Franchise - Phương Thức Chuyển Nhượng Quyền Thương Mại

Trong quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, bên cạnh sự cạnh tranh của các doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị trường thì cũng có những hoạt động khác như nhượng quyền thương mại được diễn ra phổ biến vì tính chất có lợi đem lại cho cả đôi bên. Tuy nhiên, hoạt động này tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều tranh cãi, những người tham gia kinh doanh vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nhượng quyền. Một trong những yếu tố quan trọng trong nhượng quyền thương mại là các quy định về sở hữu trí tuệ của pháp luật hiện hành. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại hay còn gọi là Franchise.

1. Nhượng quyền thương mại là gì?

Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện…

Như vậy, có thể hiểu nhượng quyền được hiểu là việc một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng nhãn hiệu, tên của sản phẩm, dịch vụ từ việc nhận nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định với khoản phí hay phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thuận.

2. Điều kiện chung trong nhượng quyền thương mại

Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định rằng: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”. Như vậy, để nhượng quyền, các bên phải ký kết hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật. 

Ngoài ra, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên là bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, và trách nhiệm đăng ký việc nhượng quyền với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Điều kiện đối với bên nhượng quyền

Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, sửa đổi bởi Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng điều kiện 

Ngoài ra, để nhượng quyền thành công, bên nhượng quyền cần phải đảm bảo một số điều kiện khác như sau:

– Có đăng ký kinh doanh;

– Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Đã đăng ký nhãn hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ

Trong đó, đăng ký nhãn hiệu là quan trọng nhất khi chuyển nhượng. Nếu nhãn hiệu không được đăng ký kịp thời thì nhãn hiệu đó có thể bị đăng ký trước hoặc mới chỉ dừng lại ở việc nộp tờ khai cấp văn bằng bảo hộ. Pháp luật Việt Nam áp dụng nguyên tắc “First to file” (nộp đơn đầu tiên), tức là trường hợp có nhiều đơn đăng ký trùng nhau hoặc tương tự nhau thì sẽ ưu tiên đơn có ngày nộp sớm hơn. Do đó, việc nộp hồ sơ đăng ký muộn hơn sẽ dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhãn hiệu dự định nhượng quyền nên buộc phải mua lại hoặc xây dựng một nhãn hiệu mới.

4. Điều kiện đối với bên nhận nhượng quyền 

Trước đây thì theo Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. Điều này đã bị bãi bỏ bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP. Như vậy, từ 15/01/2018 thì bên nhận nhượng quyền thương mại không cần điều kiện riêng trong giao dịch này, theo đó, các bên cần tuân thủ quy định chung tại Mục 8 Luật Thương mại 2005.

Từ khóa » Nhượng Quyền Thương Mại Franchise