Lắp Ghép Trong Cơ Khí - Kỹ Thuật Chế Tạo
Có thể bạn quan tâm
1/ Khái niệm lắp ghép
Các bề mặt lắp ghép được chia làm hai loại: bề mặt bao (chi tiết 1 trên hình 1.3) và bề mặt bị bao (chi tiết 2 hình 1.3). Mối lắp ghép bao giờ cũng có chung một kích thước danh nghĩa cho cả chi tiết và gọi là kích thước danh nghĩa của lắp ghép
1.1/ Phân loại mối ghép trong cơ khí
1.1.1/ Lắp ghép bề mặt trơn
- Lắp ghép trụ trơn: bề mặt lắp ghép là bề mặt trụ trơn.
- Lắp ghép phẳng: bề mặt lắp ghép là bề mặt phẳng.
Phân loại lắp ghép trụ trơn
Nhóm lắp lỏng: Kích thước lắp ghép của lỗ lớn hơn trục
Độ hở kí hiệu là S: S = D –d
Độ hở lớn nhất: Smax = Dmax –dmin =ES –ei
Độ hở nhỏ nhất: Smin =Dmin –dmax =EI –es.
Độ hở trung bình: Stb =
Dung sai độ hở Ts: Ts = Smax – Smin =TD + Td
Nhóm lắp chặt
Độ dôi kí hiệu là N: N= d- D
Độ dôi lớn nhất: Nmax = dmax –Dmin = es –EI
Độ dôi nhỏ nhất: Nmin=dmin-Dmax =ei – ES
Độ dôi trung bình: Ntb =
Dung sai độ dôi: TN = Nmax –Nmin =TD + Td
Nhóm lắp trung gian: Lắp ghép trung gian là loại lắp ghép quá độ giữa lắp ghép có độ hở và lắp ghép có độ dôi. Trong lắp ghép này tùy theo kích thước của chi tiết lỗ và chi tiết trục (kích thước thực tế trong phạm vi dung sai) mà lắp ghép có độ hở hoặc lắp ghép có độ dôi.
Nếu lắp chi tiết lỗ có kích thước giới hạn lớn nhất với chi tiết trục có kích thước giới hạn nhỏ nhất thì lắp ghép có độ hở lớn nhất: Smax = Dmax – dmin =ES-ei.
Nếu lắp chi tiết lỗ có kích thước giới hạn nhỏ nhất với chi tiết trục có kích thước giới hạn lớn nhất thì lắp ghép có độ dôi lớn nhất: Nmax = dmax –D min=es –EI
Dung sai của lắp ghép trung gian là dung sai độ hở hoặc dung sai trung gian: Ts =TN =Nmax + Smax =TD + Td
Nếu lắp ghép có độ hở lớn nhất lớn hơn độ dôi lớn nhất thì lắp có độ hở trung bình.
Nếu lắp ghép có độ dôi lớn nhất lớn hơn độ hở lớn nhất thì lắp ghép có độ hở trung bình: Stb =
Độ hở trung bình hoặc độ dôi trung bình trong các lắp ghép đạt được khi các kích thước của các chi tiết được chế tạo theo các trị số trung bình của dung sai của chúng: Ntb =
Lắp ghép ren
Lắp ghép truyền động bánh răng
2/ Hệ thống lắp ghép
2.1/ Lắp theo hệ thống lỗ
Trong hệ thống lỗ, lỗ là chi tiết cơ sở nên còn gọi là hệ lỗ cơ sở.
• Chi tiết lỗ cơ sở kí hiệu là H và EI = 0 nên Dmin = D, ES =TD
Hệ thống lắp ghép lỗ cơ bản được sử dụng chủ yếu trong ngành chế tạo máy và chế tạo ô tô. ở đó có rất nhiều đường kính lỗ khác nhau. Vì sản xuất và kiểm tra lỗ chính xác mất nhiều công sức hơn trục nên người ta giới hạn sai lệch cơ bản A… z vào sai lệch cơ bản H.
