Các Hình Thức Nhượng Quyền Thương Mại 2021 - FBLAW
Có thể bạn quan tâm
Các hình thức nhượng quyền thương mại 2021 được cập nhật theo quy định pháp luật mới. Tuy nhiên không phải tổ chức, cá nhân nào cũng hiểu và nắm rõ các quy định để áp dụng vào thực tiễn cho phù hợp, đạt hiệu quả cao. Công ty Luật FBLAW sẽ làm rõ vấn đề này để giải đáp những thắc mắc cho Quý khách hàng!
1. Nhượng quyền thương mại là gì?
Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
- “Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.
Như vậy, nhượng quyền thương mại có thể hiểu là hoạt động thương mại giữa các đơn vị cụ thể, trong đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện được thỏa thuận trước.
2. Các hình thức nhượng quyền thương mại 2021:
Căn cứ vào từng tiêu chí cụ thể, nhượng quyền thương mại sẽ gồm các hình thức khác nhau.
a. Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ:
- Nhượng quyền thương mại trong nước: Các thương hiệu Việt Nam hiện nay cũng đã bắt đầu phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau. Hoạt động này giúp doanh nghiệp có thương hiệu quảng bá được hình ảnh, thu được lợi nhuận và doanh nghiệp sử dụng thương hiệu tiết kiệm chi phí xây dựng và có thể bắt tay ngay vào hoạt động. Cụ thể có thể kể đến thương hiệu Cộng Cà phê đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành từ Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thái Nguyên,… và cả ở nước ngoài. Ngoài ra còn có The Coffee House, Highlands coffee, ….
- Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam: Đây là hình thức mà các chủ thương hiệu nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise. Một số thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu mà chúng ta có thể kể đến như: KFC, Lotte, Coca Cola,…
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài: Đó chính là Cà phê Trung Nguyên, Cộng Cà Phê,…
b. Nhượng quyền thương mại theo tiêu chí kinh doanh:
- Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Với hình thức này, người nhượng quyền sẽ cho phép người được nhận quyền phân phối các sản phẩm do mình sản xuất hay các dịch vụ do mình cung cấp trong phạm vi và thời gian xác định. Đối với hình thức này, người nhận quyền chỉ được phép sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu,logo,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
- Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: Hiện nay hình thức nhượng quyền thương mại khá là phổ biến. Theo đó, bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền thương mại được phép phân phối các sản phẩm dưới dạng thương hiệu của họ mà còn được chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý doanh nghiệp và hỗ trợ cho các nhân viên của bên nhận nhượng quyền các yêu cầu, kĩ năng cơ bản.
>>> Xem thêm: Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
c. Nhượng quyền theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh:
-
Franchise độc quyền (Master franchise):
Đây là hình thức nhượng quyền thương mại có thể nói là phổ biến và nhanh chóng nhất, đặc biệt đối với việc phát triển thương hiệu ra nước ngoài.
Chủ thương hiệu sẽ chọn và chỉ định một đối tác địa phương tại quốc gia mà mình muốn xâm nhập làm đối tác mua franchise độc quyền kinh doanh và phân phối thương hiệu. Đối tác này có thể là một cá nhân hay một công ty, và phạm vi khu vực được độc quyền kinh doanh có thể là một thành phố hay cả một quốc gia.
Để được độc quyền như vậy, bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí franchise ban đầu riêng biệt. Bù lại, họ có quyền chủ động tự mở thêm nhiều cửa hàng hay bán franchise lại cho bất kỳ ai nằm trong phạm vi khu vực mà mình kiểm soát.
-
Franchise vùng:
Với hình thức này, người mua sẽ nhận nhượng quyền từ người chủ thương hiệu hoặc người mua master franchise để bán lại cho các người mua franchise nhỏ lẻ trong vùng (region) với những quy định theo thỏa thuận với công ty nhượng quyền.
Hình thức này giống như trung gian của hình thức trên và single-unit franchise. Điểm khác biệt của hình thức này với hình thức master franchise là chỉ có thể nhượng quyền cho các single-unit franchise chứ không được mở các cửa hiệu kinh doanh thương hiệu của mình.
-
Franchise phát triển khu vực:
Hình thức nhượng quyền theo khu vực này giúp những người nhận quyền được độc quyền về thương hiệu trong một phạm vi và thời hạn nhất định.
Điểm khác biệt với master franchise là đối tác nhận quyền phát triển theo khu vực không được bán lại franchise cho bất cứ ai hay cung cấp dịch vụ cho ai.
Để được độc quyền trong khu vực nhất định, người mua franchise phát triển khu vực phải trả một khoản phí franchise ban đầu tương đối cao và cam kết phát triển được bao nhiêu cửa hàng/chuỗi cửa hàng theo một tiến độ thời gian thỏa thuận ban đầu.
Nếu không đáp ứng đúng những thỏa thuận trong hợp đồng, đơn vị nhận quyền trong trường hợp này sẽ bị mất ưu tiên độc quyền.
-
Franchise riêng lẻ (single-unit franchise)
Hình thức nhượng quyền này phù hợp cho việc nhượng quyển lẻ trực tiếp cho từng đối tác tại nước ngoài và hình thức này chỉ thích hợp đối với các quốc gia cùng nằm cùng một khu vực.
Ưu điểm của hình thức nhượng quyền này là chủ thương hiệu có thể làm việc và kiểm tra sâu sát với từng doanh nghiệp nhượng quyền.
Ngoài ra, phí franchise thu được không phải chia cho đối tác trung gian nào. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi một guồng máy điều hành quy mô với các khâu như nhân sự, quẩn trị … từ phía chủ thương hiệu.
Một số thương hiệu áp dụng nhượng quyền theo mô hình này để đi vào Việt Nam có thể kể đến KFC, Jolibee, Loterria, McDonald’s…
Tóm lại, các hình thức nhượng quyền thương mại 2021 đều có ưu và nhược điểm riêng. Chính vì vậy, khi cá nhân, tổ chức muốn tiến hành hoạt động này cần cân nhắc kĩ lưỡng về thiệt và hại để lựa chọn được hình thức phù hợp nhất.
Trên đây là quy định về các hình thức nhượng quyền thương mại 2021, nếu có bất cứ thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý Khách hàng hết mức có thể!
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 038.595.3737
- Email: tuvanfblaw@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Từ khóa » Nhượng Quyền Thương Mại Franchise
-
Nhượng Quyền Thương Mại - Tư Vấn Pháp Luật
-
Các Hình Thức Nhượng Quyền Thương Mại Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISE) LÀ GÌ?
-
Các Hình Thức Nhượng Quyền Thương Mại Phổ Biến Hiện Nay?
-
Nhượng Quyền Thương Mại (Franchising) Là Gì? Các Nhân Tố Tác động
-
Lưu ý Về đăng Ký Nhượng Quyền Thương Mại Tại Việt Nam - ASL LAW
-
Nhượng Quyền Thương Mại (Franchise) Tại Việt Nam: Nhiều Mô Hình ...
-
Nhượng Quyền Thương Mại Là Gì? - Bảo Hộ Thương Hiệu
-
Nhượng Quyền Thương Mại Là Gì? - Luật Trí Minh
-
MẪU HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN - FRANCHISE, CHỈ DẪN
-
Franchise - Phương Thức Chuyển Nhượng Quyền Thương Mại
-
Hướng Dẫn đăng Ký Nhượng Quyền Thương Mại Năm 2022
-
Bàn Về Nhượng Quyền Thương Mại (Franchising) - Luật Minh Khuê
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Chuyển Nhượng Quyền Thương Hiệu