CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP Doc - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.46 KB, 6 trang )
Chương IICÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP2.1 Kích thước, sai lệch và dung sai:2.1.1 Kích thước* Kích thước danh nghĩa (ddn): là kích thước dựa vào chức năng của chi tiết, nó đượcxác định sau khi đã tính toán đảm bảo các thông số kỹ thuật yêu cầu (độ bền, độ cứng …)sau đó được quy tròn (về phía lớn lên) theo các giá trị của dãy kích thước tiêu chuẩn.* Kích thước thực (dth): Là kích thước nhận được từ kết quả đo chi tiết với sai số chophép. Ví dụ: Đo kích thước đường kính chi tiết trục bằng Panme có độ phân giải là 0,001mmnhận được kết quả đo là: 24,985 mm. Khi đó dth = 24,985 mm Trong thực tế đôi khi sử dụng khái niệm kích thước thực cục bộ: là khoảng cách tại mộtmặt cắt ngang bất kì của một yếu tố, nghĩa là kích thước đo được giữa 2 điểm bất kỳ.* Kích thước giới hạn: Là hai kích thước giới hạn một khoảng nào đó mà kích thướcđạt yêu cầu phải nằm trong khoảng đó.dmax = Kích thước giới hạn lớn nhất.dmin = Kích thước giới hạn nhỏ nhấtKích thước thực đạt yêu cầu khi nó thoả mãn điều kiện:dmin ≤ dth ≤ dmax2.1.2 - Sai lệch- Sai lệch là hiệu số đại số giữa một kích thước (kích thước thực, kích thước giới hạn )với kích thước danh nghĩa.- Dung sai gia công được cho trên bản vẽ dưới dạng hai sai lệch so với kích thước danhnghĩa - được gọi là sai lệch giới hạn. Sai lệch giới hạn quyết định độ chính xác yêu cầucủa các kích thước gia công và xác định đặc tính của mối ghép.- Sai lệch giới hạn: là hiệu số đại số giữa các kích thước giới hạn và kích thước danhnghĩa. Bao gồm:+) Sai lệch trên (ES, es): là hiệu số đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kíchthước danh nghĩa.ES (es) = D(d)max - D(d)dn+) Sai lệch dưới (EI, ei): là hiệu số đại số giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất và kíchthước danh nghĩa.EI (ei) = D(d)min - D(d)dntrong đó: D,d - tương ứng với kí hiệu kích thước lỗ và trụcEI, ES - sai lệch giới hạn dưới và trên đối với lỗ5ei, es - sai lệch giới hạn dưới và trên đối với trục- Sai lệch thực: Bằng hiệu đại số giữa kích thước thực và kích thước danh nghĩa. D(d)th – D(d)dn- Sai lệch cơ bản: là một trong hai sai lệch dùng làm căn cứ để xác định vị trí củatrường dung sai so với đường không (0). Trong TCVN quy định sai lệch cơ bản là mộttrong hai sai lệch nằm gần đường không nhất.* Nhận xét:- Do các kích thước giới hạn và kích thước thực có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằngkích thước danh nghĩa, nên các sai lệch có thể âm, dương, hoặc bằng 0. Trên các bản vẽsai lệch được tính bằng mm. Trong các bảng tiêu chuẩn sai lệch được cho bằng µm. - Các sai lệch được ghi bên phải kích thước danh nghĩa. Sai lệch trên ghi phía trên, sailệch dưới ghi phía dưới, khi một trong các kích thước giới hạn bằng kích thước danh nghĩa thìsai lệch bằng không và trên bản vẽ không ghi trị số sai lệch này.2.1.3 - Dung sai (T)- Dung sai là phạm vi cho phép của sai số. Về trị số dung sai bằng hiệu số giữa hai kíchthước giới hạn hoặc hai sai lệch giới hạn.