Các Hình Thức Ghi Sổ Kế Toán Theo Thông Tư 133 Và 200 Năm 2020

Các hình thức ghi sổ kế toán theo thông tư 133 và 200 năm 2019 – Công tác kế toán ở các đơn vị bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc và kết thúc bằng hệ thống báo cáo kế toán thông qua quá trình ghi chép, theo dõi, tính toán và xử lý số liệu trong hệ thống sổ kế toán.

các hình thức ghi sổ kế toán
Các hình thức ghi sổ kế toán theo thông tư 133 và 200

 Việc áp dụng hình thức ghi sổ kế toán nào cũng phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý tại mỗi doanh nghiệp. Sau đây, Kế Toán Việt Hưng sẽ tổng hợp lại các hình thức ghi sổ kế toán theo thông tư 133 và 200 của BTC để bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

1. Các hình thức ghi sổ kế toán theo thông tư 133 và 200 năm 2020

Trong mỗi doanh nghiệp mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Tùy từng quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để lựa chọn cho mình hình thức kế toán phù hợp nhưng vẫn phải tuân theo quy đình của thông tư áp dụng.

Sau đây là các hình thức ghi sổ của 2 thông tư 133 và 200:

các hình thức ghi sổ kế toán
Hình 1. Hình thức ghi sổ sổ kế toán theo thông tư 133 và 200

2. Nội dung các hình thức ghi sổ sổ kế toán theo thông tư 133 và 200 năm 2020

2.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức ghi sổ kế toán – Nhật ký chung bao gồm các loại sổ như sau

– Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;

– Sổ Cái;

– Các sổ, thẻ kế toán chi tiết;

Sơ  đồ ghi sổ kế toán theo hình thức ghi sổ Nhật ký chung

việt hưng
Hình 2. Hình thức kế toán nhật ký chung

Ưu điểm:

– Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện. Thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán

– Được dùng phổ biến. Thuận tiện cho việc ứng dụng tin học và sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán

– Có thể tiến hành kiểm tra đối chiếu ở mọi thời điểm trên Sổ Nhật ký chung. Cung cấp thông tin kịp thời.

Nhược điểm:

– Lượng ghi chép nhiều

2.2 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức ghi sổ kế toán  – Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

–  Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ

–  Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái

– Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở những chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

– Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán kèm theo, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức ghi sổ kế toán – Chứng từ ghi sổ bao gồm các loại sổ kế toán sau:

– Chứng từ ghi sổ; Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ;

– Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán – Chứng từ ghi sổ

các hình thức ghi sổ kế toán
Hình 3. Hình thức ghi sổ kế toán – Chứng từ ghi sổ

Ưu điểm

– Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán

Nhược điểm

– Số lượng ghi chép nhiều, thường xuyên xảy ra hiện tượng trùng lặp.

– Việc kiểm tra đối chiếu số liệu thường được thực hiện vào cuối tháng, vì vậy cung cấp thông tin thường chậm

2.3 Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký – Sổ cái

Đặc trưng cơ bản

– Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã phản ánh trên chứng từ kế toán đều được ghi vào Sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Sổ Nhật ký – sổ cái theo trình tự thời gian. Căn cứ vào Nhật ký – sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp các chứng từ kế toán cùng loại.

Sơ đồ trình tự của hình thức ghi sổ kế toán nhật ký sổ cái

ktvh
Hình 4. Hình thức ghi sổ kế toán nhật ký sổ cái

Ưu điểm

– Số lượng sổ ít, mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép.

– Việc ktra đối chiếu số liệu có thể thực hiện thường xuyên trên sổ Tổng hợp Nhật ký – sổ cái

Nhược điểm

– Khó thực hiện việc phân công lao động kế toán( chỉ có duy nhất 1 sổ tổng hợp – Nhật ký sổ cái)

– Khó thực hiện đối với DN có quy mô vừa và lớn, phát sinh nhiều Tài khoản.

2.4 Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký – Chứng từ ( chỉ áp dụng với TT 200)

Đặc trưng cơ bản

– Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các ngiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.

– Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các ngiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các ngiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản)

– Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

– Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối chứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính (các hình thức ghi sổ kế toán)

Hình thức kế toán Nhật ký –  Chứng từ gồm các loại sổ kế toán sau:

– Nhật ký chứng từ;

– Bảng kê;

– Sổ Cái;

– Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết;

Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký –  Chứng từ

các hình thức ghi sổ kế toán
Hình 5. Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký – Chứng từ

Ưu điểm

– Giảm nhẹ khối lượng ghi sổ kế toán. Viềc kiểm tra đối chiếu được thực hiện thường xuyên. Cung cấp thông tin kịp thời

Nhược điểm

– Mẫu sổ kế toán phức tạp. Yêu cầu trình độ cao với mỗi kế toán viên. Không thuận tiện cho việc ứng dụng tin học vào ghi sổ kế toán

2.5 Hình thức ghi sổ kế toán trên máy tính

Đặc trưng cơ bản:

– Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán trên máy tính

Chú ý:

  • Tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hình thức ghi sổ phù hợp.
  • Theo đánh giá của những kế toán thực tế, các Nhà quản lý thì hình thức ghi sổ Nhật ký chung được lựa chọn và sử dụng hầu hết trong các doanh nghiệp hiện nay.
  • Khi đã chọn hình thức kếtoán nào để áp dụng trong  đơn vị thì nhất thiết phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán đó, không được áp dụng chắp vá tuỳ tiện giữa hình thức nọ  với hình thức kia theo kiểu riêng của mình.

Trên đây Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ kiến thức kế toán về các hình thức ghi sổ kế toán theo TT133 và TT 200. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc, đừng quên tham khảo thêm nhiều nội dung kiến thức về kế toán hấp dẫn khác tại Kế toán Việt Hưng nhé!

Kế Toán Việt Hưng chúc các bạn làm kế toán giỏi!

0 0 Bình chọnBình chọn

Từ khóa » Hình Thức Kế Toán Bao Gồm Những Sổ Gì