Hướng Xử Lý Khi Thiệt Hại Dân Sự Có Lỗi Hỗn Hợp Từ Nhiều Phía

Khi nào thì có thể xác định thiệt hại dân sự có lỗi hỗn hợp từ nhiều phía cũng như hướng giải quyết bồi thường trong trường hợp này là như thế nào? Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về cách xử lý khi thiệt hại dân sự có lỗi hỗn hợp từ nhiều phía.

Hướng xử lý khi thiệt hại dân sự có lỗi hỗn hợp từ nhiều phía

Hướng xử lý khi thiệt hại dân sự có lỗi hỗn hợp từ nhiều phía

Mục Lục

  • 1 Thế nào là lỗi hỗn hợp từ nhiều phía
  • 2 Nguyên tắc chung khi bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng
  • 3 Hướng xử lý
    • 3.1 Trường hợp thiệt hại hoàn toàn do người bị thiệt hại gây ra
    • 3.2 Trường hợp thiệt hại do cả hai bên gây ra
  • 4 Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thế nào là lỗi hỗn hợp từ nhiều phía

Lỗi hỗn hợp trong dân sự là trường hợp mà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái pháp luật, có lỗi, hành vi trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra.

Điển hình như việc một người lưu thông xe ngược chiều bị người khác lưu thông xe trong khi đang say rượu tông phải. Như vậy, nhìn từ một mặt thì đây cũng là trường hợp gây thiệt hại khi nhiều người cùng có hành vi trái pháp luật và cùng có lỗi, mặt khác việc tham gia vào thiệt hại của từng người lại không thể có sự thống nhất về ý chí, hành vi hay hậu quả.

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Thủ Tục Yêu Cầu Bồi Thường Thiệt Hại Do Bị Tai Nạn Giao Thông

Nguyên tắc chung khi bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng

Điều 585 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, quy định cụ thể các nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Hướng xử lý

Khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại với khi thiệt hại xảy ra đều do lỗi của cả hai bên, các trường hợp này đều sẽ có hướng xử giải quyết bồi thường thiệt hại khác nhau.

Trường hợp thiệt hại hoàn toàn do người bị thiệt hại gây ra

Khi thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại gây ra, trường hợp này người bị thiệt hại sẽ không nhận được bồi thường, tức là người gây ra thiệt hại không có lỗi thì họ không phải bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: Một người cố ý lao vào ô tô để tự tử dẫn đến người này bị thương tích. Khi này người lái ô tô sẽ không phải bồi thường vì không có lỗi.

Thiệt hại do cả hai bên gây ra

Thiệt hại hoàn toàn do người bị thiệt hại gây ra

>> Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Khi Điều Khiển Xe Tông Chết Người Vì Lỗi Của Nạn Nhân

Trường hợp thiệt hại do cả hai bên gây ra

Khi thiệt hại là do lỗi của cả hai bên, người bị thiệt hại vẫn được bồi thường phần thiệt hại do người kia gây ra. Nghĩa là, họ vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình. Vì vậy, Tòa án cần xác định rõ mức độ lỗi của mỗi bên để ấn định trách nhiệm bồi thường cho tương xứng.

Thiệt hại do cả hai bên gây ra

Thiệt hại do cả hai bên gây ra

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Đơn khởi kiện (Theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017);

Theo khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn.

  • CMND/CCCD/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người khởi kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người khởi kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);
  • CMND/CCCD/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người bị kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người bị kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);
  • Tài liệu chứng cứ chứng minh sự kiện vi phạm;
  • Tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại thực tế;
  • Danh mục tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án theo Điều 190, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia (nếu có).

Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án

  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Trên đây là bài viết tư vấn về hướng xử lý khi thiệt hại dân sự có lỗi hỗn hợp từ nhiều phía cũng như Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

Từ khóa » Ví Dụ Về Hỗn Hợp Lỗi