công cụ, phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội và duy trì chế độ chính trị. Nếu không có sự can thiệt của pháp luật thì xã hội sẽ không ổn định. Trong tình hình hiện nay, tội phạm đang ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tính đa dạng và phức tạp, điều này đã gây nên sự hoang mang lo ngại cho toàn xã hội. Vì vậy, công tác xác định một hành vi nào đó có phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật hình sự hay không là vấn đề được các nhà áp dụng pháp luật nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung đặc biệt quan tâm.
Các dấu hiệu bắt buộc của CTTP với vai trò là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự và là cơ sở để định tội, bởi một hành vi chỉ chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt tương ứng khi hành vi đó hội đủ tất cã các dấu hiệu bắc buột của CTTP đó, và ngược lại , một hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng không thoả mãn một trong số các dấu hiệu của cấu thành tội phạm sẽ được xem là không có tội phạm xảy ra và trách nhiệm hình sự không được đặt ra. Điều này phù hợp với nguyên tắc “không có luật, không có tội” theo điều 2 của BLHS “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”
Tuy nhiên, trên thực tế sự hạn chế về công tác xác định các dấu hiệu bắt buộc của CTTP đang là vấn đề bắt cập, vướng mắc mà các nhà áp dụng pháp luật gặp phải. Hạn chế lớn nhất của việc áp dụng pháp luật trong điều kiện hiện nay là giữa luật và thực tiển có một “khoãng cách” nhất định. Có những trường hợp vụ việc xãy ra trong thực tế mà không thể áp dụng pháp luật được hoặc luật quy định như thế này nhưng trong quá trình áp dụng thì lại như thế khác. Từ đó, dẫn đến sự lúng túng trong quá trình áp dụng luật của các cơ quan tư pháp. Vì vậy nhu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay là:
+ Đối với các nhà áp dụng luật: Trong việc điều tra, truy tố, xét xử phải tuân theo đúng và đầy đủ các thủ tục luật định nhằm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để loạt tội phạm, không để oan người vô tội.
+ Đối với các nhà làm luật: Cần quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, vì hiện nay nhiều vụ pháp nhân vi phạm không xử lý được, nhất là nhóm tội phạm về kinh tế. Đã đến lúc phải chấm dứt tình trạng “một chủ trương được cả tập thể quyết định rồi dẫn đến làm sai, nhưng chỉ có một cá nhân chịu trách nhiệm”. Nếu quy định pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự trong tương lai được thể hiện tại BLHS thì nguyên tắc mọi hành vi phạm tội không thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật sẽ được củng cố. Đây sẽ là điều kiện quan trọng bảo đảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay. Phải nhanh chống hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, bộ luật hình sự nói riêng, việc sửa đổi, bổ sung, quy định tội phạm mới hay xoá bỏ một tội phạm phải được tiến hành một cách hợp pháp và công khai, theo đúng thủ tục luật định. Ngoài ra, việc xây dựng pháp luật hình sự phải dựa trên những cơ sở khoa học, và xây dựng một cách hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. mặc khác, các quy định của Luật hình sự phải được xây dựng một cách cụ thể, chính xác với các dấu hiệu của từng hành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của nó để các nhà áp dụng luật dể dàng xác định tội danh và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.
+ Đối với nhân dân: đòi hỏi mỗi người dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách triệt để, không ngừng tăng cường cảnh giác cao độ, nâng cao ý thức pháp luật, tích cực đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Làm được điều đó sẽ góp phần thu hẹp dần “khoãng cách” giữa luật và thực tiễn, giúp cho việc áp dụng pháp luật trong quá trình quản lý xã hội được dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Đồng thời cũng góp phần làm cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và trật tự an toàn xã hội chặt chẽ hơn. Đó là điều kiện, nền tảng tiên quyết cho quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật hình sự 1999, bộ luật hình sự 2009, bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
TS.Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt nam – quyển 1 ( phần chung), NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2009;
Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và Cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006;
Taganxev N.X. “Luật hình sự Nga” Các bài giảng. Phần chung. Tập 1, Nxb. Khoa học. Maxcơva, 1994;
Kixchiakôvxki A.O. “Giáo trình tối thiểu về luật hình sự chung (Phần chung)”, nxb Xant, Pêtecbua, 1875.
SV. TRẦN HOÀI ÂN
Từ khóa » Ví Dụ Về Hỗn Hợp Lỗi
-
Trường Hợp Hỗn Hợp Lỗi Trong Luật Hình Sự Là Gì? - Thế Giới Luật
-
Vấn đề Hỗn Hợp Lỗi Trong Bộ Luật Hình Sự
-
VỀ VẤN ĐỀ HỖN HỢP LỖI. Trong Lý Luận Luật Hình Sự đã ... - Facebook
-
Hướng Xử Lý Khi Thiệt Hại Dân Sự Có Lỗi Hỗn Hợp Từ Nhiều Phía
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
Làm Rõ Yếu Tố Lỗi Trong Luật Hình Sự
-
Vi Dụ Về Hỗn Hợp Lỗi Trong Luật Hình Sự - TopList #Tag - Học Tốt
-
Bồi Thường Cho Người Bị Thiệt Hại Trong Các Vụ án Giao Thông Và Một ...
-
Tội Vi Phạm Quy định Về điều Khiển Phương Tiện Giao Thông đường Bộ
-
Một Vài Vấn đề Liên Quan đến TNBT Thiệt Hại Ngoài HĐ Và Lỗi Trong ...
-
Hỗn Hợp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Tắc Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp đồng Theo Bộ Luật Dân Sự ...
-
Chi Phí Hỗn Hợp Là Gì? Chi Phí Hỗn Hợp Trong Kế Toán Quản Trị
-
Hàm IF – Các Công Thức được Kết Hợp Với Nhau Và Tránh Các Rắc Rối