+) Dung sai kích thước trục: T = dmax - dmin = es - ei+) Dung sai kích thước lỗ: T = Dmax - Dmin = ES – EI* Ý nghĩa:- Dung sai luôn có giá trị dương. - Dung sai đặc trưng cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay còn gọi là độ chínhxác thiết kế vì:Trị số dung sai càng nhỏ, phạm vi cho phép của sai số càng nhỏ, yêu cầu độ chính xácchế tạo kích thước càng cao, việc chế tạo càng khó khăn. Ngược lại, nếu trị số dung saicàng lớn thì yêu cầu độ chính xác chế tạo càng thấp nhưng chế tạo dễ dàng hơn. Hình 2.1.1 - Sơ đồ biểu diễn kích thước, sai lệch và dung sai2.2 Lắp ghép:2.2.1 Khái niệm về lắp ghép- Các chi tiết trong máy không đứng riêng với nhau. Chúng được tập hợp trong nhữngđơn vị lắp xác định.6- Những bề mặt và những kích thước mà dựa theo chúng để lắp ghép các chi tiết vớinhau gọi là những bề mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép. Một mối ghép bao giờ cũng cóchung một kích thước danh nghĩa và gọi là kích thước danh nghĩa của lắp ghép. 2.2.2 - Phân loại Trong ngành chế tạo máy các mối ghép được sử dụng có thể phân loại theo hình dạngbề mặt lắp ghép:+) Lắp ghép của các bề mặt trụ trơn: bề mặt lắp ghép là các bề mặt trụ trơn+) Lắp ghép các bề mặt song song với nhau: là mối ghép giữa các mặt phẳng. Ví dụnhư lắp ghép giữa then với rãnh trục hoặc bạc +) Ngoài ra còn có những mối ghép của các bề mặt phức tạp như: ren, then hoa Bề mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép được chia làm hai loại. Bề mặt bao hoặc kíchthước bao và bề mặt bị bao hoặc kích thước bị bao.Hình 2.2.1 Các bề mặt và kích thước lắp ghép1 – Bề mặt bao 2 – Bề mặt bị baoD – Kích thước bao d – Kích thước bị bao- Đặc trưng của mối ghép được xác định bởi trị số khe hở hoặc độ dôi gọi là đặc tínhcủa mối ghép. Đặc tính mối ghép phụ thuộc vào tương quan giữa các kích thước lắp ghép.- Đặc tính mối ghép có thể là độ hở hoặc độ dôi. Nếu gọi D là kích thước bao, d là kíchthước bị bao, thì đặc tính mối ghép được quyết định bởi hiệu số D – d.+) Nếu D - d > 0 cho mối ghép có độ hở (lắp lỏng), ở những mối ghép này các chi tiếtlắp ghép có thể chuyển động tương đối với nhau.+) Nếu D - d < 0 cho mối ghép có độ dôi (lắp chặt). Các chi tiết lắp ghép được cố địnhvới nhau bởi ma sát trên bề mặt.Dựa vào đặc tính mối ghép người ta phân ra ba nhóm: lắp có độ hở, lắp có độ dôi và lắptrung gian.a) Mối ghép có độ hở (lắp lỏng):- Là loại mối ghép luôn tạo ra khe hở giữa lỗ và trục nghĩa là kích thước nhỏ nhất của lỗluôn ≥ kích thước lớn nhất của trục. Dmin ≥ dmax- Đặc trưng của mối ghép là độ hở (S): Tương ứng với các kích thước giới hạn của lỗ vàtrục, lắp ghép có các độ hở giới hạn. 7+) Độ hở lớn nhất: Smax = Dmax - dmin+) Độ hở nhỏ nhất: Smin = Dmin - dmax+) Độ hở trung bình: ax minm2mS SS+=Từ các công thức trên có:Smax = (Dmax – DDN) - (dmin – dDN) = ES - eiSmin = (Dmin – DDN) - (dmax – dDN) = EI – esDminDmaxdmindmaxTdTDSminSmaxHình 2.2.2 Mối lắp lỏngDung sai của độ hở: TS = Smax - Smin TS = Smax - Smin = ES – ei - EI + es = TD + Td→ Như vậy dung sai của độ hở bằng tổng dung sai của kích thước lỗ và dung sai kíchthước trục. Nó đặc trưng cho mức độ chính xác yêu cầu của lắp ghép. b) Mối ghép có độ dôi (lắp chặt):- Là loại mối ghép có kích thước lớn nhất của lỗ luôn ≤ kích thước nhỏ nhất của trụcDmax ≤ dmin- Đặc trưng của mối ghép là độ dôi (N) tương ứng với các kích thước giới hạn của lỗvà trục có các độ dôi giới hạn.