Hình Thức Kế Toán Chứng Từ-ghi Sổ

Hình thức kế toán chứng từ-ghi sổ có những đặc điểm gì và điều kiện vận dụng như thế nào? Trong bài viết dưới đây, nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn bạn đọc về vấn đề này

>>Xem thêm: Hình thức Nhật ký chung

1. Điều kiện vận dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Hình thức kế toán này thích hợp với mọi loại quy mô của đơn vị kế toán, kết cấu sổ sách của hình thức đơn giản này, dễ ghi chép nên phù hợp với các điều kiện kế toán trong điều kiện thủ công và áp dụng máy vi tính

2. Đặc điểm, trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ-ghi sổ

hinh-thuc-ke-toan-chung-tu-ghi-so

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ- ghi sổ là các “Chứng từ ghi sổ” được sử dụng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp. Cụ thể, việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” và ghi theo nội dung kinh tế được thực hiện trên “Sổ Cái”

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ có thể được mô tả cụ thể như sau:  nên học kế toán thực hành ở đâu

-Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý được sử dụng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ”. Căn cứ vào “Chứng từ ghi sổ” để ghi vào “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”, sau đó được dùng để ghi vào “Sổ cái”. Các chứng từ kế toán sau khi sử dụng làm căn cứ lập “Chứng từ ghi sổ” được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan học kế toán thực hành

-Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên “Sổ cái”. Căn cứ vào “Sổ cái” lập “Bảng cân đối tài khoản”. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.  học kế toán thực hành ở đâu tốt

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán: chứng từ ghi sổ; sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; sổ cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Chứng từ ghi sổ: do các kế toán phần hành lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế; Số lượng chứng từ – ghi sổ cần lập tùy thuộc vào cách quản lý kế toán của mỗi đối tượng kế toán cụ thể. chỉ số kpi

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt mới đủ căn cứ để ghi sổ kế toán

Mẫu “chứng từ ghi sổ”

Mẫu chứng từ ghi sổ

-Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã lập trong kỳ; Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý các Chứng từ- ghi sổ đã lập và kiểm tra, đối chiếu số liệu với Sổ cái. Tất cả chứng từ ghi sổ sau khi lập xong đều phải đăng ký vào “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” để lấy số hiệu và ngày tháng; Số hiệu của chứng từ ghi sổ được xác định liên tục ngày, tháng trên chứng từ ghi sổ tính theo năm mở “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”.

Mẫu “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” khóa học xuất nhập khẩu chuyên sâu

Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”

-Sổ cái: Là sổ phân loại chứng từ kế toán theo đối tượng hạch toán dùng để hạch toán tổng hợp. Mỗi tài khoản được phản ánh trên một sổ cái (có thể kết hợp phản ánh chi tiết) theo kiểu ít cột hoặc nhiều cột.

Mẫu “Sổ cái”

Mẫu Sổ cái

-Bảng cân đối tài khoản: Dùng để phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tình hình cuối kỳ của các loại tài khoản với mục đích kiểm tra tính chính xác của số liệu ghi sổ cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý cả số phát sinh và số dư (nếu có) của các tài khoản đăng ký mỗi năm. Quan hệ đối chiếu cân đối giữa “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” và Sổ cái hay Bảng cân đối kế toán như sau:  

Tổng số tiền trên “Sổ đăng ký CTGS” = Tổng số phát sinh bên Nợ (hoặc bên Có) của tất cả các tài khoản trong sổ cái (hay bảng cân đối kế toán)

Mẫu “Bảng cân đối kế toán” ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán 2021

bang-can-doi-tai-khoan

-Các sổ và thẻ kế toán chi tiết: Dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết (vật liệu, dụng cụ, tài sản cố định, chi phí sản xuất, tiêu thụ..)

Nguồn: Kế toán Lê Ánh

>>Bài viết được quan tâm: Học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội

5/5 - (1 bình chọn)

Tags:

  • https://nguyenlyketoan net/hinh-thuc-ke-toan-chung-tu-ghi-so/

Bài viết liên quan

dao-tao-xuat-nhap-khau03 trường hợp xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, được khấu trừ hoàn thuế Nguồn vốn là gìNguồn vốn là gì và cách phân loại nguồn vốn Phương pháp đối ứng tài khoảnPhương pháp đối ứng tài khoản Hạch toán thuế xuất nhập khẩuHạch toán chi tiết thuế xuất nhập khẩu nguyen-tac-tinh-giaNguyên tắc tính giá quy-trinh-ke-toanQuy trình kế toán trên sổ sách nhat-ky-so-caiHình thức Nhật ký- Sổ cái Kỳ kế toán là gì? Những quy định về kỳ kế toánKỳ kế toán là gì? Những quy định về kỳ kế toán Tác dụng và hạn chế của bảng cân đối kế toánTác dụng và hạn chế của Bảng cân đối kế toán Phân loại tài sản cố địnhPhân loại tài sản cố định của doanh nghiệp

Từ khóa » Hình Thức Kế Toán Bao Gồm Những Sổ Gì