Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
Có thể bạn quan tâm
Trả lời Câu hỏi số 070921-3của độc giả về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) có ý kiến như sau:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Thông tư số 22/2016/TT-BTC): “1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra”.
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 22/2016/TT-BTC: “Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:
3. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, ... gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn”.
- Theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 11 Thông tư số 22/2016/TT-BTC:
“1. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất...
4. Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định, thì doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại”.
- Theo quy định tại khoản 1, điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 13 Thông tư số 22/2016/TT-BTC:
“1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
...
3. Mức bồi thường bảo hiểm:
b) Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này”.
- Theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 22/2016/TT-BTC: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra Tòa án tại Việt Nam giải quyết”.
Từ khóa » Ví Dụ Về Hỗn Hợp Lỗi
-
Trường Hợp Hỗn Hợp Lỗi Trong Luật Hình Sự Là Gì? - Thế Giới Luật
-
Vấn đề Hỗn Hợp Lỗi Trong Bộ Luật Hình Sự
-
VỀ VẤN ĐỀ HỖN HỢP LỖI. Trong Lý Luận Luật Hình Sự đã ... - Facebook
-
Hướng Xử Lý Khi Thiệt Hại Dân Sự Có Lỗi Hỗn Hợp Từ Nhiều Phía
-
Làm Rõ Yếu Tố Lỗi Trong Luật Hình Sự
-
Vi Dụ Về Hỗn Hợp Lỗi Trong Luật Hình Sự - TopList #Tag - Học Tốt
-
Bồi Thường Cho Người Bị Thiệt Hại Trong Các Vụ án Giao Thông Và Một ...
-
Tội Vi Phạm Quy định Về điều Khiển Phương Tiện Giao Thông đường Bộ
-
Các Dấu Hiệu Bắt Buộc Của Cấu Thành Tội Phạm
-
Một Vài Vấn đề Liên Quan đến TNBT Thiệt Hại Ngoài HĐ Và Lỗi Trong ...
-
Hỗn Hợp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Tắc Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp đồng Theo Bộ Luật Dân Sự ...
-
Chi Phí Hỗn Hợp Là Gì? Chi Phí Hỗn Hợp Trong Kế Toán Quản Trị
-
Hàm IF – Các Công Thức được Kết Hợp Với Nhau Và Tránh Các Rắc Rối