Lắp ghép lỏng25 H7/h6: | Độ hở lớn nhất PSH = GoB– GuW = 25,021 mm – 24,987mm = 0,034mmĐộ hở nhỏ nhất PSM = GuB – GoW = 25,000mm – 25,000 mm = 0 mm |
Lắp ghép trung gian 25 H7/n6: | Độ hở lớn nhất PUH= GoB-GuW = 25,021 mm -25,015mm = 0,006mmĐộ dôi lớn nhất PUM = GuB– GoW = 25,000mm – 25,028mm = – 0,028mm |
Lắp ghép chặt25 H7/r6: | Độ dôi lớn nhất PUH = GuB – GoW = 25,000mm – 25,041 mm = – 0,041 mmĐộ dôi nhỏ nhất PŨM= GoB– GuW= 25,021 mm – 25,028mm = – 0,007mm |
2.2/ Lắp theo hệ thống trục
Trong hệ thống trục, trục là chi tiết cơ sở nên còn gọi là hệ trục cơ sở.
• Chi tiết trục cơ sở kí hiệu là h và es = 0 nên dmax = d, ei = -Td.
Hệ thống lắp ghép trục cơ bản được sử dụng chủ yếu ở những nơi mà trục dài có đường kính không thay đổi. Đây là một phần trong trường hợp các thiết bị nâng, máy dệt và máy nông nghiệp.
Thí dụ: Trong một bộ truyền động, đĩa được ép vào trục. Trục tự quay trong hai ổ trượt và mang theo ở giữa một bánh răng
2.3/ Hệ thống lắp ghép hỗn hợp
Trong tất cả những nhà máy các bộ phận và các chi tiết tiêu chuẩn của nhà sản xuất khác được sửdụng chung với sản phẩm riêng. Các bộ phận này có các miền dung sai hoàn toàn khác nhau. Điều này khiến cho các hệ thống lắp ghép lỗ và trục cơ bản không thể giữ được triệt để.
Thí dụ: Một nhà máy sản xuất theo hệ thống lỗ cơ bản, sửdụng then với bậc dung sai h6. Lắp ghép trung gian như mong muốn đòi hỏi cho rãnh then bậc dung sai P9. Nhưng nhóm lắp ghép h6 /P9 lại thuộc về hệ thống trục cơ bản.
3/ Lựa chọn lắp ghép
Mỗi bậc dung sai trục đều có thể kết hợp được với bất kỳ bậc dung sai lỗ nào. Qua đó sẽ phát sinh rất nhiều khả năng với nhiều đường kính danh nghĩa có sẵn, điểu mà dụng cụ, thiết bị đo và dưỡng kiểm phải được chuẩn bị sẵn sàng.
Sự đa dạng này là không cẩn thiết và không thể chấp nhận được về mặt kinh tế. Để lựa chọn, người ta chuẩn bị sẵn hai dãy ưu tiên được chuẩn hóa cho các lắp ghép, trong đó dãy 1 được ưu tiên hơn dãy 2. Bảng 1 chỉ để ý lắp ghép theo nhóm 1. Các đề nghị khác vể lắp ghép có thể lấy từ sách.
Từ khóa » Ghép Có độ Dôi Là Gì
-
Dung Sai Và Lắp Ghép Trong Cơ Khí Chế Tạo Máy
-
Lắp Ghép Có độ Dôi - - Thư Viện Tài Liệu, Video ...
-
Lắp Ghép Có độ Dôi Là Gì
-
Dung Sai: độ Hở Và độ Dôi Trong Lắp Ghép Trung Gian - SlideShare
-
Cho Một Lắp Ghép Có độ Dôi Nmax được Tính Bằng Công Thức Sau
-
Từ điển Tiếng Việt "độ Dôi" - Là Gì?
-
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP Doc - 123doc
-
Chương 18: Mối Ghép Bằng độ Dôi - TailieuXANH
-
Độ Dôi Là Gì - Thả Rông
-
Dung Sai Lắp Ghép Trong Bản Vẽ Cơ Khí
-
Học Chi Tiết Máy Bài 46: Phương Pháp Lắp Ghép Tạo Mối Ghép độ Dôi
-
BẢNG TRA DUNG SAI LẮP GHÉP (H7, K6) | Kyodai
-
TCVN 2250 - REN HỆ MÉT – LẮP GHÉP CÓ ĐỘ DÔI
-
[PDF] Giáo Trình Dung Sai Lắp Ghép Và đo Lường Kỹ Thuật