+) Độ dôi lớn nhất: Nmax = dmax - Dmin = es - EI+) Độ dôi nhỏ nhất : Nmin = dmin - Dmax = ei - ES+) Độ dôi trung bình: 2minmaxNNNm+=8Hình 2.2.3 Mối lắp có độ dôi+) Dung sai của độ dôi: TN = Nmax - Nmin = dmax - Dmin - (dmin - Dmax) = Td + TD→Vậy dung sai của độ dôi bằng tổng dung sai của kích thước lỗ và dung sai kích thướctrục. c) Mối ghép trung gian:Trong mối ghép trung gian miền dung sai kích thước lỗ và kích thước trục nằm xen kẽlẫn nhau. Vì vậy khi lắp một trục bất kỳ trong loạt trục với một lỗ bất kỳ trong loạt lỗ sẽnhận được một mối ghép hoặc có độ hở hoặc có độ dôi. - Đặc trưng của mối ghép là độ hở lớn nhất (Smax) hoặc độ dôi lớn nhất (Nmax).Smax = Dmax - dmin = - NminNmax = dmax - Dmin = - Smin2NS2SSSmaxmaxminmaxm−=+=Hình 2.2.4 Mối lắp trung gian- Dung sai của đặc trưng mối ghép.TN(S) = Smax - Smin = Nmax – Nmin = Smax + Nmax = TD + Td9→ Trong mối ghép trung gian, dung sai của đặc trưng mối ghép bằng tổng dung sai kíchthước lỗ và dung sai kích thước trục.2.2.3 - Biểu đồ phân bố dung saiĐể biểu diễn dung sai của một kích thước trên bản vẽ, giá trị sai lệch được ghi ở bênphải giá trị kích thước danh nghĩa. Trong đó sai lệch trên ghi ở trên, sai lệch dưới ghi ởdưới. Nếu một trong hai sai lệch đối xứng qua đường không người ta ghi dấu ( + ) và giá trịsai lệch.Ví dụ: 0,0350,00820++Φ , Φ40+0,020 , Φ40+ 0,018Ngoài ra, để đơn giản và thuận tiện cho tính toán, mối lắp ghép còn được biểu diễn dướidạng biểu đồ.Trên đường thẳng nằm ngang biểu thị vị trí của kích thước danh nghĩa, tại vị trí đó sailệch bằng 0 nên gọi là đường không. Trục tung biểu thị giá trị sai lệch của kích thước theoµm. Sai lệch dương bố trí phía trên, sai lệch âm bố trí phía dưới đường không. Miền dungsai được biểu diễn bằng một hình chữ nhật có cạnh trên ứng với ES (es) cạnh dưới ứng vớiEI (ei).Ví dụ: loạt lỗ có kích thước:0,0200,00540++Φ và loạt trục có kích thước Φ40-0,015Hình 2.2.5 Sơ đồ phân bố miền dung sai của mối lắp có độ hở- Ý nghĩa: Nhìn sơ đồ phân bố dung sai dễ dàng xác định được giá trị của các sai lệchgiới hạn, kích thước giới hạn, dung sai và cũng dễ dàng xác định được đặc tính của lắpghép.Ví dụ: Smin = 5 (µm); Smax = 35 (µm)10
Tài liệu liên quan
- Lý thuyết mạch - Chương 1: Các khái niệm cơ bản về mạch điện
- 20
- 2
- 9
- Chương 2: Các khái niệm cơ bản của quá trình công nghệ cán thép
- 39
- 884
- 0
- Tài liệu Chương 1 : Các khái niệm cơ bản về nhiệt kỹ thuật ppt
- 24
- 2
- 24
- Tài liệu CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN docx
- 44
- 699
- 0
- Tài liệu Bài 1: Các khái niệm cơ bản về tin học pptx
- 84
- 1
- 2
- Tài liệu Chương 2: Các cổng logic cơ bản và đại số hàm bool ppt
- 68
- 1
- 11
- Tài liệu Chương 1 Các khái niệm cơ bản doc
- 7
- 680
- 0
- Tài liệu Chương 1 - Các khái niệm cơ bản trong kỹ thuật điện tử docx
- 10
- 1
- 4
- Tài liệu CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP doc
- 6
- 18
- 128
- Tài liệu Chương 1: Những khái niệm cơ bản docx
- 13
- 641
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(250.5 KB - 6 trang) - Tài liệu CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP doc Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ghép Có độ Dôi Là Gì
-
Dung Sai Và Lắp Ghép Trong Cơ Khí Chế Tạo Máy
-
Lắp Ghép Có độ Dôi - - Thư Viện Tài Liệu, Video ...
-
Lắp Ghép Có độ Dôi Là Gì
-
Dung Sai: độ Hở Và độ Dôi Trong Lắp Ghép Trung Gian - SlideShare
-
Cho Một Lắp Ghép Có độ Dôi Nmax được Tính Bằng Công Thức Sau
-
Từ điển Tiếng Việt "độ Dôi" - Là Gì?
-
Lắp Ghép Trong Cơ Khí - Kỹ Thuật Chế Tạo
-
Chương 18: Mối Ghép Bằng độ Dôi - TailieuXANH
-
Độ Dôi Là Gì - Thả Rông
-
Dung Sai Lắp Ghép Trong Bản Vẽ Cơ Khí
-
Học Chi Tiết Máy Bài 46: Phương Pháp Lắp Ghép Tạo Mối Ghép độ Dôi
-
BẢNG TRA DUNG SAI LẮP GHÉP (H7, K6) | Kyodai
-
TCVN 2250 - REN HỆ MÉT – LẮP GHÉP CÓ ĐỘ DÔI
-
[PDF] Giáo Trình Dung Sai Lắp Ghép Và đo Lường Kỹ Thuật