Nhượng Quyền Thương Mại (Franchising) Là Gì? Các Nhân Tố Tác động
Có thể bạn quan tâm
Hình minh họa. Nguồn: Bluleadz
Nhượng quyền thương mại (Franchising)
Định nghĩa
Nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Franchising hoặc Franchise.
Theo thông lệ quốc tế, nhượng quyền thương mại (NQTM) được coi là một hoạt động thương mại, trong đó, bên nhượng quyền (franchisor) sẽ chuyển mô hình kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo cho bên nhận quyền (franchisee).
Bên nhận quyền sau khi kí hợp đồng nhượng quyền (uniform franchise offering circular - UFOC) được phép khai thác trên một không gian địa lí nhất định và phải trả phí nhượng quyền (franchise fee) và tỉ lệ phần trăm doanh thu định kì (loyalty fee) cho bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005, NQTM là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Nhân tố tác động đến Nhượng quyền thương mại
Việc phát triển một thương hiệu nhượng quyền hay kinh doanh NQTM tương đối phức tạp và chịu sự tác động của những nhân tố sau đây.
Bản sắc thương hiệu: Đây chính là giá trị cốt lõi, là phần hồn của thương hiệu giúp tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng, giúp tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Chính bản sắc thương hiệu tạo ra lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cho người nhận nhượng quyền bắt đầu khởi sự hoạt động kinh doanh.
Sự tin tưởng tuyệt đối vào mô hình kinh doanh của người nhận nhượng quyền: Thiếu sự tin tưởng này người nhận nhượng quyền không thể đảm bảo được tính đồng bộ của toàn thể các cửa hàng trong cả hệ thống. Nghiêm trọng hơn, việc thiếu tin tưởng dẫn đến làm sai có thể phải nhận các mức kỉ luật từ người nhượng quyền. Việc này gây trở ngại cho việc mở rộng kinh doanh của hệ thống, sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên.
Sự am hiểu địa phương: Nhân tố đảm bảo sự hợp giữa đặc tính của sản phẩm với nhu cầu của khách hàng sở tại. Sự am hiểu này còn giúp người nhận nhượng quyền trong những việc liên quan đến bất động sản, nguồn cung hàng hóa, luật pháp, tài chính,...
Chiến lược kinh doanh dài hạn và khả năng tài chính của người nhận nhượng quyền: Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, bao gồm phí nhượng quyền, chi phí đầu tư cửa hàng, nguồn hàng, một phần chi phí đào tạo, chi phí lao động,... Những chi phí này chỉ có thể được bù đắp và doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận sau hàng năm, thậm chí vài năm. Do đó, người nhận nhượng quyền phải có tiềm lực tài chính và có kế hoạch rõ ràng để có thể tồn tại đén khi được hưởng thành quả.
Lợi thế giúp doanh nghiệp mua quyền thương mại thành công
Theo con số thống kê tại Mỹ, trung bình chỉ có 23% doanh nghiệp nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau 5 năm kinh doanh, trong khi đó tỉ lệ này đối với các doanh nghiệp mua quyền thương mại là 92%. Tỉ lệ thành công cao hơn của các doanh nghiệp mua quyền thương mại là nhờ có các lợi thế sau:
- Người mua quyền thương mại được sử dụng uy tín thương hiệu của người chủ thương hiệu để kinh doanh, đây là một tài sản có giá trị lớn và được xây dựng qua nhiều năm.
- Người mua quyền thương mại được quyền phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong một khu vực địa lí nhất định. Việc bán quyền thương mại cho một đối tác khác trong các khu vực địa lí gần kề nhau sẽ được người bán cân nhắc trên cơ sở cầu về sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người bán và người mua quyền thương mại.
- Người mua quyền thương mại sẽ được thừa hưởng một số lượng khách hàng nhất định từ hệ thống.
- Người mua sẽ nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người bán, có thể là chủ thương hiệu hoặc đại lí quyền thương mại độc quyền. Trước khi khai trương người mua thường nhận được sự hỗ trợ về kĩ thuật, đào tạo, thiết kế, lựa chọn địa điểm, nguồn cung hàng, tiếp thị, quảng cáo... Sau khi khai trương có thể người bán vẫn tiếp tục hỗ trợ về tiếp thị, quảng cáo và tái đào tạo.
- Ở một số nước phát triển, người mua có thể được vay tiền ưu đãi từ ngân hàng nếu kí được hợp đồng mua bán quyền thương mại hay người mua quyền thương mại còn được người bán quyền thương mại đứng ra bảo lãnh vay tiền ngân hàng. Điều này chưa xảy ra ở Việt Nam nhưng cũng là xu thế chung của thời kì hội nhập.
(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
Từ khóa » Nhượng Quyền Thương Mại Franchise
-
Nhượng Quyền Thương Mại - Tư Vấn Pháp Luật
-
Các Hình Thức Nhượng Quyền Thương Mại Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Các Hình Thức Nhượng Quyền Thương Mại 2021 - FBLAW
-
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISE) LÀ GÌ?
-
Các Hình Thức Nhượng Quyền Thương Mại Phổ Biến Hiện Nay?
-
Lưu ý Về đăng Ký Nhượng Quyền Thương Mại Tại Việt Nam - ASL LAW
-
Nhượng Quyền Thương Mại (Franchise) Tại Việt Nam: Nhiều Mô Hình ...
-
Nhượng Quyền Thương Mại Là Gì? - Bảo Hộ Thương Hiệu
-
Nhượng Quyền Thương Mại Là Gì? - Luật Trí Minh
-
MẪU HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN - FRANCHISE, CHỈ DẪN
-
Franchise - Phương Thức Chuyển Nhượng Quyền Thương Mại
-
Hướng Dẫn đăng Ký Nhượng Quyền Thương Mại Năm 2022
-
Bàn Về Nhượng Quyền Thương Mại (Franchising) - Luật Minh Khuê
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Chuyển Nhượng Quyền Thương Hiệu